Phát triển các khu công nghiệp phải được triển khai đồng bộ với các biện pháp giải quyết việc làm cho nông dân trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 47 - 49)

với các biện pháp giải quyết việc làm cho nông dân trên địa bàn tỉnh

Đây là quan điểm có tính nguyên tắc trong chỉ đạo xây dựng, phát triển các khu công nghiệp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển các khu công nghiệp với việc làm của nơng dân theo đúng mục tiêu, định hướng, góp phần khắc phục tối đa những rủi ro, tiêu cực phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bởi lẽ, phát triển các khu công nghiệp và vấn đề việc làm của nông dân là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặt khác, phát triển các khu công nghiệp lại được tiến hành trong điều kiện kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nên khả năng rủi ro và những phát sinh ngoài ý muốn do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường là điều khó tránh khỏi, nhất là đối với vấn đề việc làm của nơng dân. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì tất yếu việc phát triển các khu công nghiệp phải được triển khai đồng bộ với các biện pháp giải quyết việc làm cho nông dân.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, ở nước ta khi xây dựng các khu công nghiệp, đã có những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tuy nhiên, khi các khu công nghiệp được hình thành và phát triển cũng đã bộc lộ một số những tác động tiêu cực trong xã

hội, bức xúc nhất vẫn là vấn đề việc làm của người lao động, đặc biệt là nơng dân: Tình trạng thiếu việc làm vẫn tồn tại, thu nhập khơng ổn định, đời sống khó khăn…nguyên nhân sâu sa của hiện tượng này chính là chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển khu công nghiệp với việc làm của nông dân.

Do vậy, để quán triệt, thực hiện tốt quan điểm này cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng từ tỉnh xuống đến các địa phương, đặc biệt là các Đảng uỷ của huyện, xã, phường có khu cơng nghiệp đã, đang và sẽ xây dựng trong thời gian tới, tạo ra sự thống nhất về nhận thức, chủ trương, đường lối, mục tiêu, quan điểm trong xây dựng, phát tiển các khu công nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Phát triển các khu công nghiệp gắn với vấn đề việc làm của nông dân phải được xác định là một tiêu chí quan trọng ngay từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch, kêu gọi đầu tư, thẩm định các dự án đến quá trình tổ chức thực hiện tại các khu công nghiệp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động với giải quyết việc làm cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theo hệ thống từ tỉnh xuống đến các tổ chức cơ sở Đảng ở từng địa phương và doanh nghiệp sẽ khắc phục tình trạng mỗi địa phương đề ra chủ trương, chính sách riêng mà khơng căn cứ vào chủ trương chung của tỉnh; chấm dứt tình trạng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, khơng tính đến lợi ích cơ bản lâu dài, chỉ nhìn thấy lợi ích cục bộ mà khơng nhìn thấy lợi ích tồn cục, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết việc cho nông dân trên địa bàn có khu cơng nghiệp phát triển.

Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý, điều hành xây dựng, phát triển các khu công nghiệp theo thẩm quyền trên địa bàn. Đồng thời, chủ trì xử lý tốt những tác động từ xây dựng, phát triển các khu công nghiệp đến việc làm của nông dân tại địa

phương. Việc quản lý, điều hành bao gồm từ xây dựng kế hoạch, quy hoạch các khu công nghiệp, lựa chọn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh tại các khu công nghiệp đến nội dung cam kết của các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động hiện có tại địa phương.....Q trình xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phải được tiến hành chặt chẽ, khoa học phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đồng thời, không đi ngược lại chủ trương, quy hoạch chung của cả nước. Muốn vậy, cần trú trọng một số yêu cầu cơ bản như:

Lựa chọn địa bàn xây dựng các khu công nghiệp phải tạo nên sự phát triển cân đối, khai thác lợi thế so sánh của các địa phương, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh.

Lựa chọn các nhà đầu tư phải dựa trên cơ sở quy mô, công nghệ, lĩnh vực hoạt động phù hợp với khơng gian, diện tích, ngành nghề, lao động của địa phương. Định hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng vừa nhanh chóng lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp, vừa phải ưu tiên các dự án đầu tư có cơng nghệ tiên tiến, gắn phát triển khu công nghiệp với chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại địa phương.

Phát huy vai trị của Ban quản lý khu cơng nghiệp trong việc theo dõi, đơn đốc tiến độ giải phóng mặt bằng, tốc độ lấp đầy diện tích của các khu cơng nghiệp tránh tình trạng các dự án treo gây lãng phí nguồn tài nguyên và lao động.

Quản lý chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp, kiên quyết xử lý những doanh nghiệp vi phạm cam kết đối với địa phương. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục đích tránh hiện tượng chất lượng nguồn nhân lực của địa phương không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp.

Thay đổi căn bản nhận thức của nơng dân về vấn đề việc làm, khuyến khích họ tự học nghề, có chính sách hỗ trợ khi nơng dân chuyển đổi ngành nghề.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 47 - 49)