Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 41 - 46)

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trong một thời gian nhất định, nó không những phản ánh quy mô tín dụng mà còn thể hiện quy mô rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Việc áp dụng mức lãi suất hợp lý đối với từng kỳ hạn đã thu hút một lượng lớn khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng (phục vụ sản xuất kinh doanh). Diễn biến doanh số cho vay của BIDV Hậu Giang được phân tích theo 3 chỉ tiêu là thời hạn cho vay, ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Cụ thể như sau:

a. Doanh số cho vay theo thời hạn

Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2009-20114 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 T riệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trung-Dài hạn Ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn

Năm 2010 đạt 5.391.555 triệu đông, tăng 61.903 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Mục đích của tín dụng ngắn hạn chủ yếu bổ sung nguồn vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân nên vốn quay vốn là rất nhanh thu hồi nợ tốt, dẫn tới sự gia tăng doanh số. Bên cạnh đó, với lãi suất cạnh tranh nên rất

phù hợp thành phần kinh tế vừa và nhỏ bù đắp nguồn vốn thiếu hụt tạm thời để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do năm 2011 kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn và do ảnh hưởng bởi việc tách chi nhánh của Ngân hàng nên làm cho doanh số này giảm đáng kể trong năm 2011, xuống còn 4.326.907 triệu đồng, giảm 1.064.648 triệu đồng so với năm 2010.

Doanh số cho vay trung-dài hạn

Doanh số cho vay trung-dài hạn năm 2010 đạt 608.439 triệu đồng, tăng 193.354 triệu đồng so với năm 2009. Cho vay trung-dài hạn tăng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư phát triển như xây dựng nhà máy, kho bãi, mua máy móc, thiết bị… Mặt khác, còn phục vụ cho việc sữa chữa, mua sắm nhà đất; mua xe phục vụ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa… Trước đây, Ngân hàng cho vay trung-dài hạn là chủ yếu nhưng trong những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước cũng như để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng thì Ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần cho vay trung dài hạn do đó doanh số cho vay trung-dài hạn của Ngân hàng có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Ngoài ra, do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng vào năm 2011, làm doanh số này giảm còn 76.599 triệu đồng, giảm 531.840 triệu đồng so với năm 2010.

b. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Trong những năm qua để thực hiện yêu cầu phát triển chung của Tỉnh nhà, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như để tạo ra thế và lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển thì BIDV Hậu Giang đã tập chung cho vay ngành công nghiệp chế biến. Đồng thời,để mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì nhu cầu về vốn của các ngành thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và thương mại dịch vụ cũng tăng đáng kể. Cụ thể như sau:

Nuôi trồng thuỷ sản

Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản có những chuyển biến tích cực, nhờ vào sự quan tâm của tỉnh nhà đối với việc qui hoạch vùng nuôi và phát triển kỹ thuật canh tác, nâng cao năng suất, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đảm bảo chất lượng thị trường đầu ra, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt ra môi trường xung quanh. Cộng với chính sách ưu đãi từ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, đã mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng sản xuất, giải quyết được cơn khát vốn cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng quy mô tín dụng của ngành nhanh chóng. Cụ thể, năm

2010 doanh số cho vay của ngành đạt 1.041.708 triệu đồng, tăng 447,83% so với năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục tăng 11,33% lên 1.159.753 triệu đồng.

Biểu đồ 3.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2009-2011 5 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 T riệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nuôi T rồng T hủy Sản Công Nghiệp Chế Biến

T hương Nghiệp Xây Dựng

Ngành khác

Công nghiệp chế biến

Năm 2009 doanh số cho vay của ngành là 2.748.857 triệu đồng, sang năm 2010 giảm 43,27 % xuống còn 1.559.561 triệu đồng, đến năm 2011 tiếp tục giảm 7,51% còn 1.442.461 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng thay đổi dần cơ cấu tín dụng theo hướng phân tán quy mô tín dụng ra các ngành nghề. Ngoài ra, do tình hình sản xuất chế biến trong tỉnh gặp khó khăn như: nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến lương thực không ổn định, giá cả các mặt hàng thủy sản, giá xăng và điện tăng làm chi phí đầu vào tăng bên cạnh đó thì sức cạnh tranh sản phẩm thấp khiến giá trị sản xuất tăng trưởng chậm. Vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư sản xuất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến giảm, kéo theo doanh số cho vay của ngành cũng giảm dần qua các năm.

Thương nghiệp

Thương nghiệp là ngành có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2010 đạt 1.413.713 triệu đồng, tăng 996.645 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do ngành đã phát triển đồng bộ cả về quy mô, thị trường lẫn hiệu quả kinh doanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng phát triển, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và giao thương của nhân dân. Hơn nữa, mức sống người dân ngày được cải thiện nên dịch vụ bưu chính-viễn thông-tin học phát triển mạnh nhằm phục vụ tốt nhu cầu quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu đời sống của nhân dân. Sang năm

2011, do nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn nên doanh số cho vay của ngành giảm 332.468 triệu đồng xuống còn 1.081.245 triệu đồng.

