Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp và nền

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 78 - 90)

nguồn nhân lực, đáp ứng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp và nền kinh tế

Trong những năm vừa qua, để phát triển thị trường sức lao động, Hưng Yên đã quan tâm giải quyết cả cung và cầu lao động, nhưng chú trọng hơn tới các biện pháp nhằm tạo ra cầu về lao động. Điều này thể hiện tính cấp bách trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động mà tỉnh đã đề ra cần phải gắn việc phát triển thị trường lao động trong tỉnh với thị trường lao động của cả nước và gắn với hoạt động xuất khẩu lao động.

Một là, đối với thị trường lao động trong tỉnh.

Để phát triển thị trường lao động trong tỉnh thì cần phải giải quyết mối quan hệ cung - cầu về lao động, trong đó đối với thực tế ở Hưng Yên thì cần phải thực hiện các giải pháp tăng cầu và giảm cung về lao động (nhất là lao động giản đơn). Điều này đã được phân tích ở phần 2.2.3 và 2.2.4. Ngoài ra, tỉnh cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, hồn thiện và nâng cao vai trị của mơ hình sàn giao dịch lao

động, việc làm.

Từ năm 2005 đến nay, Sở lao động - thương binh và xã hội Hưng Yên đã tổ chức và phát triển mơ hình sàn lao động việc làm. Đây là một mơ hình mang tính chun nghiệp rất cao. Tại đây, nhà tuyển dụng và người lao động đều bình đẳng: Một bên có nhu cầu nhân lực, cịn một bên có nhu cầu làm việc, hai bên gặp nhau cũng giống như ta thoả thuận mua hàng hố thơng thường. Tại sàn giao dịch, người lao động cũng như nhà tuyển dụng được niêm yết các thông tin cơ bản, thơng qua đó mọi người có thể tìm hiểu kỹ thông tin về nhau trước khi quyết định. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên nhà tuyển dụng và người lao động có thể lên sàn thơng qua Internet. Chỉ tính trong tháng 6 đầu

năm 2011, số lao động lao động tìm được việc làm qua Sàn giao dịch lao động việc làm Hưng Yên tăng 150% so với cả năm 2010. Qua đó nói lên rằng mơ hình sàn giao dịch lao động việc làm là mơ hình mới, tiên tiến, ngày càng đáp ứng nhu cầu của đông đảo người lao động và các nhà tuyển dụng.

Thứ hai, tăng cường thông tin đa chiều về lao động và việc làm thông

qua các phương tiện thơng tin đại chúng.

Cần phải phát huy vai trị của các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, phương tiện phát thanh truyền hình, Internet… đặc biệt là phát huy vai trò của các điểm văn hố xã trong việc phổ biến thơng tin về lao động và việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, tạo ra sự thống nhất giữa thị trường lao động trong tỉnh và thị

trường cả nước.

Trong nền kinh tế thị trường thì các nguồn lực sẽ được phân bổ một cách hợp lý nhất là nguồn lao động. Vì vậy, khi phát triển thị trường lao động tỉnh cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho người lao động biết về nhu cầu việc làm của trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo ra cơ chế để người lao động trong tỉnh có thể dễ dàng “di chuyển” tới những địa phương khác có nhu cầu tuyển dụng. Mặt khác, cũng cần tạo ra cơ chế để người lao động ngoại tỉnh dễ dàng “di chuyển” tới làm việc tại địa phương bằng cách giảm bớt sự phiền hà trong khâu hộ tịch, hộ khẩu.

Thứ tư, việc phát triển thị trường sức lao động phải gắn với phát triển

đồng bộ các loại thị trường tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chọn việc sản xuất kinh doanh, lựa chọn việc sử dụng và tìm kiếm lao động.

Hai là, đối với thị trường xuất khẩu lao động.

Trước sức ép về giải quyết việc làm ngày càng lớn, thì những năm qua cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong tỉnh là chính, Hưng Yên đã xây dựng đề án xuất khẩu lao động nhằm: Góp phần giải quyết việc làm, bồi

dưỡng đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.

