Ngành nuôi trồng thuỷ sản
Nợ xấu ngành này trong 03 năm qua có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu ngành là 4.050 triệu đồng, sang năm 2010 là 2.150 triệu đồng giảm 1.900 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục giảm 567 triệu đồng xuống còn 1.583 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2009 được sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp và các hộ nuôi trồng thủy sản phục hồi sản xuất. Bên cạnh đó, giá cả của các mặt hàng thủy hải sản cũng tăng qua các năm nên giúp cho việc kinh doanh đối với ngành này ngày càng hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán dần nợ Ngân hàng
Biểu đồ 3.13: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của ngân hàng qua
3 năm 2009-2011 15 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 T ri ệu đ ồ n g
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp chế biến T hương Nghiệp Xây dựng Ngành khác
Công nghiệp chế biến
Nợ xấu ngành này có sự biến động qua các năm nhưng sự biến động này không đáng kể. Năm 2009 nợ xấu ngành là 1.607 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,48%, năm 2010 là 1.753 triệu đồng tăng 9,09% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 16,02%, đến năm 2011 tiếp tục tăng 112,55% lên 3.736 triệu đồng so với năm 2010 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 7,34% trong tổng nợ xấu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Thế giới dần hồi phục, thị trường được mở rộng, nhu cầu nhập khẩu từ các nước đã và đang tăng mạnh nhưng do tình hình sản xuất chế biến thủy sản trong Tỉnh gặp khôngít khó khăn như: giá cả các mặt hàng thủy sản tăng, giá xăng, điện tăng làm chi phí đầu vào tăng, sức cạnh tranh sản phẩm thấp nên giá trị sản xuất tăng trưởng chậm khiến khách hàng không thể thanh toán được hết nợ cho Ngân hàng, làm cho nợ xấu gia tăng.
Thương nghiệp
Nợ xấu ngành thương nghiệp có sự biến động qua 3 năm như sau: năm 2009 là 2.040 triệu đồng chiếm 19,65%/tổng nợ xấu. Năm 2010 giảm 65,33% tương đương giảm 1.333 triệu đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 6,49%. Năm 2009 do sự điều tiết của Chính Phủ, tình hình kinh tế và lạm phát tạm ổn định, ngân hàng mở rộng cho vay để tiếp vốn cho thương nghiệp phát triển một cách đồng bộ cả về quy mô, thị trường và hiệu quả kinh doanh, đồng thời ngân
15
hàng cũng đánh giá khách hàng thường xuyên và đôn đốc việc trả nợ nên tình hình nợ xấu của ngành năm 2010 giảm đáng kể và chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2011 thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Ngân hàng đã thắt chặt tiền tệ, giảm lượng tiền lưu thông làm ngành thương nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh, co cụm lại làm kém hiệu quả hoạt động, bên cạnh đó một số doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác như: gạch men, đường cát, quần áo, mỹ phẩm…bị ảnh hưởng bởi hàng nhập lậu, có chi phí thấp hơn làm hàng hóa các doanh nghiệp sản xuất ra không bán được, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng làm nợ xấu của ngành tăng lên 21.028 triệu đồng so với năm 2010.
Ngành xây dựng
Ngành xây dựng có nợ xấu tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2009 là 1.231 triệu đồng, năm 2010 là 2.592 triệu đồng, tăng 1.361 triệu đồng (tăng 110,58%) so với năm 2009. Nguyên nhân do có sự nới lỏng chính sách tiền tệ, chương trình hỗ trợ lãi suất 4% theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giải ngân hỗ trợ chi phí đối với khách hàng và do trong đầu tư xây dựng phải được thực hiện đúng tiến độ thi công và giải ngân nên ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán nợ đến hạn do các công trình còn dở dang. Bên cạnh đó, trong khi nền kinh tế Hậu Giang đang trên đà phát triển, nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng của khách hàng ngày càng cao thì Chính phủ lại ban hành chính sách thắt chặt tín dụng thông qua Nghị quyết 11 khiến các công trình thiếu vốn đầu tư, xây dựng dở dang dẫn đến nợ xấu năm 2011 tăng cao (tăng 494,2%) so với năm 2010.
Ngành khác:
Năm 2009 nợ xấu ngành khác là 1.452 triệu đồng, sang năm 2010 là 3.738 triệu đồng, đến năm 2011 là 8.347 triệu đồng tăng 123,4% so với năm 2010. Ta thấy, nợ xấu ngành khác liên tục tăng qua 3 năm, do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và trên Thế giới, năm 2009 hàng loạt các Ngân hàng trên Thế giới bị đóng cửa tuyên bố phá sản,năm 2011 kinh tế Mỹ và châu Âu vướng vào cuộc khủng hoảng nợ công, Việt Nam cũng bị hãng Standard & Poors (S&P) hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng “tiêu cực” đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cùng với việc hạ bậc tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, S&P cũng đã đánh tụt hạng tín nhiệm của 3 Ngân hàng lớn trong nước là BIDV, Techcombank và Vietcombank xuống BB-. Ngoài ra, giá vàng và ngoại tệ biến động khá mạnh, giá cả các sản phẩm, hàng hóa đồng loạt tăng… Nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề, làm cho nợ xấu tại Ngân hàng tăng lên.