Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 60 - 87)

4. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT

vốn tự có bằng tiền mặt, đa phần vốn tự có của khách hàng là công lao động. Khi vay được tiền, họ thường sử dụng vào các mục đích như mua sắm các phương tiện phục vụ sinh hoạt, chi tiêu cá nhân trước và ỷ lại vào kỳ thu nhập tiếp theo cao hơn mới tính đến việc trả nợ Ngân hàng. Mặt khác, song song với việc vay Ngân hàng họ còn đi vay bên ngoài với lãi suất cao…Vì vậy họ trì hoãn việc trả nợ Ngân hàng. Ngoài ra việc trả nợ còn phụ thuộc vào kết quả ngành nghề mà khách hàng vay vốn đang tham gia sản xuất, canh tác.

Nguyên nhân khác: Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, một số người không lo làm ăn mà chỉ ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến trách nhiệm của Ngân hàng không phải làm việc gì cũng tuyệt đối, vấn đề đặt ra ở đây là Ngân hàng phải thực hiện đúng nguyên tắc thì có thể mới ngăn ngừa được rủi ro tín dụng. Một số cán bộ tín dụng còn chưa làm hết trách nhiệm của mình, một phần còn bế tắc trước hoàn cảnh của khách hàng, một phần chỉ tiêu giao không chấp hành nghiêm…

2.2.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách NHNo&PTNT huyện Chợ Lách

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng cần phải thông qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 16: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn Tr. đồng 230.876 206.302 363.399 Doanh số thu nợ ngắn hạn Tr. đồng 203.429 186.251 349.639 Dư nợ ngắn hạn bình quân Tr. đồng 321.419 345.492 378.652 Dư nợ ngắn hạn Tr. đồng 167.013 160.135 173.895 Tổng dư nợ Tr. đồng 322.418 368.566 388.738 Nợ xấu ngắn hạn Tr. đồng 7.138 10.907 1.841 Vốn huy động ngắn hạn Tr. đồng 329.923 488.448 525.179 1. Hệ số thu nợ ngắn hạn % 88,1 90,3 96,2 2. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 0,63 0,54 0,9 3. Nợ xấu ngắn hạn/ dư nợ ngắn hạn % 4,3 6,8 1,05 4. Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 51,8 43,4 44,7

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

Hệ số thu nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh với một doanh số cho vay ngắn hạn nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ càng cao thì càng thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng, cho thấy công tác thu hồi nợ cũng như công tác thẩm định khách hàng đạt hiêu quả cao và ngược lại. Hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 hệ số thu nợ ngắn hạn là 88,1% đến năm 2010 hệ số này tăng 2,2% so với năm 2009 tức đạt 90,3%. Sang năm 2011 hệ số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng với tỷ lệ cao hơn năm 2010 là 5,9% và đạt 96,2%. Với tỷ lệ hệ số thu nợ qua các năm của Ngân hàng như trên ta thấy công

tác thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng là khá tốt. Ngân hàng nên tiếp tục và phát huy hơn nữa để thực hiện tố công tác này.

Hệ số thu nợ (%)

Hình 23: Hệ số thu nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009- 2011

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Vòng quay tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn và tốc độ lưu chuyển của vốn phát vay tai Ngân hàng. Nếu đồng vốn được sử dụng và thu hồi với tốc độ nhanh hơn thì sẽ có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt hơn từ đó khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Trong 3 năm 2009 – 2011 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách tăng giảm không ổn định. Năm 2009 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của đơn vị là 0,63 vòng. Đến năm 2010 giảm nhẹ xuống còn 0,54 vòng. Nguyên nhân giảm là do năm 2010 có một số doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn,không thu hồi được vốn trong thời gian ngắn nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng dẫn đến vòng quay vốn ngắn hạn giảm. Đến năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng trở lại nên chỉ tiêu này đã tăng trở lại là 0,9 vòng .

(Vòng)

Hình 24: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009- 2011

Nợ xấu ngắn hạn/ dư nợ ngắn hạn (chất lượng tín dụng ngắn hạn)

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng một cách rõ nét nhất. Ta thấy tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn là 6,8% tăng 2,5% so với năm 2009. Như đã nói năm 2010 trên địa bàn có một số khách hàng kinh doanh thất bại dẫn đến không có khả năng trả nợ hoặc phải gia hạn nợ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Và năm 2011 Ngân hàng đã thu được nợ và các khách hàng cũng có ý thức trả nợ hơn nên chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ còn 1,05% giảm 5,75% so với năm 2010.

Nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn (%)

Hình 25: Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009- 2011

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư có hợp lý chưa và từ đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Năm 2009 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 51,8%. Năm 2010 chỉ tiêu này giảm còn 43,4% giảm 8,4% so với năm 2009. Sang năm 2011 tăng nhẹ trở lại đạt 44,7%. Nhìn chung cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng cho thấy chủ yếu là ngắn hạn. Điều này phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động về lãi suất cũng như những chính sách tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Vì thế tập trung vào tín dụng ngắn hạn sẽ giúp Ngân hàng giảm được rủi ro và đồng thời có những giả pháp kịp thời điều chỉnh với những biến động của thị trường.

Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ (%)

Hình 26: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009- 2011

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN

CHỢ LÁCH 3.1.1 Thuận lợi

- Tình hình kinh tế của Huyện Chợ Lách trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu đạt hiệu quả, công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả khả quan, đời sống người dân từng bước được cải thiện.

- Mặc dù hệ thống các Ngân hàng ngày càng phát triển với tốc độ nhanh nhưng NHNo&PTNT Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam với lợi thế là Ngân hàng lớn, được sự đầu tư trọng điểm của Nhà nước và có lịch sử tồn tại lâu dài, phạm vi hoạt động rộng, hiệu quả. Do đó tạo được uy tín, lòng tin của khách hàng.

- Ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp Ủy, Chính quyền địa phương đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Ngân hàng đặt tại trung tâm của Thị trấn, đây là vị trí thuận lợi cho vệc giao dịch của Ngân hàng và khách hàng.

- Với việc mở thêm 2 Phòng Giao dịch Phú Phụng và Vĩnh Thành đã tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

- Việc kết nối hệ thống IPCAS đã giúp Ngân hàng hoạt động một cách nhanh chóng và quản lý đồng bộ, thống nhất hơn.

- Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên được nâng cao về nghiệp vụ, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, không ngừng học tập, đúc kết kinh nghiệm để khắc phục tố những vướng mắc, khó khăn. Tạo được sự tin cậy của khách hàng.

3.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi mà Ngân hàng đạt được, thì đơn vị vẫn phải đối mặt với những khó khăn sau:

- Giá cả thị trường thường xuyên biến động, đặc biệt là giá vàng và ngoại tệ tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự biến động của thời tiết, dịch bệnh, mất mùa…. Cũng gây không ít khó khăn

cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như công tác thu nợ, công tác huy động vốn.

- Trên cùng địa bàn có rất nhiều Ngân hàng thương mại hoạt động cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về mặt lãi suất trong huy động vốn, ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần, công tác thu hút và giữ chân khách hàng.

- Trụ sở Ngân hàng đang xuống cấp, diện tích Ngân hàng hiện nay còn chật hẹp nên Ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc giao dịch với khách hàng, đặc biệt là khi vào mùa vụ.

- Việc triển khai các dịch vụ tiện ích, các sản phẩm mới vẫn còn chậm so với yêu cầu kinh tế phát triển hiện nay và so với các Ngân hàng khác. Cả chi nhánh chỉ có 1 máy ATM ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ này.

- Trình độ dân trí ở địa phương còn hạn chế, ý thức trả nợ của người dân một số xã chưa cao.

- Việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhất là quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, quá trình thực hiện còn diễn ra rất chậm.

- Về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tin học: thường xuyên có hiện tượng nghẽn mạng, máy chủ TW xử lý chậm… làm cho 1 giao dịch tốn nhiều thời gian, có lúc không giao dịch được lam ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng và các nhân viên.

3.1.3 Nguyên nhân tồn tại những khó khăn

Hoạt động Ngân hàng là hoạt động không thể tránh khỏi việc gặp nhiều khó khăn. Do đó, Ngân hàng cần phải hiểu rõ những nguyên nhân tồn tại những khó khăn đó để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục mang tính thiết thực hơn.

3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Khách hàng truyền thống của Ngân hàng là hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên.Những năm qua ngày càng nhiều bệnh lạ xuất hiện trên cây trồng và vật nuôi, đây là mối lo ngại của người nông dân nơi đây

- Sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, gia cầm… làm cho giá thành tăng vọt trong khi lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh mang lại không cao. Điều này ảnh hưởng đến thu nợ và mở rộng tín dụng do khách hàng ngần ngại trong các quyết đinh đầu tư hay mở rộng sản xuất.

