Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 38 - 44)

4. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Nền kinh tế huyện Chợ Lách những năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế huyện nhà chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi giá các mặt hàng lương thực, nông sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài cùng với những diễn biến bất thường, phức tạp của thời tiết, nắng nóng. Tuy nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã nổ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Hình 11 : Doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009 – 2011

Doanh số cho vay ngắn hạn có lúc tăng lúc giảm qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn là 230.876 triệu đồng, năm 2010 là 206.302 triệu đồng giảm 24.574 triệu đồng tương đương giảm 10,6% so với năm 2009. Nguyên nhân có sự sụt giảm doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 là do trong năm huyện nhà gặp nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm kinh tế thế giới, ảnh hưởng của lạm phát, hàng hóa khó tiêu thụ trên thi trường, đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Số người thất nghiệp tăng, hoặc thu nhập người dân bị thu hẹp, dẫn đến người dân tiết kiệm chi tiêu làm cho nhu cầu vay tiêu dùng của người dân giảm xuống. Sang năm 2011 tình hình kinh tế từng bước được hồi phục và bắt đầu tăng trưởng trở lại, nên doanh số cho vay tăng mạnh so với năm 2010. Cụ thể, doanh số ngắn hạn năm 2011 là 363.399 triệu đồng tăng 157.097 tương đương 76,14% so với năm 2010.

NHNo&PTNT huyện Chợ Lách đã mở rộng cho vay tất cả các các lĩnh vực kinh tế khác nhau như nông nghiệp, thương mại dịch vụ…. Nhưng với truyền thống là huyện nông nghiệp vì thế vốn tập trung trong lĩnh vực này là khá nhiều. Nhưng cùng với sự phát triển của các ngành thương mại dịch vụ như hiện nay thì nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn.

Hình 12: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Qua hình trên ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, luôn chiếm trên 77% qua các năm. Bởi sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện nên ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngắn hạn. Bên cạnh nông nghiệp là ngành thương mại dịch vụ, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này ngày càng tăng qua các năm và chiếm trên 14% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đối với các ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng cao nhất là 5,52%.

Bảng 8 : Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 181.238 160.503 290.442 -20.735 -11,4 129.939 81 Thương mại dịch vụ 40.172 41.103 52.892 931 0,02 11.789 28,7 Ngành khác 9.466 4.696 20.065 -4.770 50 15.369 327 Tổng 230.87 6 206.302 363.399 -24.574 -10,6 157.097 76,14

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

Nông nghiệp

Mục đích cho vay của ngành này là giúp các hộ nông dân có vốn để sản xuất trồng trọt, sửa chửa máy nông nghiệp, cải tạo đất, mua cây giống, thức ăn, phân bón và thuốc ngừa bệnh, các chi phí cần thiết khác….Trong thời gian qua Ngân hàng cho vay trồng trọt chủ yếu là trồng cây ăn trái, hoa màu và cây kiểng. Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của ngành nông nghiệp có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 đạt 181.238 triệu đồng chiếm 78,5% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2010 giảm 20.735 triệu đồng tương đương 11,4% và ở mức 160.503 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu như cây giống, phân bón…. Và giá cả đầu ra thì lại thấp nên người dân không muốn mở rộng sản xuất. Đa phần trong thời gian này người dân chỉ sản xuất cầm chừng, chủ yếu sử dụng vốn tự có, nhu cầu vay vốn sụt giảm. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp đạt mức 290.442 triệu đồng tăng 129.939 triệu đồng tương đương 81% so với năm 2010. Có sự gia tăng này là do người dân tiếp cận nhanh chóng với các phương thức nuôi trồng hiện đại, giảm được chi phí, nhiều người đạt được năng suất cao, dẫn đến mở rộng quy mô nhu cầu vay vốn tăng.

Thương mại

Ngành thương mại đang dần dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Chợ Lách. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này tăng

dần qua các năm. Doanh số cho vay đối với đối tượng này năm 2010 tăng không đáng kể 931 triệu đồng tương đương 0,02% so vơi 2009 đạt mức 401.103 triệu đồng. Sang năm 2011 tăng khá cao đạt 52.892 triệu đồng tăng 11.789 triệu đồng tương đương 28,7% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng vọt này là do trong những năm gần đây trên các cơ sở kinh doanh, các dịch vụ buôn bán xuất hiện nhiều và ngày càng phát triển ở Chợ Lách. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Huyện được nâng cấp giao thông thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa.

