Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 56 - 58)

Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, chúng ta cần phải đi sâu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng để có những giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng tín dụng. Phân loại nợ luôn là công tác quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng, BIDV Hậu Giang có tình hình phân loại nợ xấu như sau:

Biểu đồ 3.11: Tình hình nợ xấu của BIDV Hậu Giang theo nhóm nợ trong 3 năm 2009-2011 13 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 T ri ệ u đ ồ n g

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

13

Ta thấy nợ xấu của ngân hàng liên tục tăng qua 03 năm điều này chứng tỏ rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngày càng gia tăng. Cụ thể, nợ xấu năm 2010 là 10.939 triệu đồng tăng 560 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 nợ xấu tiếp tục tăng 39.854 triệu đồng, lên 50.793 triệu đông. Nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một số khách hàng, cộng thêm tình trạng gia hạn nợ, làm khách hàng không có ý thức cao trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Do đó, nợ của những khách hàng không trả đúng hạn sẽ được Ngân hàng chuyển nhóm nợ, làm nợ xấu của Ngân hàng tăng lên, cụ thể:

Nợ nhóm 3: Nợ dưới chuẩn

Nợ nhóm này luôn chiếm tỷ trọng cao và khá biến động qua các năm. Ta thấy, năm 2009 dư nợ này là 6.591 triệu đồn. Đến năm 2010 là 2.931 triệu đồng, giảm 3.677 triệu đồng so với năm 2009. Do được sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau thời gian bị trì trệ. Từ đó, tạo ra lợi nhuận ngày một tăng và việc trả nợ cho Ngân hàng cũng gặp nhiều thuận lợi. Sang năm 2011 dư nợ nhóm này tăng cao lên 35.099 triệu đồng, tăng 32.186 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi đầu ra không có hoặc giá thấp khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng thanh toán các khoản nợ cho Ngân hàng nên làm cho dư nợ nhóm này tăng, đồng thời chứng tỏ khả năng kiểm soát nợ của Ngân hàng giảm sút. Từ đó, phát sinh nhiều khoản nợ chuyển sang nhóm 3. Cũng với nguyên nhân này mà khiến cho nợ nhóm 4 cũng tăng mạnh trong năm 2011.

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Khoản nợ này luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn 2 nhóm nợ còn lại trong 02 năm 2009-2010, sang năm 2011 tăng ở mức cao nhưng vẫn thấp hơn nợ nhóm 3 và có xu hướng tăng giảm không đều qua 03 năm. Cụ thể, năm 2009 nợ này là 1.435 triệu đồng chiếm 13,83% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2010, nợ này là 140 triệu đồng giảm 1.295 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm 1,28% trong tổng nợ xấu. Nhưng đến năm 2011 dư nợ tăng mạnh lên 14.579 triệu đồng tăng 32.186 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm 28,7% trong tổng nợ xấu.

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Dư nợ nhóm này chiếm tỷ trọng cũng khá cao và tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2009 dư nợ nhóm này là 2.354 triệu đồng, sang năm 2010

năm 2009, chiếm 72,09% trong tổng nợ xấu, nguyên nhân là do một số khách hàng doanh nghiệp tư nhân làm ăn bị thua lỗ dẫn đến phá sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2011 dư nợ nhóm này giảm đáng kể từ 7.886 triệu đồng còn 1.115 triệu đồng, giảm 6.771 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm chỉ 2,2% trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng cường công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ xấu bằng cách bán nợ, trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nên làm cho nợ quá hạn nhóm này giảm xuống nhanh chóng và đó cũng là một điều tốt nên Ngân hàng càng phải phát huy hơn nữa để có thể thu được hết các khoản nợ từ khách hàng.

Tóm lại, nợ xấu của Ngân hàng ngày càng xấu đi, tuy đây là những khoản nợ mà ngân hàng còn có khả năng thu hồi được nhưng nó vẫn tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ thất thoát vốn, nếu phân tích kỹ thì có sự dịch chuyển của các khoản nợ sang nhóm nợ xấu hơn. Do đó, ngân hàng phải sớm có biện pháp kiểm soát tín dụng chặt chẽ để hạn chế khả năng chuyển dịch của các nhóm nợ, đồng thời tập trung theo dõi sát sao để tránh rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển vn chi nhánh hậu giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)