CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH THỰC CHỨNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK KHU VỰC HÀ NỘI
4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Sacombank khu vực Hà Nội
4.2.4. Phân tích hồi quy
4.2.4.1. Phân tích hệ số tương quan
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính, ta xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc qua hệ số tương quan Pearson của bảng hệ số tương quan để đánh giá giá trị phân biệt. Hệ số tương quan sẽ nằm trong khoảng [-1;1]. Nếu bằng -1 nghĩa là tương quan nghịch và +1 là tương quan thuận, nếu bằng 0 nghĩa là không có tương quan. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích tương quan trong bảng 4.10 cho thấy hệ số tương quan với mức ý nghĩa 1% sig của các cặp phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đều < 0.01. Điều này chứng tỏ biến phụ thuộc và các biến độc lập có sự tương quan và phân tích hồi quy là phù hợp.
Bảng 4.10. Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson Correlations
QD SHI DSD QCCQ CP AT
QD
Pearson
Correlation 1 0.620** .358** .377** .352** .524**
Sig. (2-tailed) 0.000 .000 .000 .000 .000
N 280 280 280 280 280 280
SHI Pearson
Correlation 0.620** 1 .018 .247** .048 .462**
Sig. (2-tailed) 0.000 .759 .000 .424 .000
N 280 280 280 280 280 280
45 Correlations
QD SHI DSD QCCQ CP AT
DSD
Pearson
Correlation .358** .018 1 .266** .477** .103 Sig. (2-tailed) .000 .759 .000 .000 .084
N 280 280 280 280 280 280
QCCQ
Pearson
Correlation .377** .247** .266** 1 .366** .186**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .002
N 280 280 280 280 280 280
CP
Pearson
Correlation .352** .048 .477** .366** 1 .144*
Sig. (2-tailed) .000 .424 .000 .000 .016
N 280 280 280 280 280 280
AT
Pearson
Correlation .524** .462** .103 .186** .144* 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .084 .002 .016
N 280 280 280 280 280 280
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS) Dựa vào bảng phân tích kết quả tương quan 4.10, ta thấy được có sự tương quan giữa biến phụ thuộc “quyết định sử dụng” và các biến độc lập, thể hiện qua hệ số tương quan như sau: sự hữu ích 0.62, dễ sử dụng 0.358, quy chuẩn chủ quan 0.377, an toàn 0.524 chi phí 0. 352. Các biến độc lập đều có tương quan đồng biến với biến phụ thuộc.
4.2.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.11. Tóm tắt các chỉ số của mô hình
Model Summaryb Model R R Square Adjusted R
Square Std. Error of the Estimate
Change Statistics
Durbin- Watson R Square
Change F
Change df1 df2 Sig. F Change
1 .769a .592 .584 .366 .592 79.372 5 274 .000 1.778
a. Predictors: (Constant), AT, DSD, QCCQ, SHI, CP b. Dependent Variable: QD
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
46
Từ bảng 4.11 ta thấy với mức ý nghĩa 0.05 % ta thấy kết quả phân tích hồi quy phù hợp. Hệ số biến thiên R hiệu chỉnh bằng 0.584, tức là có 58.40% sự biến thiên của Quyết định sử dụng thẻ tín dụng được giải thích bởi 5 biến độc lập là cảm nhận sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, quy chuẩn chủ quan, mức độ an toàn, chi phí sử dụng thẻ 41.60 % còn lại tượng trưng cho các yếu tố khác chưa đưa vào kiểm định trong mô hình này.
Bảng 4.12. Phân tích phương sai Anova ANOVAa
Model Sum of
Squares df Mean
Square F Sig.
