Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 56)

Một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến dư nợ. Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ lại phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã giải ngân nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu phân tích về tình hình dư nợ của Ngân hàng lần lượt theo 3 chỉ tiêu: thời hạn, theo ngành và thành phần kinh tế.

a. Tình hình dư nợ theo thời hạn

Biểu đồ 3.8: Tình hình dư nợ theo thời hạn của BIDV Hậu Giang trong 03 năm 2009-2011 10 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 T ri ệu đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn T rung-Dài hạn

Dư nợ ngắn hạn

Năm 2009 dư nợ ngắn hạn Ngân hàng là 1.677.041 triệu đồng, năm 2010 tăng 483.699 triệu đồng lên 2.160.740 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng dư nợ này là do chi nhánh tập trung đầu tư vào các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của Tỉnh có thế mạnh theo định hướng của địa phương như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, thương nghiệp… Đây là các lĩnh vực cần rất nhiều vốn, được Ủy Ban nhân dân Tỉnh quan tâm chỉ đạo, ưu tiên phát triển và thường xuyên vay vốn tại chi nhánh nên dư nợ cho vay luôn ở mức cao. Lạm phát, khủng hoảng kinh tế, nhu cầu thị trường thay đổi làm giá cả hàng hóa cũng thay đổi hay sự thay đổi về môi trường pháp lý cũng khiến cho quy mô tín dụng của Ngân hàng cũng thay đổi, vì vậy mà dư nợ năm 2011 giảm xuống còn 1.785.867 triệu đồng, giảm 374.873 triệu đồng so với năm 2010.

Dư nợ trung-dài hạn

Mặc dù đầu tư trung-dài hạn là gặp nhiều rủi ro nhưng vì những phương án kinh doanh trong tương lai hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng hoàn trả lãi là hoàn toàn có thể nên Ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư. Tình hình dư nợ cụ thể như sau: Năm 2010 dư nợ đạt 509.687 triệu đồng, tăng 18.008 triệu đồng tương đương tăng 3,66 % so với cùng kỳ năm 2009. Sang năm 2011 theo chủ trương của BIDV Việt Nam, BIDV Hậu Giang đã tập trung cho vay tín dụng bán lẻ với mục đích vay là tiêu dùng như: Mua xe, sửa nhà, mua đất xây nhà… Không tập trung cho vay những khoản vay lớn, có thời hạn dài. Bên cạnh đó, do thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, Ngân hàng đã hạn chế cho vay những khoản vay dài hạn nên làm cho dư nợ năm 2011 giảm 214.553 triệu đồng tương đương giảm 42,1% so với năm 2010, xuống còn 295.134 triệu đồng.

Ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ qua các năm. Đây là một điều tốt, dư nợ trung-dài hạn chiếm tỷ trọng thấp sẽ giảm bớt rủi ro. Bởi vì thời hạn cho vay dài sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố như lạm phát, tình hình kinh tế, chính trị thay đổi làm ảnh hưởng đến số tiền cho vay nên Ngân hàng cần duy trì một cơ cấu dư nợ hợp lý, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 60%-70% để cân đối lợi nhuận và rủi ro.Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn thì có thể giảm thiểu rủi ro nhưng lợi nhuận không cao bằng trung-dài hạn vì lãi suất cho vay trung-dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, cho vay trung-dài hạn giúp Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh.

b.Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Biểu đồ 3.9: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2009-2011 11 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 T ri ệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nuôi T rồng T hủy Sản Công Nghiệp Chế Biến T hương Nghiệp Xây Dựng Ngành khác

11

Nuôi trồng thuỷ sản

Tình hình dư nợ ngành nuôi trồng thủy sản luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 146.055 triệu đồng tương đương tăng 51,06% so với năm 2009. Sang năm 2011 tăng 100.270 triệu đồng tương đương tăng 23,2% so với năm 2010. Trong thời gian vừa qua mặt dù được trang bị nhiều kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng nhưng bà con nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn khách quan như thiên tai, dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm... Bên cạnh đó Ngân hàng còn có chính sách mở rộng tín dụng đối với ngành này để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, đồng thời mở rộng cho vay các nhu cầu mua sắm máy móc, phục vụ nông nghiệp. Vì vậy, mà doanh số cho vay ngành này luôn tăng làm cho dư nợ của ngành cũng tăng theo.

Công nghiệp chế biến

Nổi bật trong dư nợ theo ngành nghề vẫn là dư nợ đối với ngành công nghiệp chế biến vì nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, cụ thể năm 2009 dư nợ của ngành là 855.258 triệu đồng, năm 2010 giảm 50.06% xuống còn 711.866 triệu đồng, sang năm 2011 tiếp tục giảm 23,2% còn 648.204 triệu đồng. Nguyên nhân chính làm cho dư nợ của ngành giảm liên tục qua 3 năm là do chịu tác động bởi doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Thương nghiệp

Đây là ngành cũng chiếm phần lớn dư nợ, đứng thứ 2 sau ngành công nghiệp chế biến. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng thương mại dịch vụ của Tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua gặp không ít khó khăn. Phần lớn kinh tế là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kém đang được nâng cấp, sửa chữa nên làm hạn chế tốc độ phát triển của Tỉnh. Vì trong giai đoạn đầu tư ban đầu nên việc thu hồi vốn chưa hiệu quả làm cho dư nợ có xu hướng tăng lên. Được biểu hiện như sau: năm 2010 tăng 77,80% so với năm 2009, sang năm 2011 giảm 8,94% so với năm 2010, nhưng không đáng kể. Tình hình dư nợ cho thấy bên cạnh ngành nông nghiệp chủ lực thì Hậu Giang đang chú trọng phát triển thương nghiệp, điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.

