4. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.3.4 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn
Như chúng ta đã biết bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một rủi ro nhất định, rủi ro nó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng dù do đâu nó cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Do đó, ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng không ngoại lệ nó cũng chứa đựng rủi ro đó là không thu hồi nợ khi đến hạn, Ngân hàng gọi đó là nợ xấu.
Nợ xấu không thể không có ở bất cứ một Ngân hàng nào vì Ngân hàng không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký kết họp đồng tín dụng. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Rõ ràng, nợ xấu cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các cán bộ tín dụng.
Hình 20: Nợ xấu ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách
Tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng có sự tăng giảm qua 3 năm 2009 – 2011. Năm 2009 nợ xấu ngắn hạn là 7.138 triệu đồng, năm 2010 tăng 3.769 triệu đồng tức tăng 52,8% so với năm 2009 và ở mức 10.907 triệu đồng. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khối lượng thanh toán hợp đồng chậm, giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trễ nãi trong việc trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2011 Ngân hàng đã thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng nên nợ xấu ngắn hạn có sự sụt giảm mạnh chỉ còn 1.841 triệu đồng giảm 9.066 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 83,12%.
Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
Nợ xấu của từng ngành khác nhau biến động không ổn định qua các năm tăng trong năm 2010 và giảm trong năm 2011. Trong đó ngành Nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng.
Hình 21: Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
Nhìn chung tình hình nợ xấu của Ngân hàng theo các ngành đã được giảm mạnh vào năm 2011. Đat được hiệu quả đó là do sự nỗ lực của ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ. Thêm vào đó là do ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao. Nhìn vào hình ta thấy hai ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất trong tổng nợ xấu qua ba năm là ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Ngành nông nghiệp luôn chiếm trên 64% qua 3 năm 2009 – 2011. Thương mại dịch vụ dao động trong từ 16% đến dưới 20%. Các ngành khác chỉ còn 10,10% vào năm 2011.
Bảng 14: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 4.844 7.002 1.269 2.158 44,5 -5.733 82,0 Thương mại dịch vụ 1.182 2.073 346 891 75,3 -1.727 83,3 Ngành khác 1.112 1.832 186 720 64,7 -1.646 89,8 Tổng 7.138 10.907 1.841 3.769 52,8 -9.066 83,12
Nông nghiệp
Nợ xấu ngắn hạn ngành Nông nghiệp tăng lên vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Năm 2009 nợ xấu ngắn hạn là 4.844 triệu đồng chiếm 67,9% trong tổng nợ xấu ngắn hạn. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn tăng lên với tỷ lệ cao 44,5% tương đương số tiền là 2.158 triệu đồng và ở mức 7.002 triệu đồng. Nguyên nhân có sự tăng cao này là do thời tiết biến động, nắng nóng kéo dài làm cho một số hộ mất mùa, dịch bệnh xâm nhập, giá các mặt hàng trái cây và nông sản giảm, không đủ bù vào chi phí dẫn đến lỗ nên không có khả năng trả nợ đúng hạn. Thêm vào đó do một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Tình hình đã được cải thiện vào năm 2011 các khoản nợ đó đã được thu về làm nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng giảm xuống chỉ còn 1.269 triệu đồng giảm gần 82% tương ứng với số tiền là 5.733 triêu đồng.
Thương mại dịch vụ
Đối với ngành này cũng giống như Nông nghiệp và thủy sản cũng tăng vào năm 2010 và sau đó lại giảm vào năm 2011.Cụ thể, năm 2010 tăng 897 triệu đồng với tỷ lệ tăng 75,3% so với năm 2009 và chiếm 2.073 triệu đồng. Năm 2011 giảm với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng vào năm 2010, chỉ còn 346 triệu đồng giảm 1.727 triệu đồng tức giảm 83,3% so với năm 2010. Nguyên nhân là năm 2010 tình hình kinh tế của huyện gặp nhiều khó khăn,các hoạt động thương mại không đạt hiệu quả, khách hàng kinh doanh không có lời dẫn đến không thu hồi được vốn trong thời gian ngắn, không có khả năng trả nợ đúng hạn làm nợ quá hạn tăng lên.