Thực hiện đề án xuất khẩu lao động, 5 năm qua (2006 - 2011) bình quân mỗi năm Hưng Yên đã được từ 2000 đến 2500 lao động sang làm việc tại thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Và phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2015 bình quân mỗi năm sẽ đưa được từ 3500 – 4000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để đạt được mục tiêu thì tỉnh cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần phải thay đổi nhận thức trong hoạt động xuất khẩu lao

động nhằm giảm chi phí tối đa cho người lao động đi làm việc ở nước ngồi. Thực tế những năm qua, tỉnh đã phải chi phí rất lớn cho vấn đề giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động. Mặt khác, cũng phải nhìn nhận đến vai trị và lợi ích của hoạt động xuất khẩu lao động như: Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần to lớn vào cơng tác xố đói giảm nghèo. Đặc biệt, hoạt động này cịn góp phần nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý tiên tiến, tăng nguồn thu ngoại tệ và tăng cường hợp tác quốc tế.

Trên cơ sở nhận thức, tỉnh nên thực hiện các biện pháp như không thu tiền của người đi xuất khẩu lao động và coi đây là một hàng hoá đặc biệt mà trong điều kiện ngày nay chúng ta đang rất cần được xuất khẩu thậm chí phải thực hiện chính sách “trợ cấp xuất khẩu”, đồng thời phải giảm tới mức tối đa các chi phí về thủ tục hành chính, giấy tờ, hộ chiếu, đi lại, đào tạo nghề và học tiếng… cho người lao động. Chỉ có như vậy mới tạo ra được bước đột phá trong hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh.

Thứ hai, thường xuyên học tập kinh nghiệm của tỉnh bạn và của quốc tế

Hiện nay, ở nhiều địa phương trong cả nước và nhiều quốc gia đã có các biện pháp rất hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động. Ví dụ: kinh nghiệm của Vĩnh Phúc cho thấy các cấp chính quyền địa phương thường xuyên có hoạt động tun dương, khen thưởng những dịng họ, những thơn xóm đưa được người đi xuất khẩu lao động.

Thứ ba, tổ chức tốt việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động

xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.

Người lao động cần được đào tạo cả về trình độ chun mơn kỹ thuật, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, pháp luật… phục vụ cho quá trình sinh sống và làm việc. Ngoài ra, cần phải giáo dục về kiến thức pháp luật, sự hiểu biết về đất nước, con người, phong tục tập qn, tín ngưỡng tơn giáo… Cần xây dựng các trung tâm dạy nghề và ngoại ngữ riêng cho lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chương trình đào tạo phải được biên soạn cho phù hợp với từng khu vực, từng nước. Muốn vậy thì cần phải có chính sách, chế độ hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc đào tạo người lao động đi xuất khẩu.

Thứ tư, đổi mới chính sách tín dụng.

Tạo điều kiện để người đi xuất khẩu lao động được vay vốn từ các tổ chức tín dụng với lãi suất thấp để trang trải chi phí đi làm việc ở nước ngồi. Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh bằng tín chấp, tạo mọi điều kiện cho những người có hồn cảnh khó khăn hồn thành các thủ tục cần thiết để đựơc đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền đối với hoạt động

xuất khẩu lao động và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

Thứ sáu, ban hành các chính sách, biện pháp thưởng phạt nghiêm minh

đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

Thứ bảy, Hoàn thiện hệ thống quản lý xuất khẩu lao động.

Đổi mới hệ thống quản lý xuất khẩu lao động theo hướng tinh giảm dần mối trung gian, hoàn thiện bộ máy tinh gọn nhưng hiệu quả nhằm giảm chi

phí, tránh được phiền hà và cả những tiêu cực do bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả mang lại, đồng thời, tiến hành tuyển chọn cán bộ quản lý xuất khẩu lao động có phẩm chất đạo đức trong sạch, có trình độ quản lý và trình độ ngoại ngữ thơng thạo, hiểu được phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo của đất nước và địa phương có lao động Việt Nam đến làm việc.

Ba là, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với yêu cầu xã hội.

Những năm qua, công tác đào tạo nghề ở tỉnh bước đầu đã được chú trọng, các cơ sở dạy nghề được mở rộng, tăng cường và từng bước nâng cao chất lượng, số sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng của tỉnh tăng theo hằng năm (năm học 2005 – 2006 có 2.752 sinh viên tốt nghiệp thì đến năm học 2010 -2011 có 13.529 sinh viên tốt nghiệp, tăng bình quân mỗi năm 19,70%/năm). Đến năm 2011, lao động qua đào tạo đã chiếm 13,9% lực lượng lao động, cao nhất là thành phố Hưng Yên 35,6%, như vậy, số lao động qua đào tạo liên tục tăng đã đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, so với sự phát triển kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh thì cơng tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo nghề : số sinh viên đào tạo chủ yếu là ngoại tỉnh cho nên sau khi tốt nghiệp họ tìm kiếm cơ hội việc làm ở các địa phương khác là chủ yếu. Những hạn chế đó đã làm cho quan hệ cung - cầu về lao động mất cân đối nghiêm trọng, đặc biệt là mất cân đối về cơ cấu, chất lượng…dẫn tới tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” lao động, “thừa thầy, thiếu thợ”.