- Hoạt động của Ngân hàng rất nhạy cảm với biến động của nền kinh tế, vì vậy khi biến động về lãi suất huy động xảy ra khá nhanh làm cho việc chuyển hướng hoạt động cho phù hợp tai Ngân hàng cơ sở đôi lúc không kịp thời.

- Công tác cho vay đòi hỏi phải bổ sung nhiều thủ tục chặt chẻ hơn, do thực tế trong hoạt động tín dụng ngày càng phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội với nhiều hình thức phức tạp và tinh vi hơn trong lĩnh vực vay vốn ngân hàng, làm hạn chế phần nào trong công tác tăng trưởng tín dụng.

- Khi thẩm định CBTD dựa vào giá thị trường hiện tại và những biến động dự báo trong tương lai chưa có cơ sở chắn chắc. Tuy nhiên, dự án của khách hàng được thực hiện và đạt kết quả trong tương lai. Cho nên không thể đảm bảo chắc chắn rằng công tác thẩm định của Ngân hàng đạt hiệu quả.

3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Sau khi nhân tiền vay từ Ngân hàng, một số khách hàng có động cơ sử dụng vốn vay vào các mục đích co tính rủi ro nhưng mức sinh lời cao làm cho Ngân hàng khó thu hồi nợ.

- Một số khách hàng có ý thức trách nhiệm còn thấp trong việc trả lãi và gốc cho Ngân hàng.

- Tuy vốn huy động ngày càng tăng tuy nhiên Ngân hàng vẫn phải sử dụng đến vốn điều chuyển từ cấp trên mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng.

- Chưa khai thác tốt thông tin từ khách hàng, cho vay không đúng chu kỳ kinh doanh.

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH HẠN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH

3.2.1 Giải pháp về huy động vốn

Đối với Ngân hàng để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trong nền kinh tế

- Tiếp tục các hình thức huy động truyền thống hiện có, đồng thời mở rộng thêm các hình thức huy động mới như kết hợp với cơ quan ở địa phương xúc tiến chương trình trả lương qua tài khoản.

- Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương bằng việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp và phương thức phù hợp với đặc điểm từng địa bàn và tâm lý khách hàng. Chú trọng huy động vốn từ dân cư, từ tất cả các khách hàng có giao dịch với NHNo&PTNT, mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm

thực hiện tốt chiến lược khách hàng theo hướng cung cấp cho khách hàng ngày càng nhiều sản phẩm tron gói.

- Việc huy động vốn phải luôn gắn liền với hình thức tuyên truyền và quảng bá hình ảnh Ngân hàng. Ngân hàng nên chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, đây là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng.

- Phong cách phục vụ và trình độ của nhân viên: Phong cách phục vụ của nhân viên là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng, họ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Do đó những nhân viên tiếp xúc với khách hàng cần có một tác phong và phong cách tốt như ân cần, niềm nở, lịch sự, nhã nhặn, tận tâm và nhất là phải có trình độ. Ngoài ra, yếu tố tinh thần cũng cần được thường xuyên quan tâm như động viên, thăm hỏi và chú ý đến các ngày lễ.

3.2.2 Đối với công tác cho vay

Công tác thẩm định cho vay phải đặc biệt chú trọng. Công tác này có ảnh hưởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Do đó ngân hàng nên thành lập bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo, bộ phận này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng. Bộ phận thẩm định phải có kiến thức chuyên môn về thị trường, giá cả hàng hóa, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường trong điều kiện khó khăn của các tài sản đảm bảo như hiện nay.

Thường xuyên rà soát, đánh giá lại khách hàng theo mức độ tín nhiệm. Kiểm tra lại việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đặc biệt là những món vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

Chọn lọc đối tượng khách hàng để phục vụ. Không chạy theo số lượng, tăng dư nợ tín dụng mà cần phải chú trọng chất lượng tín dụng là chủ yếu. Do vậy cán bộ tín dụng cùng ban lãnh đạo ngân hàng cần xem xét kỹ các đối tượng xin vay trước khi quyết định cho vay, tránh cho vay tràn lan.

Ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan có thể thu thập được nhiều thông tin về khách hàng.

3.2.3 Giải pháp về nhân lực

Đây là công việc quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. Bởi vì hoạt đông tín dụng được an toàn hiệu quả thì

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 60 - 87)