Phân tích doanh số thu nợngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 44 - 49)

4. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợngắn hạn

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thu nợ là công việc cực kì quan trọng, nó đảm bảo việc duy trì nguồn vốn hoạt động của ngân hàng hiệu quả. Vì thế ngân hàng đã tập trung vào công tác thu nợ để đảm bảo cho hoạt động của mình. Nhìn chung thì ngân hàng cũng đạt được những thành tựu khả quan trong công tác thu hồi nợ. Nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm.

Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tương tự như doanh số cho vay ngắn hạn cũng giảm vào năm 2010 và tăng vào năm 2011. Cụ thể, năm 2009 của ngân hàng là 203.429 triệu đồng, năm 2010 là 186.251 triệu đồng giảm 17.178 triệu đồng tương đương giảm 8,44% so với năm 2009. Công tác thu hồi nợ ngắn hạn gặp thuận lợi vào năm 2011, doanh số thu nợ tăng 163.388 triệu đồng tương đương với 87,72% so với năm 2010 và đưa tổng doanh số thu nợ ngắn hạn là 349.639 triệu đồng.

Ý thức được tầm quan trọng của công tác thu nợ đối với hoạt động của mình, ngân hàng theo dõi sát các khoản vay và có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ như phát mãi tài sản, trích lập dự phòng…nên doanh số thu nợ đến năm 2011 đã tăng cao. Đặc biệt đối với các khoản vay ngắn hạn thì có nhiều thuận lợi hơn các khoản vay khác do thời hạn ngắn nên ít rủi ro.

Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong các ngành kinh tế mà ngân hàng có quan hệ tín dụng thì quan hệ tín dụng của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm thị phần cao nhất tiếp đến là lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Hình 15: Tỷ trọng thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Nhìn vào hình trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nợ ngắn hạn chiếm 78,50% vào năm 2009, năm 2010 chiếm 73,71 và 78% vào năm 2011. Nếu như cho vay ngắn hạn đối với thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng đứng hàng thứ hai trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn thì ở doanh số thu nợ

cũng vậy tỷ trọng trên 13% hàng năm. Các ngành khác cũng thu được nợ với tỷ trọng tương đương doanh số cho vay. Cụ thể tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 10 : Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 159.692 137.288 272.718 -22.404 -14 135.430 98,6 Thương mại dịch vụ 35.396 44.454 45.453 9.058 25,6 999 2,25 Ngành khác 8.341 4.509 31.467 -3.832 -45,9 26.958 597,9 Tổng 203.42 9 186.25 1 349.63 9 -17.178 -8,44 163.38 8 87,7

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

Nông nghiệp

Đây là lĩnh vực có doanh số thu nợ cao nhất so với các lĩnh vực khác, do doanh số cho vay ở lĩnh vực này chiếm tỷ lệ cao. Năm 2009 tổng doanh số thu nợ ngắn hạn là 159.692 triệu đồng đến năm 2010 giảm còn 137.288 triệu đồng, tỷ lệ giảm 14%. Nguyên nhân của việc giảm này là do trong năm này người dân bị mất mùa, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, mặc dù dịch cúm gia cầm đã bị khống chế nhưng lại có thêm dịch lở mồm lông móng, heo tai xanh, người dân phải tốn kém nhiều chi phí cho việc đầu tư con giống, cải tạo vườn, thêm vào đó là sự mất giá của các măt hàng trái cây. Nhưng với sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ và thiện chí trả nợ của người dân nên kết quả thu hồi nợ của đối tượng này đến năm 2011 đã tăng vượt bậc 98,6% tương đương với số tiền 135.430 triệu đồng so với năm 2010.

