Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 62 - 64)

Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng không phát sinh ở thành phần doanh nghiệp Nhà nước mà tập trung chủ yếu ở các thành phần kinh tế như: Công ty TNHH, DNTN và các thành phần kinh tế khác. Các thành phần kinh tế này có nợ xấu biến động không ổn định qua các năm, cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.14: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế của BIDV Hậu

Giang qua năm 2009-2011 16

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 T ri ệu đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DN Nhà Nước Công ty T NHH DNT N T hành phần khác

Doanh nghiệp Nhà nước

Trong những năm qua, theo chủ trương Chính phủ các doanh nghiệp Nhà nươc đã được cổ phần hóa trên khắp cả nước, các doanh nghiệp trong Tỉnh Hậu Giang cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của thành phần này đạt chưa cao và có xu hướng giảm dần qua các năm là do hoạt động các doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu vào: giá nguyên vật liệu không ổn định, một số nguồn nguyên liệu thực phẩm có năng suất không ổn định do dịch bệnh và chi phí tăng cao, giá điện và giá xăng tăng nhưng các doanh nghiệp này vẫn muốn ngân hàng cấp tín dụng cho họ trong thời gian tới nên đã cố gắng trả bớt nợ xấu cho ngân hàng. Mặt khác, BIDV Hậu Giang cũng hạn chế không cho tăng dư nợ mới mà tập trung thu nợ đối với thành phần kinh kế này, do vậy trong 3 năm qua các doanh nghiệp này không phát sinh nợ xấu.

Công ty TNHH

Tình hình nợ xấu đối với Công ty TNHH biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu thành phần này là 229 triệu đồng giảm 46 triệu đồng so với năm 2009, nguyên nhân nhờ vào gói kích cầu của Nhà nước (năm 2009) mà kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng sau tác động của cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao nên thanh toán được các khoản nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2011 tăng mạnh lên 16.478 triệu đồng tương đương tăng 16.249 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu thành phần này tăng cao là do Ngân hàng đã chủ quan, khi những công ty là khách hàng cũ, thân thiết với Ngân hàng có nhu cầu vay vốn thì Ngân hàng chỉ dựa vào những thông tin cũ của khách hàng mà không tiến hành thẩm định lại, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay nên làm tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Đối với DNTN

Doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng tương đối thấp nhưng là thành phần có nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao và tăng nhanh so với các thành phần khác. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu thành phần này là 2.100 triệu đồng, chiếm 20,23% trong tổng nợ xấu, sang năm 2010 lên 3.700 triệu đồng tăng 76,19% so với năm 2009, đến năm 2011 đạt 32.348 triệu đồng, tăng 772,27% so với năm 2010, chiếm 63,69% trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân là do đa phần các DNTN hoạt động theo hình thức gia đình, mang tính tự phát, năng lực quản lý yếu kém nên năng lực cạnh tranh kém, dễ bị ảnh hưởng và sụp đổ khi nền kinh tế khó khăn hoặc có những biến cố bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, do khâu quản lý chưa tốt, chưa có bộ phận quản lý và theo dõi nợ vay bày bản như các thành phần kinh tế khác nên khi các khoản nợ đến hạn, họ không chủ động chuẩn bị nguồn vốn kịp thời để thanh toán cho Ngân hàng.

Đối với thành phần khác.

Nợ xấu thành phần khác có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu của thành phần khác là 7.010 triệu đồng giảm 995 triệu đồng tương đương 12,43% so với năm 2009. Năm 2011 là 1.967 triệu đồng, giảm 5.043 triệu đồng hay giảm 71,94% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm nên các doanh số khác cũng giảm tương ứng. Mặt khác, cho vay thành phần khác chủ yếu là cho vay nhằm mua sắm các phương tiện sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay tín chấp đối với cán bộ, công nhân viên chức, những khoản vay này thường nhỏ và được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, bằng lương của cán bộ nên khả năng trả nợ rất cao. Ngoài ra, do nợ xấu thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm nên các cán bộ Ngân hàng đã kiểm tra sâu sát từng món vay đối với thành phần này, hạn chế được phần nào nợ xấu làm cho nợ xấu năm 2011 giảm đáng kể. Cho vay thành phần này rất ít phát sinh rủi ro tín dụng nên Ngân hàng cần chú trọng trong việc cho vay thành phần này để góp phần gia tăng chỉ tiêu tín

dụng bán lẻ đang là mục tiêu hàng đầu mà trong giai đoạn này BIDV và các Ngân hàng khác quan tâm và tìm cách phát triển sâu rộng.

Tóm lại, năm 2011 là một năm đầy sóng gió đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm, làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị phá sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp Việt Nam đã lâm vào cảnh phá sản và theo nhận định của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, năm 2012 được dự báo là năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng, cũng là năm nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình giúp các doanh nghiệp không lún sâu hơn vào tình thế bi kịch.17

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 62 - 64)