Kỹ năng và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 32 - 36)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.2. Một số khái niệm

1.2.4. Kỹ năng và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

Theo A. P. Rudich, kỹ năng (KN) được định nghĩa là hành động mà trong đó con người áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để đạt được kết quả trong một hoạt động cụ thể. Cũng theo quan điểm của A.V. Petrovxki, KN là phương thức thực hiện dựa trên nền tảng tri thức. Kỹ năng hình thành thông qua quá trình rèn luyện, giúp con người có khả năng thực hiện các hành động không chỉ trong những môi trường quen thuộc mà còn trong các tình huống thay đổi [42].

Theo Trần Bá Hoành (1996), KN chính là khả năng áp dụng những kiến thức đã tiếp nhận vào thực tiễn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Khi được hoàn thiện đến mức độ thuần thục, KN trở thành kỹ xảo [43]. Theo Nguyễn Đình Chỉnh, KN có thể là thao tác đơn giản hoặc phức tạp với tính chất nhận thức hay hoạt động tay chân, nhằm đạt được kết quả mong muốn. Sự phân loại này chỉ mang tính tương đối vì nhiều kỹ năng cùng lúc có thể vừa mang tính nhận thức vừa mang tính tay chân [44]. Theo Phan Đức Duy (2012), KN biểu thị khả năng của con người để thực hiện các thao tác và thói quen đã hình thành qua quá trình nhận thức và hoạt động [45].

Tóm lại, KN biểu hiện khả năng thực hiện hiệu quả một hành động nào đó dựa trên tri thức và kinh nghiệm sẵn có của cá nhân.

Theo Trần Bá Hoành (1993), KN dạy học được hiểu là khả năng tiến hành các hoạt động dạy học với chất lượng cao [46]. Kỹ năng dạy học của giáo viên được hình thành thông qua quá trình đào tạo và liên tục tích lũy, phát triển trong suốt quá trình giảng dạy.

Đối với GV bộ môn Sinh học, có sự gắn bó mật thiết giữa việc dạy lý thuyết và các nội dung thực hành. Vì vậy, bên cạnh KN dạy học thông thường, KN dạy học thực hành là một thành tố đặc trưng và quan trọng của năng lực dạy hoc.

Chuẩn năng lực nghề nghiệp GV và cũng là một tiêu chí năng lực dạy học của chuẩn đầu ra chương trình đào tạo GV được thể hiện ở sơ đồ hình 1.1:

Hình 1.1: Sơ đồ năng lực nghề nghiệp của SV tốt nghiệp Đại học Sư phạm [38].

1.2.4.2. Kỹ năng xử lý tình huống trong dạy học

Tình huống luôn tồn tại khách quan trong quá trình dạy học, kết quả giải quyết tình huống phụ thuộc nhiều vào KN và kinh nghiệm của GV. Theo Lã Văn

Năng lực khoa học chuyên ngành

Năng lực dạy học

Năng lực giáo dục

Định hướng sự phát

triển của HS

Phát triển cộng đồng

Phát triển cá

nhân Năng lực

sư phạm NĂNG LỰC

NGHỀ NGHIỆP

Mến (2005), KN giải quyết tình huống sư phạm là sự thực hiện hợp lý và có kết quả ổn định hành động giải quyết tình huống sư phạm với những điều kiện xác định. KN xử lý tình huống trong công tác dạy học là khả năng tiến hành quá trình tư duy sư phạm, trong quá trình đó GV – chủ thể giải quyết tình huống, phải huy động những kinh nghiệm sư phạm để tìm kiếm, lựa chọn và thực thi phương án giải quyết có hiệu quả vấn đề trong tình huống qua đó tạo động lực thúc đẩy công tác dạy học đạt kết quả tốt đồng thời nâng cao năng lực dạy học của bản thân [14].

KN xử lý tình huống được hiểu là những cách thức phân tích, liên hệ, tìm hiểu các thông tin khác nhau để có thể có một cái nhìn tổng thể nhất về sự vật, hiện tượng đang diễn ra. Đồng thời, bạn sẽ cần phải đưa ra được những phương án đánh giá, giải quyết được vấn đề một cách thỏa đáng nhất trong khả năng có thể.

Có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về tình huống dạy học cũng như các bước xử lý tình huống dạy học. Theo Bùi Thị Mùi (2011) “Tình huống trong dạy học là một loại tình huống sư phạm.

Tác giả còn đưa ra quy trình 6 bước xử lý tình huống trong dạy học:

Bước 1: Phát hiện, phân tích các dữ kiện của tình huống

Khi tình huống xuất hiện, đầu tiên GV cần nhận diện được vấn đề của tình huống. Để giải quyết hiệu quả tình huống GV cần xác định các yếu tố của tình huống, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố này, nhận diện yếu tố nào là nguyên nhân cơ bản tạo nên mâu thuẫn của tình huống. Quá trình phân tích này sẽ giúp GV phát hiện nhanh chóng vấn đề cơ bản của tình huống.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết tình huống

Trong mỗi tình huống xuất hiện sẽ có một hay nhiều vấn đề cần giải quyết, GV cần nhận diện được các vấn đề đó làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu của quá trình giải quyết. Tình huống sau khi được giải quyết sẽ đạt được mục đích gì trong quá trình dạy học.

Bước 3: Tìm hiểu nguyên nhân

Mỗi khó khăn, mâu thuẫn nảy sinh trong dạy học đều có nguyên nhân. Sau khi xác định vấn đề cần tìm hiểu nguyên nhân.

Bước 4: Đề xuất phương án giải quyết phù hợp

Căn cứ vào mục tiêu xử lý tình huống và kết quả việc phân tích các yếu tố của tình huống, GV dự đoán và đề xuất các phương án xử lý dựa vào tri thức và kinh nghiệm cá nhân. Các phương án này cần được GV dự kiến ưu nhược điểm trong các điều kiện thực tiễn khác nhau làm cơ sở cho việc quyết định phương án giải quyết tối ưu.

Bước 5: Lý giải được phương án đã chọn

Sau khi lựa chọn phương án xử lý, GV tiến hành phân tích cở sở khoa học, sự phù hợp của phương án đã chọn trong những hoàn cảnh cụ thể làm cơ sở cho việc giải quyết hiệu quả các vấn đề của tình huống.

Bước 6: Thực nghiệm, đánh giá phương án đã lựa chọn

GV tiến hành thực nghiệm phương án đã lựa chọn, xem xét tiến trình và kết quả của quá trình giải quyết có phù hợp hay không để có những điều chỉnh phù hợp và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình xử lý tình huống [41].

Như vậy, để hình thành KN xử lý tình huống trong dạy học, GV cần được trang bị và rèn luyện các KN thành phần theo trình tự logic trên. Tuỳ vào điều kiện thực tế, GV có thể linh hoạt lựa chọn các phương án xử lý phù hợp cho kết quả tối ưu nhất. Quá trình xử lý tình huống trong dạy học rất đa dạng và xuất hiện thường xuyên, vì thế GV cần chủ động dự kiến các tình huống có thể xuất hiện để chủ động hơn trong các phương án giải quyết.

1.2.4.3. Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên

Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo là kỹ năng sử dụng tri thức, kinh nghiệm, tư duy sư phạm cùng kỹ năng ngôn ngữ nhằm nhận định, phán đoán và xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và hợp lý.

Kỹ năng này thể hiện ở việc giáo viên có thể lựa chọn và áp dụng các biện pháp, phương pháp ứng xử và giải quyết nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục, duy trì môi trường học tập tích cực, đồng thời giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)