Khắc phục những hạn chế trên và hướng tới mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% thì cơng tác đào tạo nghề phải hướng tới đáp ứng yêu cầu xã hội, nhằm thực hiện 1 trong 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 về “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, muốn vậy cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Các cấp ủy đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân cần

tích cực thực hiện tốt chủ trương của Đảng đã được thể hiện trong các văn kiện về phát triển công tác đào tạo nghề. Cần phải tuyên truyền để thay đổi

tâm lý chung của không chỉ học sinh mà còn cả các bậc cha mẹ học sinh là phải thi bằng được để vào các trường Đại học. Muốn vậy, phải làm cho mọi người dân hiểu đúng vị trí, vai trị của cơng tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, cũng như đối với việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Duy trì và phát huy các hoạt động thi tay nghề, thi thợ cao quý như “Bàn tay vàng”, nghệ nhân…cho những người có tay nghề giỏi. Mặt khác, cần phải thay đổi nhận thức của các cơ quan đào tạo nghề, đó là đào tạo “cái thị trường cần” chứ khơng dạy “cái mà mình có”. Chỉ có như vậy mới giảm bớt được tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” lao động ở tỉnh hiện nay. Đồng thời cũng tạo ra căn cứ thực tế để thu hút thanh niên theo học các trường nghề.

Thứ hai, mở rộng quy mơ và các hình thức đào tạo nghề.

Nhanh chóng hồn thiện quy hoạch hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước, đáp ứng yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và nâng cao trình độ nghề cho người lao động, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh.

Sắp xếp lại hệ thống trường và cơ sở dạy nghề theo hướng chuyên sâu. Duy trì và củng cố các trường hiện có: Trường đại học Phố Hiến (mới thành lập), Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, trường đại học dân lập Chu Văn An, cao đẳng bách khoa Hưng Yên, Cao đẳng kế toán Hưng Yên và các trường trung cấp, dạy nghề, mỗi trung tâm dạy nghề phải gắn với nhu cầu lao động của từng vùng… đặc biệt, cần khuyến khích các hình thức đào tạo như: Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, tại các trang trại; dạy nghề tổ chức theo lớp học; bồi dưỡng, nâng bậc tay nghề; phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; dạy nghề kèm bổ túc văn hoá…

Một trong những hình thức đào tạo nghề phổ biến và có hiệu quả cao là đào tạo tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp để qua đó nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho từng doanh nghiệp, điều này đã được thực

hiện ở khu cơng nghiệp Như Quỳnh, n Mỹ…Ưu điểm của hình thức đào tạo này là không chỉ tạo ra thị trường tiêu thụ “sản phẩm” đào tạo một cách hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng mà còn xây dựng quan hệ ràng buộc và trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

Thứ ba, hồn thiện và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở

vật chất, trang thiết bị cho dạy - học, đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực và chế độ cho đội ngũ giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp. Bảo đảm các điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhất là chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhằm tạo cho người lao động có đủ năng lực tham gia bình đẳng vào thị trường lao động trong nước, khu vực và thế giới.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hố cơng tác dạy nghề nhằm huy động mọi

nguồn lực tham gia cơng tác dạy nghề. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia phát triển dạy - học nghề, tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ nhất là học sinh phổ thơng được học nghề. Tranh thủ chất xám, trình độ khoa học kỹ thuật của các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các chuyên gia… trong giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề, mở rộng trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển về các hoạt động đào tạo nghề. Có chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực đào tạo nghề. Tăng cường vai trò của cộng đồng, của các đoàn thể, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động đào tạo nghề.

Thứ năm, Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích nghiên cứu, ứng

dụng những thành tựu của khoa học vào cơng tác đào tạo nghề, góp phần khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Có những giải pháp để kiểm soát chất lượng đào tạo nghề, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước về lao

động với đại diện giới chủ, giới thợ, đại diện các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong xây dựng nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn nhân lực.

Ủy ban nhân dân tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho phát triển đào tạo nghề, đồng thời đẩy mạnh xã hội hố cơng tác đào tạo nghề, huy động các nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia tích cực vào cơng tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề. Bên cạnh đó, cần xây dựng các trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh và của cả

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 78 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w