Ngành khác

Doanh số cho vay đối với các ngành khác có sự tăng giảm qua các năm 200 – 2011. Cho vay ngành khác như cho vay giao thông vận tải, xây dựng, thủy sản…Cụ thể, năm 2010 đạt 4.696 triệu đồng giảm 4.770 triệu đồng tương đương 50% so với năm 2009.. Nguyên nhân giảm năm 2010 là do năm này tình hình kinh tế huyện nhà vẫn chưa thật sự tăng trưởng ổn định nên các khoản vay về các ngành khác cũng sụt giảm. Sang năm 2011 nền kinh tế mới có khởi sắc và bản thân ngân hàng nhận thấy cho vay nhà hàng khách sạn, khu du lịch sinh thái, giao thông vận tải… là lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng nên đẩy mạnh cho vay hình thức này. Kết quả là năm 2011 doanh số này tăng trưởng rất mạnh đến 327% so với năm 2010.

Tóm lại, doanh số cho vay theo ngành cho ta thấy ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành, là khu vực nông thôn nên nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân huyện Chợ Lách.

Phântích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.

Hình 13: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế là: Doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh và Cá thể. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế này có sự tăng giảm qua các năm. Trong đó cho vay đối với Hộ kinh doanh và Cá thể luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2009 cho vay đối với Hộ kinh doanh và Cá thể chiếm 86,3%, năm 2010 chiếm 85%, năm 2011 chiếm 91% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Điều này cũng là tất yếu vì Hộ kinh doanh và Cá thể là khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Thêm vào đó, đặc điểm tự nhiên của tỉnh là đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy đa số người dân đi vay là để phục vụ sản xuất của mình như mua phân, thuốc, cây giống…và phục vụ cuộc sống như mua nhà, mua xe….Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhưng với tỷ trọng không lớn và cuối cùng là HTX.

Bảng 9 : Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Hộ kinh doanh, Cá thể 199.245 175.202 330.725 -24.043 12,0 155.523 88,8 Doanh nghiệp 15.931 16.284 20.946 353 2,22 4.662 28,6 HTX 15.700 14.816 11.729 -884 5,63 -3.087 20,8 Tổng 230.876 206.302 363.399 -24.574 -10,6 157.097 76,14

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

Đối với Hộ kinh doanh, Cá thể

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần này biến động không theo một chiều mà có sự tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 đạt 199.245 triệu đồng, đến năm 2010 giảm 12,0% so với năm 2009 tức giảm 24.043 triệu đồng và ở mức 175.202 triệu đồng. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, người dân e dè trong việc mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến nhu cầu vay vốn sụt giảm vào năm này. Đến năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đối với Hộ sản xuất kinh doanh, Cá thể tăng mạnh đạt 330.725 triệu đồng tăng 155.523 triệu đồng tức tăng 88,8% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng này là do chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Chính phủ, việc đẩy mạnh bao tiêu sản phẩm, đã làm cho các hộ nông dân hăng hái sản xuất, nâng cao đời sống, đẩy mạnh và mở rộng quy mô sản xuất.

Đối với Doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng chủ yếu các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Lách có quy mô hoạt động vừa và nhỏ nên lượng cho vay ra chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp ở đây là vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y, xe máy, may mặc….

Mặc dù vậy nhưng doanh số cho vay doanh nghiệp luôn tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 15.931 triệu đồng chiếm 6,9% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2010 tăng 353 triệu đồng tương đương 2,22% so với năm 2009 và ở mức 16.284 triệu đồng. Năm 2011 đạt 20.946 triệu đồng tăng 4.662 triệu đồng tốc độ tăng 24,6% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng chính là số lượng doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn tăng đáng kể, những doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng quy mô và pham vi kinh doanh.

Đối với HTX

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với HTX biến động giảm qua các năm. Năm 2010 giảm 884 triệu đồng tương đương 5,63% so với 2009 và chiếm 14.816 triệu đồng. Sang năm 2011 đạt 11.729 triệu đồng giảm 20,8% tương đương 3.087 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm vì số lượng HTX trên địa bàn dần dần ít đi và lý do thành phần kinh tế này có doanh số cho vay ngắn hạn đạt ở mức thấp là do thành phần kinh tế này không phải là ngành hàng chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w