Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 46 - 51)

Nếu doanh số cho vay thể hiện quy mô tín dụng thì doanh số thu nợ phản ánh chất lượng món vay, phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ được xem là công tác quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng tính toán nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra, góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Cùng với sự biến động về doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 03 năm qua cũng khá biến động.

a. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 39.049 triệu đồng tương đương 0,80% so với năm 2009, năm 2011 lại giảm 1.073.350 triệu đồng tương đương giảm 21,87% so với cùng kỳ năm 2010. Một phần là do ảnh hưởng từ doanh số cho vay, phần khác do các hoạt động sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp là ngắn hạn, khi kết thúc chu kỳ sản xuất các doanh nghiệp tiến hành trả nợ ngay cho Ngân hàng để có thể vay tiếp tục nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn khá đảm bảo và luôn tăng. Tuy

nhiên, có một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc do xác định sai chu kỳ kinh doanh nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Biểu đồ 3.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2009-2011 7 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 T ri ệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ngắn hạn T rung-Dài hạn

Doanh số thu nợ trung-dài hạn

Doanh số thu nợ trung-dài hạn của Ngân hàng biến động khá mạnh và có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2009 là 254.583 triệu đồng, năm 2010 tăng 131,92% lên 590.431 triệu đồng, nguyên nhân do các ngành kinh tế đầu tư trung-dài hạn thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chuyển mình vực dậy tạo đà tăng tưởng tốt vì thế doanh số thu nợ cũng gia tăng theo, nhưng do bị ảnh hưởng bởi doanh số cho vay nên doanh số thu nợ trung-dài hạn của Ngân hàng năm 2011 giảm 75,03% so với năm 2010 xuống còn 147.418 triệu đồng.

b. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Nuôi trồng thủy sản

Trong 03 năm qua doanh số thu nợ ngành này có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2009 là 40.649 triệu đồng, năm 2010 tăng 855.004 triệu đồng lên 895.653 triệu đồng, sang năm 2011 tiếp tục tăng 29.194 triệu đồng lên 924.847 triệu đồng. Đạt được thành tựu trên là nhờ vào sự quan tâm, thúc đẩy phát triển của Chính phủ (luôn áp dụng lãi suất thấp so với các ngành khác). Bên cạnh đó khi cho vay Ngân hàng đã áp dụng hình thức giải ngân cho người vay để thanh toán tiền mua thức ăn bằng cách nộp tiền vào tài khoản, chuyển khoản thanh toán cho nhà cung cấp, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích góp phần

nâng cao khả năng thu hồi vốn. Mặt khác, do thị trường xuất-nhập khẩu được cải thiện, giá một số mặt hàng thủy sản tăng cao nên khách hàng vay vốn có điều kiện thanh toán nợ cho ngân hàng làm doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên.

Biểu đồ 3.6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2009-2011 8 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 T ri ệu đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nuôi T rồng T hủy Sản Công Nghiệp Chế Biến T hương Nghiệp Xây Dựng

Ngành khác

Công nghiệp chế biến

Luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2009 là 2.587.174 triệu đồng, năm 2010 giảm 34,18% còn 1.702.953 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục giảm 24,29% xuống còn 1.285.826 triệu đồng. Nguyên nhân một phần do doanh số cho vay đối với ngành này giảm mạnh nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ, mặt khác do tình hình sản xuất chế biến gặp không ít khó khăn về nguyên liệu đầu vào như năng suất lúa không ổn định, giá cả các mặt hàng thủy sản, giá xăng và điện tăng làm chi phí đầu vào tăng, sức cạnh tranh sản phẩm thấp khiến giá trị sản xuất tăng trưởng chậm, bên cạnh đó do chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế chung khiến quy mô ngành thu hẹp lại nên làm doanh số thu nợ giảm.

Thương nghiệp

Năm 2009 doanh số thu nợ của ngành là 363.446 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 216,34%, đạt 1.149.719 triệu đồng, đến năm 2011 giảm 20,07% so với năm 2010 xuống còn 918.540 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý của Tỉnh nhà đã góp phần thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ phát triển dần đi vào ổn định và bền vững khiến tình hình thu nợ cuả Ngân hàng tăng cao nhưng do doanh số cho vay giảm nên doanh số thu nợ trong năm 2011 của ngành thương nghiệp cũng giảm.

