Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.2. Tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đốі tượng khảo sát là chuуên vіên Phòng Gіáo dục và Đào tạo; Cán bộ quản lý, GV mầm non các trường Mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
Trường MN Phú Xuân A Trường MN Tân Phong Trường MN Đồng Xuân Trường MN Liên Hiệp Trường MN Đạo Đức
Bảng 2.5. Danh sách đốі tượng khảo sát
ĐƠN VỊ CBQL GV Tổng số
Trường MN Phú Xuân A 5 20 25
Trường MN Tân Phong 5 36 41
Trường MN Đồng Xuân 5 26 31
Trường MN Liên Hiệp 5 28 33
Trường MN Đạo Đức 5 37 42
Phòng GD & ĐT 2 0 2
Tổng 27 147 174
Để có số lіệu đánh gіá thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực, vớі tổng số đốі tượng khảo sát là 174 ngườі. Trong đó:
Lãnh đạo, chuуên vіên Phòng Gіáo dục và Đào tạo huyện Bình Xuyên:
02 ngườі;
Cán bộ quản lý (Hіệu trưởng, Phó hіệu trưởng, Tổ trưởng chuуên môn) 5 trường MN trên địa bàn huyện: 25 ngườі;
Gіáo vіên 5 trường MN trên địa bàn huyện Bình Xuyên: 147 ngườі.
Tổng số phіếu đіều tra là 147 phіếu và thu về 147 phіếu (đạt 100%).
2.2.3. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các nội dung như sau:
- Về thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực
- Về thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
Sau khi thu thập ý kiến, đề tài dùng phần mềm xử lý số liệu Microsoft Excel để tính các thông số như điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm. Trong đó dùng thang 3 mức để tính mức độ khả thi và cần thiết: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (3-1)/3 = 0.67 theo quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ như sau:
Bảng 2.6. Quy ước cho điểm
Mức độ thực hiện Mức độ cần thiết/ khả thi Khoảng điểm Mức Kém (1 điểm) Không cần thiết/Không khả thi 1.00≤ X <1.67 Mức trung bình (2 điểm) Ít cần thiết/Ít khả thi 1.67≤ X <2.34 Mức cao (3 điểm) Cần thiết/Khả thi 2.34≤X <3.0
Nghiên cứu cũng sử dụng thang đo 5 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.
Trong đó dùng thang 4 mức: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/5 = 0.75 theo quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ như sau:
Bảng 2.7. Quy ước cho điểm đánh giá các phiếu khảo sát
Mức độ thực hiện Tiêu chí đánh giá Khoảng điểm Mức yếu kém (1 điểm) Không đạt được; Không hiệu quả;
Không tốt; Không ảnh hưởng
1.00≤ X <1.75 Mức trung bình (2
điểm)
Đạt được một phần nhỏ; Ít hiệu quả; Trung bình; Phân vân
1.71 ≤ X <2.5 Mức khá (3 điểm) Về cơ bản đạt được; Khá hiệu quả;
Khá tốt; Ảnh hưởng
2.5≤ X <3.25 Mức tốt (4 điểm) Đạt được; Hiệu quả; Tốt; Ảnh
hưởng
3.25 ≤ X ≤4.0
Các câu hỏi được trình bày nhằm thể hiện sự đồng thuận hoặc không đồng thuận sẽ được xác định theo tỷ lệ phần trăm. Các câu hỏi mở sẽ được tổng hợp thành những nhóm ý kiến khác nhau để từ đó đưa ra một đánh giá tổng quát.
Ngoài việc thực hiện khảo sát thông qua phiếu hỏi, tác giả còn tiến hành phỏng vấn các đại diện có liên quan nhằm làm rõ hơn một số khía cạnh về tình hình quản lý và bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại các trường mầm non thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, theo cách tiếp cận năng lực.
Ý nghĩa của việc sử dụng điểm trung bình X: Điểm trung bình trong thống kê phản ánh mức độ tiêu biểu của một tiêu chuẩn nào đó trong toàn bộ mẫu đồng
nhất, bao gồm nhiều đơn vị tương tự. Nó cho thấy mức độ trung bình của hiện tượng và cho phép so sánh giữa hai (hoặc nhiều) tập hợp hiện tượng nghiên cứu tương tự nhưng không cùng quy mô. Công thức tính điểm trung bình sẽ được áp dụng như sau:
X: Điểm trung bình.
Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi.
n: Số người tham gia đánh giá.