Phân tích dư nợngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 49 - 54)

4. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.3 Phân tích dư nợngắn hạn

Chỉ tiêu dư nợ cho vay cũng phản ánh phần nào quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên. Thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 17 : Dư nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách

Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 167.013 triệu đồng . Năm 2010 dư nợ ngắn hạn giảm 6.878 triệu đồng, giảm 4,11% so với năm 2009 ở mức 160.135 triệu đồng, do đây là năm khó khăn của nền kinh tế, hoạt động cho vay ngân hàng bị hạn chế, doanh số cho vay ngắn hạn giảm nên dư nợ ngắn hạn cung giảm theo.

Sang năm 2011 với sự trợ giúp của nhà nước hoạt động kinh tế từng bước được khôi phục, quy mô tín dụng ngân hàng mở rộng vì thế dư nợ cũng tăng, dư nợ ngắn hạn của năm 2011 là 173.895 triệu đồng, tăng 13.760 triệu đồng tương đương tăng 8,59% so với năm 2010.

Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong tổng dư nợ ngắn han của ngân hàng thì dư nợ của ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm đến hơn 70% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành thương mại ở Huyện nhà thì dư nợ cho vay của ngành cũng dần tăng lên. Cụ thể qua hình sau:

Hình 18: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Qua hình trên cho thấy tỷ trọng dư nợ đối với ngành nông nghiệp năm 2009 chiếm 78,5%, năm 2010 chiếm 76,83% và 76,47% vào năm 2011. Đây vẫn là ngành dẫn đầu về tỷ trọng trong tổng dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với ngành này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay. Đứng hàng thứ hai vẫn là thương mại dịch vụ chiếm trên 17% trong tổng dư nợngắn hạn theo ngành.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 131.105 123.038 132.971 -8.067 -6,15 9.933 8,07 Thương mại dịch vụ 29.060 31.221 32.115 2.161 7,44 894 2,9 Ngành khác 6.848 5.877 8.809 -972 -14,2 2.933 50 Tổng 167.013 160.13 5 173.895 -6.878 4,11 13.760 8,59

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

Nông nghiệp

Là ngành có dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn toàn ngành. Dư nợ ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm nhưng mức tăng thì cao hơn mức giảm nên nhìn chung thì tăng. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 131.105 triệu đồng chiếm 78,5% dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2010 dư nợ là 118.038 triệu đồng giảm 13.067 triệu đồng tương đương giảm 9,97% so với năm trước. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 132.971 triệu đồng tăng 12,65% so với năm 2010 bằng với 14.933 triệu đồng. Dư nợ giảm vào năm 2010 là do nhu cầu vốn sản xuất của người dân tạm thời bị bão hòa do nhiều nguyên nhân làm cho doanh số cho vay ngắn hạn giảm trong năm. Nguyên nhân thứ hai là do trong năm này tỷ lệ giảm của doanh số cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với thu nợ ngắn hạn.  Thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại của Huyện nhà được đầu tư và ngày càng phát triển tốt vì thế dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này luôn tăng qua các năm. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 29.060 triệu đồng chiếm 17,4% trong tổng dư nợ ngắn hạn của toàn ngành. Năm 2010 dư nợ tăng 7,44% tương đương 2.161 triệu đồng và đạt mức 31.221 triệu đồng. Đến năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 32.115 triệu đồng tăng 2,9% tương đương số tiền là 894 triệu đồng. Đây là ngành chủ lực thứ hai trong sự phát triển kinh tế của Huyện. Nguyên nhân tăng của dư nợ này là do tình hình kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp và xí nghiệp có bước

phát triển người dân đã mạnh dạn đầu tư. Mặt khác, nó còn thể hiện sự tích cực của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc thâm nhập thi trường để mở rộng qui mô tín dụng.