Xây dựng

Hệ thống cơ sở hạ tầng Tỉnh Hậu Giang ngày một khang trang nhằm thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài Tỉnh. Nhiều khu du lịch, nhà hàng khách sạn mọc lên đáp ứng nhu cầu dừng chân của khách du lịch gần xa. Bên cạnh đó, do việc làm ăn của một số công ty có hiệu quả nên mở rộng quy mô sản xuất như: KCN Tân Phú Thạnh, chế biến thủy sản Minh Phú, Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu CAFATEX... Nên doanh số cho vay của ngành trong năm 2010 tăng đáng kể, đạt 1.029.303 triệu đồng tăng 304.317 triệu đồng tương đương 41,98% so với năm 2009. Đến năm 2011, do chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tín dụng nên doanh số cho vay của ngành giảm 42,9% tương đương 441.927 triệu đồng so với năm 2010.

Ngành kinh tế khác

Cũng như công nghiệp chế biến ngành khác có xu hướng giảm rõ rệt, cụ thể năm 2009 doanh số cho vay của ngành là 1.663.676 triệu đồng, sang năm 2010 là 955.709 triệu đồng, giảm 707.967 triệu đồng hay giảm 42,55% so với năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục giảm 86,12% xuống còn 132.671 triệu đồng, giảm 823.038 triệu đồng so với năm 2010. Việc giảm doanh số cho vay một mặc do khoảng trống thị truờng thu hẹp dần đi vào bảo hoà việc phát triển manh mún nhỏ lẻ không hiệu quả, mặc khác do gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá nông sản không ổn định nên một số hộ nông dân không vay thêm vốn. Thay vào đó, Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mang lại lợi nhuận cao như thương mại dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản.

c. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Cho vay theo thành phần kinh tế, Ngân hàng thực hiện cho vay chủ yếu trên 3 nhóm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, Công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao đa phần kinh doanh trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, thương nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó, thành phần khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao nhằm phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên, cho vay xây dựng sửa chữa nhà và phục vụ cho tiêu dùng. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh số cho vay đối với thành phần này giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2009 đạt 1.128.841 triệu đồng, sang năm 2010 giảm 73,51% còn 299.039 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục giảm 72,46% xuống còn 82.345 triệu đồng.

Nguyên nhân là do trong những năm qua các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp lại mô hình kinh doanh nhằm giúp cho các doanh nghiệp kém phát triển hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, công việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trên cả nước diễn ra mạnh mẽ chuyển sang các lĩnh vực đầu tư ngoài quốc doanh, vì thế số lượng doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh Hậu Giang giảm xuống đáng kể, làm doanh số cho vay của Ngân hàng đối với thành phần này cũng giảm tương ứng.

Biểu dồ 3.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV Hậu

Giang trong 3 năm 2009-2011 6

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 T ri ệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DN Nhà Nước Công t y T NHH DNT N T hành phần khác

Công ty TNHH

Doanh số cho vay của thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, cụ thể năm 2009 là 1.494.206 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.088.730 triệu đồng, tăng 1.088.703 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân do loại hình công ty này chiếm tỷ lệ tương đối cao trên địa bàn, phát triển khá về số lượng doanh nghiệp, cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Các công ty TNHH đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng chất lượng cao nên Ngân hàng đã chủ động đầu tư cho thành phần này ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do năm 2011 Ngân hàng thắt chặt tín dụng làm doanh số cho vay của ngành giảm còn 2.111.041 triệu đồng tương đương giảm 471.895 triệu đồng so với năm 2010.

Doanh nghiệp tư nhân

Thực tế cho thấy, năm 2010 doanh số cho vay của thành phần này đạt 431.826 triệu đồng, tăng 60.142 triệu đồng so với năm 2009, sang năm 2011 giảm 158.368 triệu đồng xuống còn 273.458 triệu đồng. Phần lớn doanh nghiệp

tư nhân có doanh số cho vay đạt chưa cao và luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay là do hoạt động của một số doanh nghiệp gặp khó khăn như: giá nguyên liệu đầu vào không ổn định, giá điện và nước tăng… Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém do hoạt động của các doanh nghiệp thường mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên tính cạnh tranh về sản phẩm còn nhiều hạn chế, làm hoạt động kinh doanh kém hiệu quả khiến nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng sụt giảm.

Thành phần khác

Thành phần khác gồm: Công ty cổ phần, cá nhân, hộ sản xuất… Thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2009 đạt 2.750.006 triệu đồng, sang năm 2010, lãi suất cho vay tăng cao nên các cá nhân, hộ sản xuất ngần ngại đi vay tiêu dùng hoặc đầu tư làm doanh số cho vay trong năm giảm nhẹ 63.813 triệu đồng xuống còn 2.686.193 triệu đồng. Sang năm 2011, do thực hiện Nghị quyết 11 của chính phủ, Ngân hàng đã thắt chặt tín dụng đối với những thành phần kém hiệu quả nên doanh số cho vay năm 2011 tiếp tục giảm 749.531 triệu đồng xuống còn 1.936.662 triệu đồng so với năm 2010.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 41 - 46)