8

Xây dựng:

Doanh số thu nợ năm 2010 ngành xây dựng đạt 964,903 triệu đồng tăng 411.029 triệu đồng hay tăng 74,21% so với năm 2009, sang năm 2011 doanh số này là 672.200 triệu đồng, giảm 292.703 triệu đồng tương đương giảm 30,33% so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2009 được sự hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131 của Thủ Tướng Chính phủ nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên làm doanh số thu nợ cũng tăng, đến năm 2011 Chính phủ lại ban hành chính sách thắt chặt tín dụng thông qua Nghị quyết 11, khiến các công trình thiếu vốn đầu tư, thu hẹp phạm vi xây dựng nên làm cho doanh số thu nợ giảm.

Đối với ngành khác

Doanh số thu nợ đối với ngành khác giảm dần qua 3 năm 2009-2011, cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ ngành là 1.587.248 triệu đồng, năm 2010 là 785.059 triệu đồng, đến năm 2011 là 180.511 triệu đồng. Do cơ cấu cho vay của ngành có sự thay đổi và bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nền kinh tế như các chính sách của Chính phủ, sự biến động của vàng và ngoại tệ… Nên làm cho doanh số thu nợ của ngành cũng thay đổi theo.

c. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 3.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của BIDV Hậu Giang trong 03 năm 2009-2011 9

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 T riệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DN Nhà Nước Công ty T NHH

DNT N T hành phần khác

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước có doanh số thu nợ giảm dần qua 03 năm, năm 2009 doanh số này đạt 1.237.008 triệu đồng, năm 2010 giảm 66,77% so với năm 2009 xuống còn 411.073 triệu đồng, đến năm 2011 tiếp tục giảm 80,68% xuống

còn 79.415 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do một số mô hình kinh doanh chiếm dụng nhiều vốn vay nhưng có sự đóng góp khiêm tốn cho nền kinh tế nên có sự cắt giảm đầu tư, thêm vào đó số luợng doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh vì thế doanh số thu nợ cũng giảm theo.

Công ty TNHH

Công tác thu nợ đối với thành phần này khá ổn định và tương xứng với các khoản cho vay mà ngân hàng đã phát ra. Tình hình thu nợ được phản ánh như sau: năm 2009 là 1.004.652 triệu đồng, năm 2010 là 2.364.355 triệu đồng, năm 2011 là 2.111.041 triệu đồng. Khách hàng thuộc thành phần này kinh doanh ngày càng có hiệu quả thu được lợi nhuận cao nên trả được nợ cho Ngân hàng, đồng thời họ cũng cần thêm vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô… Nên đã cố gắng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng để có thể tiếp tục vay vốn.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh số cho vay đối với thành phần này không phát sinh nhiều nên công tác thu hồi nợ cũng diễn ra cũng khá tương ứng với doanh số cho vay, năm 2010 thu được 456.993 triệu đồng tăng 35.340 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 giảm 213.589 triệu đồng xuống còn 243.404 triệu đồng. Kết quả này cho thấy việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân còn rất thấp do các doanh nghiệp này hoạt động theo hình thức gia đình, mang tính tự phát, năng lực quản lý yếu kém nên năng lực cạnh tranh kém. Vì thế, Hậu Giang cần quan tâm nhiều hơn, khuyến khích và tạo cơ hội phát triển hình thức này nhằm góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

Thành phần khác

Có doanh số thu nợ giảm liên tục qua 03 năm 2009-2011. Cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ khác là 2.469.077 triệu đồng, năm 2010 là 2.265.866 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục giảm 577.855 triệu đồng xuống còn 1.688.011 triệu đồng. Mức giảm này không đáng kể vì trong 02 năm 2010-2011 con số đầu tư tín dụng cho thành phần này giảm lần lượt 63.813 triệu đồng và 2.292.939 triệu đồng.

Tóm lại, công tác thu nợ của BIDV Hậu Giang qua 03 năm 2009-2011 đã đạt được kết quả khả quan, bằng chứng là doanh số thu nợ luôn tương ứng với các

khoản cho vay đã cấp ra. Điều này thể hiện sự nỗ lực trong công tác thu nợ của các cán bộ tín dụng, chứng tỏ Ngân hàng đã bám sát với tình hình kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn không thể nào thu hết số nợ mà khách hàng đã vay nên Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ và xem đây là mục tiêu phấn đấu trong tương lai của mình.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 46 - 51)