Ngành khác

Nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy dư nợ ngắn hạn của các ngành khác có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 6.848 triệu đồng. Năm 2010 giảm 972 triệu đồng tương đương giảm 14,2%. Sang năm 2011 tăng 2.933 triệu đồng tương đương tăng 49,9% và ở mức 8.809 triệu đồng. Lý do giảm vào năm 2010 là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này tuy có tăng nhưng tăng không nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn.

Phân tích dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu do Hội Sở đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách luôn tiềm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.

Hình 19: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Qua hình 18 ta thấy dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng có xu thế giảm trong năm 2010 và tăng vào năm 2011. Hộ kinh doanh, Cá thể vẫn là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 84% qua các năm. Tiếp đến là HTX nhưng với tỷ trọng không cao chỉ ở mức trên 7% bởi doanh số cho vay đối với thành phần không cao qua các năm. Cuối cùng là doanh nghiệp.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số

tiền % Hộ kinh doanh, Cá thể 141.132 142.023 150.506 891 0,63 8.483 6 Doanh nghiệp 12.524 7.206 10.270 -5.318 -42,5 3.064 42,5 HTX 13.357 10.906 13.119 -2.451 -18,3 2.213 20,3 Tổng 167.01 3 160.13 5 173.89 5 -6.878 4,11 13.760 8,59

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

.

Đối với Hộ kinh doanh, Cá thể

Dư nợ ngắn hạn theo loại hình này luôn chiếm tỷ trọng rất cao tại ngân hàng, luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng. Dư nợ ngắn han đối với Hộ kinh doanh và Cá thể tăng trưởng qua các năm, tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo loại hình này tại ngân hàng, đó cũng là nguyên nhân dư nợ ngắn hạn trong những năm qua tại ngân hàng theo thành phần kinh tế này luôn tăng và cụ thể như sau: Năm 2009 dư nợ ngắn hạn 141.132 triệu đồng chiếm 84,5% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2010 tăng 891 triệu đồng tức tăng và đạt 122.023 triệu đồng. Năm 2011 đạt 150.506 triệu đồng tăng 6% so với năm 2010 tương đương tăng 8.483 triệu đồng.

Đối với Doanh nghiệp

Trong những năm qua cùng với sự lớn mạnh về số lượng các doanh nghiệp, quy mô hoạt động thì nhu cầu về vốn kinh doanh cũng tăng theo. Tuy nhiên về dư nợ ngắn hạn đối với đối tượng này có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 7.026 triệu đồng giảm 5.318 triệu đồng so với năm 2009 tức giảm 42,5%. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn đối với thành phần này tăng trở lại đạt 10.270 triệu đồng tăng 3.064 triệu đồng tương đương tăng 42,5% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự sụt giảm vào năm 2010 là do năm này các doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận không đủ để đáp ứng

cho kỳ kinh doanh tiếp theo nên nhu cầu vay vốn của đối tượng này tăng lên. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đó các doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng thiết yếu của đời sống như gạo, xăng dầu…lại có thu nhập cao nhờ tăng giá. Họ đã tận dụng nguồn lợi nhuận này để trả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn tăng với tỷ lệ cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn làm cho dư nợ giảm.

Đối với HTX

Dư nợ ngắn hạn đối với đối tượng này cũng có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 đạt 13.357 triệu đồng chiếm 8% trong tổng dư nợ ngắn hạn theo các thành phần kinh tế. Năm 2010 đạt 10.906 triệu đồng giảm 2.451 triệu đồng tương đương giảm 18,3% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn đối với hộ kinh doanh tăng lên đạt 13.119 triệu đồng tăng với tỷ lệ 20,3% tức tăng 2.213 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân giảm dư nợ ngắn hạn giảm vào năm 2010 là do nhu cầu vay vốn của các HTX giảm do năm này làm ăn không đạt hiệu quả do đó họ chỉ kinh doanh nhỏ lẻ không có ý định mở rộng quy mô sản xuât dẫn đến dư nợ giảm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w