Ngành khác
Năm 2010 là năm mà tất cả các hoạt động kinh tế trên địa bàn không được thuận lợi do đó không những Nông nghiệp, thương mại mà đối với các ngành khác cũng vậy nợ xấu ngắn hạn cũng tăng vào năm này. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn là 1.832 triệu đồng tăng 720 triệu đồng tương đương tăng 64,7% so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ xấu ngắn hạn giảm đến 1.646 triệu đồng tức giảm 89,8% so với năm 2010 và chỉ còn 186 triệu đồng.
Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nhìn chung nợ xấu của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Chợ Lách qua ba năm có xu hướng giảm. Nợ xấu theo thành phần kinh tế tăng lên vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Trong đó thành phần kinh tế Hộ kinh doanh, Cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm.
Hình 22: Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Tương ứng với tỷ trọng doanh số cho vay đối với Hộ kinh doanh, Cá thể chiếm cao nhất trong toàn cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế thì đối với nợ xấu cũng tương tự. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng không cao nhưng trong đó Hộ kinh doanh, Cá thể luôn chiếm trên 54%. Còn lại là Doanh nghiệp và HTX.
Bảng 15: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Hộ kinh doanh, Cá thể 6.146 8.416 1.007 2.270 36,9 -7.409 -88 Doanh nghiệp 465 1.527 370 1.062 228,4 -1.157 -75,8 HTX 527 982 463 455 86,3 -519 -52,9 Tổng 7.138 10.907 1.841 3.769 52,8 -9.066 83,12
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)
Nợ xấu thành phần này luôn chiếm cao nhất trong tổng nợ xấu qua các năm. Thành phần kinh tế này cũng có nợ xấu ngắn hạn tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Cụ thể năm 2009 nợ xấu ngắn hạn 6.146 triệu đồng, chiếm 86,1% trong tổng nợ xấu ngắn hạn 2009. Năm 2010, nợ xấu thành phần kinh tế Hộ sản xuất, Cá nhân tăng 2.270 triệu đồng tức tăng 36,9% so với 2009. Năm 2011, tình hình nợ xấu thành phần kinh tế được cải thiện chỉ còn 1.007 triệu đồng, giảm 7.409 triệu đồng tức giảm 88%. Nguyên nhân có sự tăng là do người dân làm ăn bị thua lỗ, một số khác sử dụng vốn không đúng mục đích kinh doanh. Thêm vào đó mấy năm nay thời tiết thay đổi thất thường, bị mất mùa, do đó không có tiền trả nợ ngân hàng.
Đối với Doanh nghiệp
Nhìn chung nợ xấu của doanh nghiệp tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Nợ xấu của thành phần này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn. Năm 2009 chỉ 465 triệu đồng chiếm 6,5% trong cơ cấu nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Năm 2010 lên đến 228,4% so với năm 2009 tức tăng 1.062 triệu đồng và ở mức 1.527 triệu đồng. Nguyên nhân là do có một số doanh nghiệp hoạt động chưa ổn định, làm ăn thua lỗ nên không đủ vốn để trả nợ Ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng lên. Do đó Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực như thẩm định một cách chính xác các dự án kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn…để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất tránh ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đến năm 2011 các doanh nghiệp có được lơi nhuận đem trả nợ Ngân hàng nên nợ xấu đã giảm chỉ còn 370 triệu đồng giảm 1.157 triệu đồng tức giảm 75,8% so với năm 2010.
Đối với HTX
Tình hình nợ xấu ngắn hạn của HTX cũng giống như tình trạng của Doanh nghiệp. Năm 2009 nợ xấu ngắn hạn là 527 triệu đồng. Năm 2010 tăng 455 triệu đồng tức tăng 86,3% và ở mức 982 triệu đồng. Sang năm 2011 chỉ còn 463 triệu đông giảm 519 triệu đồng tương đương giảm 52,9%.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu:
Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ xâu là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác động không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ đọng, vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại. Ở Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách có một số nguyên nhân gây ra nợ xấu sau:
Nguyên nhân khách quan: Giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành. Bên cạnh đó, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi giảm. Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây gặp khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa, sản phẩm làm ra mất phẩm chất, sức tiêu thụ giảm..Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thu nợ của Ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ phía khách hàng vay vốn. Phần