Xây dựng

Dư nợ cho vay ngành xây dựng qua 3 năm không ổn định. Cụ thể, năm 2010 dư nợ cho vay ngành đạt 461.521 triệu đồng, tăng 64.400 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 giảm 202.171 triệu đồng xuống còn 259.350 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2010 Tỉnh khẩn trương

xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh, trong đó tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường chính, khuyến khích các tổ chức, cá thể nâng cấp mở rộng hoạt động kinh doanh nên Ngân hàng đã hỗ trợ vốn để mở rộng hoạt động tín dụng ở các đơn vị này khiến dư nợ tăng. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 do chủ trương của Chính Phủ, Ngân hàng đã chủ động thắt chặt tín dụng đối với ngành này khiến cho dư nợ của ngành giảm.

Ngành khác

Ngoài thành phần kinh tế nói trên còn có các thành phần kinh tế khác như kinh doanh cá thể, buôn bán lẻ,... Nhìn chung, dư nợ ngành khác cũng biến động giống như ngành xây dựng, cụ thể năm 2010 tăng 170,650 triệu đồng so với năm 2009, sang năm 2011 lại giảm 348.972 triệu đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng bởi doanh số thu nợ.

c. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 3.10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của BIDV Hậu Giang trong 03 năm 2009-2011 12

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 T ri ệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DN Nhà Nước Công ty T NHH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DNT N T hành phần khác

Doanh nghiệp Nhà nước

Những năm gần đây nước ta đã tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp lại mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, nhằm giúp các doanh nghiệp kém phát triển hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, công việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển sang các lĩnh vực đầu tư ngoài quốc doanh, vì thế số lượng doanh nghiệp Nhà nước trong Tỉnh ngày càng thu hẹp nên dư nợ đối với thành phần này cũng giảm xuống liên tục qua các năm. Năm 2009 dư nợ đạt 245.894 triệu đồng, sang năm 2010 giảm 45,56% xuống còn 133.860 triệu đồng, sang năm 2011 tiếp tục giảm 82,8% xuống còn 23.030 triệu đồng.

Công ty TNHH

Tình hình dư nợ của loại hình này có xu hướng tăng-giảm tương xứng với doanh số cho vay và thu nợ. Cụ thể, năm 2010 tăng 218.581 triệu đồng tương đương 22,73% so với năm 2009, năm 2011 giảm 126.325 triệu đồng tương đương 10,7% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do có nhiều công ty tham gia vào, mở rộng quy mô những lĩnh vực kinh doanh hiệu quả thế nên nhu cầu vốn vay tăng cao để trang trãi chi phí đầu ra tiếp tục duy trì tình hình hoạt động do đó chưa kịp hoàn vốn.

Doanh nghiệp tư nhân

Tình hình dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng giảm dần qua 03 năm. Năm 2009 dư nợ thành phần này là 184.600 triệu đồng, sang năm 2010 giảm 25.167 triệu đồng tương đương 13,63% so với cùng kỳ năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục giảm 20.856 triệu đồng tương đương so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên, do trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động của các doanh nghiệp thường mang tính tự phát, nhỏ lẻ, tính cạnh tranh về sản phẩm còn nhiều hạn chế, làm hoạt động kinh doanh kém hiệu quả khiến nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng sụt giảm, chỉ những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả có nhu cầu vay vốn để tiếp tục mở rộng quy mô nên họ cố gắng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhằm đảm bảo uy tín và có thể tiếp tục vay. Điều này là nguyên nhân làm cho dư nợ Ngân hàng giảm xuống.

Thành phần khác

Dư nợ cho vay khác cũng biến động không đều qua 03 năm 2009-2011. Năm 2009 dư nợ khác chiếm 776.642 triệu đồng trong tổng dư nợ của năm. Sang năm 2010 tăng lên 1.196.969 triệu đồng tức tăng 420.327 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do có các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang, một phần là do nhu cầu vốn vay của đối tượng này tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên. Bước sang năm 2011 giảm 331.415 triệu đồng xuống còn 865.554 triệu đồng, dư nợ khác giảm là sự giảm đồng loạt về do doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên dư nọ của Ngân hàng cũng giảm tương ứng.

Nhìn chung, chỉ tiêu dư nợ đã phần nào phản ánh chính xác hơn về quy mô tín dụng của Ngân hàng qua các năm. Nó cho thấy khuynh hướng đầu tư tín dụng và công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Ngân hàng đã thực hiên tốt công tác mở rộng cho vay khá phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành theo thời hạn, dư nợ của ngành ngày cang phân bổ đều hơn giúp

kinh tế, trong những năm qua do Công ty TNHH làm ăn khá hiểu quả so với các đối tượng khác nên Ngân hàng đã tập trung tỷ trọng lớn vốn cho thành phần này. Tuy nhiên, để cho hạn chế rủi ro thì Ngân hàng cần mở rộng quy mô ra những đối tượng khác, không nên “cho tất cả trứng vào một rổ”.

3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV HẬU GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011

Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao và chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do vậy, chúng ta cần phải đi sâu phân tích thực trang rủi ro tín dụng tại ngân hàng để biết được những rủi ro mà ngân hàng đang chứa đựng và những nguyên nhân dẫn gây ra rủi ro đó để có những biện pháp đúng đắn, kịp thời nhằm hạn chế được những rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Một chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng là nợ xấu của ngân hàng và để hiểu rõ hơn thực trạng ngân hàng thì chúng ta cùng lần lượt đi vào tìm hiểu nợ xấu của ngân hàng theo từng loại.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 56)