Tình hình giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 58 - 62)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

2.1. Khái quát kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục huyện Bình Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống chính sách và cơ chế liên quan đến giáo dục ngày càng được hoàn thiện hơn; mạng lưới các cơ sở giáo dục đã được xem xét, tổ chức lại một cách hợp lý; quy mô và hệ thống giáo dục duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Cơ sở vật chất cùng với trang thiết bị phục vụ giảng dạy đã được đầu tư theo hướng đồng bộ và hiện đại, nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu giảng dạy và học tập. Công tác an sinh xã hội cũng như chất lượng giáo dục đều được nâng cao, bảo đảm sự công bằng trong việc tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng. Cụ thể:

Quy mô giáo dục và hệ thống các cơ sở giáo dục không ngừng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc tiếp cận nền giáo dục có chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư, đặc biệt là trẻ em mầm non cùng những nhóm đối tượng yếu thế.

Cơ sở vật chất cùng các công trình hỗ trợ đã trải qua quá trình sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới để phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy.Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, về cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy - học của giáo viên và học sinh; hầu hết các trường được kết nối mạng Internet, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; hệ thống thư viện trong các nhà trường được quan tâm xây dựng, nâng cấp, từng bước được chuẩn hóa; nhà vệ sinh và công trình nước sạch học đường được quan tâm xây dựng, sửa chữa; 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, huyện có Trung tâm GDNN-GDTX, tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội được học tập thường xuyên, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, kinh doanh.

Đội ngũ cán bộ giáo dục và quản lý trường học không ngừng gia tăng về số lượng qua từng năm, đồng thời cũng được đảm bảo về chất lượng và ngày càng hoàn thiện hơn trong cơ cấu tổ chức, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Huyện luôn chú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng chuyên môn, khả năng tin học, ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức của người thầy. Đặc biệt, huyện đã chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm cũng như đổi mới các phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và thực hiện dạy học tích hợp. Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều thể hiện tình yêu nghề nghiệp sâu sắc, có phẩm hạnh tốt đẹp cùng tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Họ có ý chí phấn đấu vươn lên, tích cực tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân. Năng lực sư phạm của phần lớn các nhà giáo đã được cải thiện rõ rệt nhằm phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung cũng như phương pháp giáo dục.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáo dục công lập chủ yếu đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Mặc dù tỷ lệ nhỏ giáo viên ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở chưa đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục

2019 nhưng huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể để nâng cao tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng này. Nhiều cán bộ quản lý và giáo viên đã vượt qua chuẩn trình độ đào tạo. Công tác bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp đã được củng cố nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc dạy học môn ngoại ngữ này.

Huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT hướng dẫn CBQL, GV đăng kí các đợt thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp vừa khẳng định được sự tiến bộ về chuyên môn nghiệp vụ, vừa giải quyết được quyền lợi của giáo viên có năng lực về bậc lương, tăng cường đời sống vật chất để giáo viên thêm gắn bó, tâm huyết với nghề.

Do sự khác biệt giữa hai cấp học tiểu học và THCS về chương trình, đối tượng học sinh, đội ngũ, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nên việc sáp nhập các trường liên cấp TH&THCS hoạt động chưa hiệu quả, trong công tác điều hành gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ và thực hiện chính sách đối với nhà giáo còn nhiều vướng mắc, chất lượng giáo dục chưa cao.

Hệ thống trường học các cấp của huyện xây dựng trước đây một số thiếu diện tích; quy hoạch xây dựng, mật độ xây dựng chưa phù hợp; đến nay một số khối phòng đã xuống cấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT như: khối phòng hành chính quản trị, khối phòng học, khối phòng hỗ trợ học tập, khối phụ trợ, khu sân chơi thể dục thể thao, khối phục vụ sinh hoạt, hạ tầng kĩ thuật, thiết bị dạy học. Hệ thống điện chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở các nhà trường khi máy móc, thiết bị giáo dục ngày càng được đầu tư và số lượng điều hòa các lớp học ngày càng tăng do triển khai xã hội hóa.

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chưa được giải quyết triệt để; Thu nhập đời sống của CBQL, GV còn thấp, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực để GV thực sự chuyên tâm, yêu nghề. Chưa thu hút được sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc theo học các trường sư phạm và về công tác trong ngành

trường phổ thông chưa cao, chưa tạo được môi trường để giao tiếp ngoại ngữ thường xuyên; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tương xứng với sự đầu tư của huyện và nhân dân. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà còn có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương trong huyện.

Trong 5 năm qua, ở bậc Tiểu học, toàn huyện có 99,5% ho ̣c sinh hoàn thành chương trình lớp ho ̣c, trong đó có hơn 71% số ho ̣c sinh xếp loa ̣i tốt, trên 23,5%

học sinh xếp loa ̣i đa ̣t về năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Bậc Trung học cơ sở có 209 học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9, 24 học sinh đạt giải tại các sân chơi trí tuệ, thể dục thể thao cấp quốc gia, khu vực, trong đó có 1 giải nhất, 5 giải nhì, 14 giải ba.

Để đạt được thành tựu này, trong những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ sở giáo dục đã nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến công tác quản lý; khuyến khích đội ngũ cán bộ và giáo viên chủ động rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và phát huy tối đa khả năng cũng như sở trường trong lĩnh vực giảng dạy. Các cơ sở giáo dục định kỳ tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng, tập huấn nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao kỹ năng tiếng Anh, tin học; đồng thời hướng dẫn bảo quản, khai thác và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn thảo giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng E-learning. Ngoài ra, các cuộc thi khảo sát dành cho giáo viên ở tất cả các cấp học được tổ chức thường xuyên; tăng cường hoạt động thanh tra và kiểm tra đối với các hoạt động giáo dục tại từng trường học, lấy kết quả đánh giá của giáo viên và học sinh làm tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của cán bộ quản lý.

Để tiến hành cải cách hình thức đánh giá đối với học sinh bậc tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Mục tiêu là khuyến khích sự chủ động, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến

thức cùng kỹ năng của học sinh, đồng thời loại bỏ lối truyền đạt một chiều có tính áp đặt, thúc đẩy tinh thần tự học và tự cập nhật tri thức.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra, xem xét và nâng cấp cơ sở vật chất của các trường học. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có 995 phòng học kiên cố, tăng thêm 184 phòng; 176 phòng học chức năng, tăng thêm 126 phòng so với năm 2015; tất cả 52 trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và có 15 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Để đảm bảo quá trình giáo dục tiếp tục phát triển ổn định và bền vững trong tương lai gần, bên cạnh việc tích cực cải cách công tác quản lý và nâng cao kỷ luật trong hoạt động giáo dục, ngành Giáo dục Bình Xuyên sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị. Đồng thời, sẽ tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và phù hợp về cơ cấu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương cũng như thực hiện các mục tiêu đổi mới trong lĩnh vực giáo dục.

Đồng thời, đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật trong các nhà trường, tăng cường hoạt động ngoại khóa, gắn kết nhà trường với xã hội trong việc giáo dục học sinh. Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 70% trường học mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 100% các trường có đủ phòng kiên cố để học 2 buổi/ngày; chất lượng giáo dục bậc THCS đứng ở top 2 các huyện, thành phố trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)