Thương mại dịch vụ

Khác với ngành nông nghiệp, doanh số thu nợ ngành này luôn tăng qua 3 năm 2009 – 2011. Năm 2009 đạt 35.396 triệu đồng, năm 2010 tăng 9.058 triệu đồng tương đương 25,6% so với năm 2009. Sang năm 2011 tăng 999 triệu đồng với tốc độ tăng 2,25% và ở mức 45.453 triệu đồng. Với chủ trương chú trọng đầu tư phát triển thương mại huyện nhà, hoạt động thương mại của huyện phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thương mại làm ăn hiệu quả có lợi nhuận nên công tác thu hồi nợ cung tương đối dễ dàng.

Ngành khác

Doanh số thu nợ của các ngành khác cũng có sư tăng giảm qua các năm. Năm 2010 khác giảm 3.832 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ giảm 45,9%, đến năm 2011 doanh số thu nợ tăng cao 26.958 triệu đồng tương đương 597,9% so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2010 khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ đúng hạn dẫn đến doanh số thu nợ giảm đi, năm 2011 tình hình kinh tế dần khôi phục, người dân làm ăn thuận lợi nên công tác thu hồi nợ khả quan.

Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Công tác cho vay phải đi kèm với công tác thu hồi nợ. Việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế thi công tác thu hồi nợ cũng được thực hiện tương tự. Đối với các thành phần kinh tế khác nhau việc trả nợ cũng khác nhau.

Nhìn chung, tỷ trọng doanh số thu nợ các thành phần trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tăng giảm không đều qua các năm. Doanh số thu nợ của thành phần Hộ kinh doanh, Cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, luôn chiếm trên 76% qua 3 năm và tỷ trọng đạt cao nhất vào năm 2009 là 86,30%. Doanh nghiệp có tỷ trọng doanh số thu nợ không cao qua các năm và cao nhất vào năm 2010 là chỉ 9,87%, trong khi đó thì tỷ trọng doanh số thu nợ đối với thành phần HTX lại cao, chiếm tới 13,93% vào năm 2010.

Bảng 11 : Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Hộ kinh doanh, Cá thể 175.559 141.924 297.193 -33.635 -19,2 155.269 109,4 Doanh nghiệp 14.037 18.381 20.978 4.344 30,9 2.597 14,1 HTX 13.833 25.946 31.467 12.113 87,6 5.521 21,3 Tổng 203.429 186.25 1 349.63 9 -17.178 -8,44 163.38 8 87,7

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Lách)

Nhìn chung công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thì doanh số thu nợ ngắn hạn có sự sụt giảm vào năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2011. Doanh số thu nợ đối với Hộ kinh doanh và Cá thể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Trong năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn Hộ kinh doanh và Cá thể đạt 175.559 triêu đồng chiếm 86,3% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2010 doanh số này có sự sụt giảm còn 141.924 triệu đồng chiếm 76,2% giảm 33.635 triệu đồng tương đương giảm 19,2% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 109,4% tương đương 155.269 triệu đồng so với năm 2010 và đạt mức 297.193 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ đối với thành phần này giảm

vào năm 2010 là do một số cơ sở đóng rổ, các vựa trái cây trên địa bàn kinh doanh không hiệu quả nên chậm trễ trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng.

Doanh số thu nợ ngắn hạn của cả Doanh nghiệp và HTX đều tăng qua các năm. Có được kết quả như vậy là do các cán bộ tín dụng của Ngân hàng thời gian qua đã luôn nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng, công tác thẩm định doanh nghiệp ngày càng chính xác cộng thêm ý thức trả nợ của khách hàng trả nợ tốt, đồng thời Ngân hàng đã lựa chọn được khách hàng có uy tín. Hầu hết khách hàng đều có phương án kinh doanh có hiệu quả và thực tế kinh doanh đạt được như kế hoạch. Họ có thu nhập thường xuyên, đồng vốn quay vòng nhanh, thu được lợi nhuận cao. Đa phần người dân thuộc thành phần kinh tế này rất ngại phải tốn chi phí mà không sinh lời nên khi kết thúc một chu kỳ sản xuất họ sẽ nhanh chóng sử dụng phần lợi nhuận chưa dùng đến để trả nợ vay Ngân hàng trước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank huyện chợ lách (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w