CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
5.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp
Tâm lý sử dụng tiền mặt vẫn còn ăn sâu vào tâm lý của người dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước nên có những biện pháp thúc đẩy hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng cường những hoạt động tuyên truyền về những lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm từng bước thay đổi nhận thức của người dân.
Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các chính sách ưu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS.
Phối hợp với Bộ Công thương trong việc yêu cầu các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị POS và chấp nhận thanh toán bằng thẻ;
không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với thanh toán bằng thẻ. Quan tâm và xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh toán thẻ qua POS theo đúng các quy định hiện hành; đồng thời nghiên cứu có chế tài, biện pháp xử lý có hiệu quả để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định này trên thực tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng của thế giới nhằm ứng dụng có hiệu quả vào Việt Nam.
Bộ Công Thương cần ban hành chính sách khuyến khích để các website thương mại điện tử kết nối với các cổng thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ.
Chính phủ nên xây dựng một hành lang pháp lý cho lĩnh vực thanh thẻ để quy định cụ thể quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình thanh toán điện tử (ĐVCNT, NHPT, khách hàng), đồng thời có chế tài xử phạt chặt chẽ những hoạt động gian lận, lừa đảo, giả mạo trong quá trình thanh toán điện tử. Cho đến nay, chưa
63
có một văn bản pháp lý riêng quy định đầy đủ về quy trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng điện tử, tiền điện tử để tạo dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, thống nhất cho việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng. Các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật (Nhất là C50: Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao) phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để phòng và chống những gian lận, lừa đảo trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt.
5.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
Tổ chức triển khai chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán. Về triển khai công tác giám sát, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá tính an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước quản lý và vận hành.
Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách khuyến khích kinh doanh thẻ tín dụng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các ngân hàng thương mại bằng cách quy định trần lãi suất, mức chi phí để tạo môi trường cạnh tranh hoàn hảo cho các ngân hàng.
Xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống viễn thông, internet, hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử.
Đẩy nhanh tiến độ của hoạt động chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ gắn vi mạch điện tử để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán.
5.3.3. Kiến nghị với hiệp hội thẻ
Hiệp hội thẻ nên kết hợp với các ngân hàng thành viên để thống nhất những chính sách hoạt động, cũng như cùng nhau tìm cách khắc phục các hạn chế trong kinh doanh thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng.
Phối hợp với các ngân hàng thành viên để xử lý tình trạng phụ thu phí tại các ĐVCNT, quản lý rủi do và ngăn chặn tội phảm thẻ, thống nhất chính sách xây dựng biểu phí nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho ngân hàng thành viên.
Liên kết các ngân hàng để tạo ra một môi trường thanh toán liên ngân hàng, tức là khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện sử dụng các dịch vụ thanh toán thẻ tại các nơi cung ứng dịch vụ của các ngân hàng khác tuyến với mức phí hợp lý.
64
Hiệp hội thẻ trong nước nên duy trì mối quan hệ với các hiệp hội thẻ quốc tế, nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới về kinh doanh thẻ và đảm bảo an toàn trong thanh toán thẻ.
Kết hợp chặt chẽ với NHNN, với chính phủ và các bộ ngành đề đề kịp thời xuất những chính sách, phương án, giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.
65 KẾT LUẬN
Bằng cách vận dụng kiến thức của mô hình nghiên cứu chấp nhận công nghệ mới (TAM) của Davis (1996), mô hình thuyết hành vi hoạch định TPB của Aijen (1991) và một số nghiên cứu của các tác giả khác, tác giả đã xây dựng và chạy định lượng trên phần mềm spss mô hình xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Sacombank khu vực Hà Nội với năm yếu tố độc lập được đo lường bằng 23 biến quan sát. Năm yếu tố được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng đồng biến từ cao đến thấp như sau: Cảm nhận sự hữu ích, mức độ an toàn, nhận thức sự dễ sử dụng, chi phí và quy chuẩn chủ quan.
Bên cạnh đó, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu thực chứng để khuyến nghị một số giải pháp cho ngân hàng Sacombank để phát triền hệ khách hàng cá nhân mới và duy trì quan hệ với hệ khách hàng cá nhân hiện hữu. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ, các cơ quan nhà nước, NHNN, hiệp hội thẻ để nhằm phát triển hoạt động thanh toán phi tiền mặt và kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại một cách bền vững và an toàn.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thế Giới – Lê Thanh Huy (2006), Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học.
[2] Hanudin Amin (2008), Phân tích xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua điện thoại tại Malaysia
[3] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Tp.HCM.
[4] Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
[5] Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011), Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam
[6] Sacombank, Báo cáo thường niên Sacombank, 2013, 2014, 2015,2016,2017 [7] Website http//www.sbv.gov.vn của Ngân hàng nhà nước Việt
[8] Website http//www.sacombank.com.vn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
[9] Ajzen.I (1991), The Theory of planned behavior, Organization Behavior and Human Decision Processes.
[10] Davis el (1989), Technology acceptance model
[11] Kolter, P., &Keller, K.L (2006), Marketing Mangement.
[12] Luarn & Lin (2005), What drives Malaysian m‐commerce adoption? An empirical analysis