1
Regression 53.070 5 10.614 79.372 .000b
Residual 36.641 274 .134
Total 89.711 279
a. Dependent Variable: QD
b. Predictors: (Constant), AT, DSD, QCCQ, SHI, CP
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS) Trong bảng 4.12 phân tích ANOVA giá trị F=79.372 và sig = 0.000 nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
4.2.4.3. Phân tích hồi quy
Thực hiện phân tích hồi quy với biến độc lập: (1) Cảm nhận sự hữu ích (SHI);
(2) Nhận thức dễ sử dụng (DSD); (3) Quy chuẩn chủ quan (QCCQ); (4) Mức độ an toàn (AT); (5) Chi phí khi sử dụng (CP). Tác giả sử dụng phương pháp đưa tất cả các biến vào cùng một lượt để phân tích và phương trình hồi quy có dạng như sau:
QD = β1*HUUICH + β2*DESUDUNG + β3*QUYCHUAN + β4*CHIPHI + + β5*ANTOAN
Trong đó:
QD: Quyết định sử dụng
HUUICH: Cảm nhận sự hữu ích DESUDUNG: Nhận thức dễ sử dụng QUYCHUAN: Quy chuẩn chủ quan
ANTOAN: Mức độ an toàn CHIPHI: Chi phí sử dụng
βk là hệ số hồi quy riêng phần (k = 1…, 5)
47
Bảng 4.13. Kết quả mô hình hồi quy Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients Standardized
Coefficients t Sig.
95.0%
Confidence Interval for B
Collinearity Statistics
B Std.Error Beta Lower
Bound
Upper Bound
Toleran-
ce VVIF
1
(Const) -.946 .251 -3.762 .000 -1.441 -.451
SHI .438 .041 .473 10.611 .000 .357 .519 .752 1.330 DSD .267 .052 .226 5.110 .000 .164 .371 .760 1.315 QCCQ .126 .054 .101 2.337 .020 .020 .232 .801 1.248 CP .162 .050 .149 3.249 .001 .064 .261 .704 1.420 AT .217 .040 .242 5.496 .000 .139 .295 .769 1.300 a. Dependent Variable: QD
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS) Từ bảng 4.13 ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố nhỏ hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.
Từ bảng kết quả hệ số hồi quy 15 thì yếu tố đều có tác động dương (hệ số β dương) đến Quyết định sử dụng thẻ tín dụng với mức ý nghĩa Sig < 0.05 nên nhân tố đều được đưa vào mô hình hồi quy. Như vậy, phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình có thể viết dưới dạng:
QD = 0.473*HUUICH + 0.226*DESUDUNG + 0.101*QUYCHUAN + +0.149*CHIPHI + 0.242*ANTOAN
Cảm nhận sự hữu ích của thẻ tín dụng tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank tăng thêm 0.473 đơn vị (các nhân tố khác không đổi)
Nhận thức dễ sử dụng của thẻ tín dụng tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank tăng thêm 0.226 đơn vị (các nhân tố khác không đổi)
Quy chuẩn chủ quan khi sử dụng thẻ tín dụng tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank tăng thêm 0.101 đơn vị (các nhân tố khác không đổi)
48
Nhận thức an toàn, bảo mật khi sử dụng thẻ tín dụng tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank tăng thêm 0.242 đơn vị (các nhân tố khác không đổi)
Chi phí sử dụng thẻ tín dụng tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank tăng thêm 0.149 đơn vị (các nhân tố khác không đổi).
4.2.4.4. Kiểm định giả thuyết
Theo như kết quả nghiên cứu thì các biến độc lập đều tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Quyết định sử dụng (QDSD), theo đó các giả thuyết đề nghị của nghiên cứu đều được chấp nhận.
