Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 67 - 68)

Do môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định

Do ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới: năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 hàng loạt các Ngân hàng trên thế giới tuyên bố phá sản, năm 2011 kinh tế Mỹ và châu Âu vướng vào cuộc khủng hoảng nợ công, nên nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn và hoạt động của ngân hàng cũng không ngoại lệ.

Tình trạng lạm phát tăng cao ngoài mức dự báo, tỷ lệ lạm phát vượt trên mức một con số làm chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả, không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời kì lạm phát buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động khiến lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro về đạo đức sẽ xuất hiện.

Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao nên việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên khó khăn, trong khi nhu cầu vay vốn trung-dài hạn của khách hàng rất lớn. Vì vậy việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn trong thời gian qua tại ngân hàng là không nhỏ, làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng và rủi ro tín dụng xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Do cơ chế, chính sách của nhà nước

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại

triệt để, quyết liệt nên không ít các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cá thể ra đời, lợi dụng chính sách đãi ngộ của Nhà nước tự do kinh doanh để lừa đảo hay sản xuất kinh doanh không đúng hướng, góp phần làm nảy sinh nợ quá hạn tại ngân hàng.

3.4.2. Nguyên nhân khách quan

Rủi ro do khách hàng

 Khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, không hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh và các rủi ro liên quan. Không báo cáo đúng về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho ngân hàng.

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cam kết,xác định sai kỳ hạn trả nợ.

 Do khách hàng làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

 Sự tấn công của hàng nhập lậu làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

 Tập trung quá cao cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ, không phát triển đồng bộ các sản phẩm khác của ngân hàng.

 Xếp hạng tín dụng cho khách hàng còn định tính, mang tính chủ quan.

 Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, không đánh giá đúng về yếu tố kỹ thuật, yếu tố thị trường, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng.

 Công tác đánh giá tài sản bảo đảm còn nhiều hạn chế: Định giá tài sản không thường xuyên, chưa sát với thị trường... Do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro khi khách hàng không trả được nợ.

 Cán bộ tín dụng chưa thích ứng kịp với những khó khăn của nền kinh tế nên không ngăn chặn kịp thời những hậu quả do nền kinh tế gây ra.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 67 - 68)