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Nội dung P (Sig.) Kết quả kiểm định H1
Cảm nhận sự hữu ích có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
0.000 Chấp nhận giả thuyết H1 H2
Nhận thức dễ sử dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
0.000 Chấp nhận giả thuyết H2 H3
Quy chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
0.02 Chấp nhận giả thuyết H3 H4
Chi phí sử dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
0.001 Chấp nhận giả thuyết H4 H5
Mức độ an toàn có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
0.000 Chấp nhận giả thuyết H5
Kết luận đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng:
H1: “Cảm nhận sự hữu ích có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng”
Kết quả kiểm định yếu tố Cảm nhận sự hữu (HUUICH) có giá trị P value (sig.) 0.000 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố cảm nhận hữu ích của thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank
49
nên giả thuyết H1 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố HUUICH là 0.473 hệ số lớn nhất trong 5 yếu tố chứng tỏ yếu tố này có mức độ quan trọng hàng đầu trong 5 yếu tố xem xét trong mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank. Với đặc điểm của thẻ tín dụng là mang lại sự tiện lợi đồng thời được hưởng rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ cho người sử dụng, vì vậy khách hàng càng quan tâm đến sự hữu ích của thẻ tín dụng thì sẽ càng ủng hộ quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
H2: Nhận thức dễ sử dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank
Kết quả kiểm định yếu tố Nhận thức dễ sử dụng (DESUDUNG) có giá trị P value (sig.) 0.000 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố nhận thức dễ sử dụng của thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank nên giả thuyết H2 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố DESUDUNG là 0.226 hệ số lớn thứ 3 trong 5 yếu tố. Khi khách hàng cảm thấy việc mở và sử dụng thẻ tín dụng quá khó khăn và gây áp lực với họ thì họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm khác thay thế.
H3: Quy chuẩn chủ quan của thẻ tín dụng cực tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank
Kết quả kiểm định yếu tố Quy chuẩn chủ quan của thẻ tín dụng (QUYCHUAN) có giá trị P value (sig.) 0.02 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố quy chuẩn chủ quan của thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank nên giả thuyết H3 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố QUYCHUAN là 0.101 hệ số nhỏ nhất trong 5 yếu tố, chứng tỏ yếu tố này có mức quan trọng ít nhất trong 5 yếu tố xem xét trong mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank. Trước khi khách hàng đưa ra quyết định sử dụng thẻ tín dụng họ chịu ảnh hưởng từ nhũng người thân, bạn bè. Khi thẻ tín dụng được nhiều ý kiến đồng tình và khuyến khích thì khách hàng cũng sẽ cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, càng nhiều ý kiến tích cực từ người thân, bạn bè và phương tiện truyền thông thì quyết định sử dụng thẻ tín dụng ngày càng tăng lên.
50
H4: Chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank.
Kết quả kiểm định yếu tố Chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng (CHIPHI) có giá trị P value (sig.) 0.001 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố chi phí khi sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank nên giả thuyết H4 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố ANTOAN là 0.149 hệ số lớn thứ tư trong 5 yếu tố, chứng tỏ yếu tố này có mức quan trọng thứ tư trong 5 yếu tố xem xét trong mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank. Nếu khách hàng nhận thấy mức chi phí mà họ bỏ ra khi sử dụng thẻ là chấp nhận được so với các sản phẩm khác, và nhữnng lợi ích mà họ nhận được nhiều hơn những lợi ích mà họ phải bỏ ra thì khách hàng càng gia tăng quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
H5: Mức độ an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank.
Kết quả kiểm định yếu tố nhận thức an toàn, bảo mật khi sử dụng thẻ tín dụng (ANTOAN) có giá trị P value (sig.) 0.000 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố Nhận thức an toàn, bảo mật khi sử dụng thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Sacombank nên giả thuyết H4 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố ANTOAN là 0.242 hệ số lớn thứ hai trong 5 yếu tố, chứng tỏ yếu tố này có mức quan trọng thứ tư trong yếu tố xem xét trong mô hình đưa ra. Các yếu tố an toàn và tâm lý ngại rủi ro cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân.
Vậy, mô hình hồi quy nghiên cứu sau khi kiểm định chính thức:
QD = 0.473*HUUICH + 0.226*DESUDUNG + 0.101*QUYCHUAN + 0.149*CHIPHI+ 0.242*ANTOAN
51