Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại trường mầm non theo hướng tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 51 - 55)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại trường mầm non theo hướng tiếp cận năng lực

Quá trình đào tạo bị ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan.

* Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm đối với giáo viên các trường mầm non theo TCNL bao gồm:

Quy định và hệ thống chế độ quản lý việc bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

Công tác quản lý đối với giáo viên mầm non và các lớp đào tạo nâng cao Sự quan tâm của các cấp ủy đảng về việc phát triển kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho giáo viên mầm non

Điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội tại địa phương

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục mầm non

* Các yếu tố khách quan ảnh hưởng việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm đối với giáo viên các trường mầm non theo TCNL bao gồm:

Năng lực và phẩm chất của chủ thể quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV (Hiệu trưởng trường mầm non)

Ý thức trách nhiệm của chủ thể bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho GVMN

Mức độ tham gia hoạt động bồi dưỡng của GVMN và mức độ tích cực tự bồi dưỡng của GVMN

Chất lượng chương trình, nội dung bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho GVMN

Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho GVMN

Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại trường mầm non theo TCNL là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Do đó, trong quá trình quản lý chủ thể quản lý cần nhận diện và khai thác tối đa ảnh hưởng tích cực của các yếu tố để thực hiện quản lý một cách thuận lợi, từng bước cải thiện chất lượng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV trường mầm non, giúp cho kỹ năng xử lý THSP nói riêng và kỹ năng sư phạm nói chung của giáo viên mầm non ngày càng hoàn thiện, phát triển.

Kết luận chương 1

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non theo hướng tiếp cận năng lực, có thể rút ra một số kết luận quan trọng như sau:

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến bồi dưỡng kỹ năng xử lý tính huống sư phạm của giáo viên mầm non, đặc biệt là các công trình nghiên cứu liên quan đến bậc mầm non ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm đóng vai trò then chốt trong việc giúp giáo viên mầm non ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các tình huống thực tiễn phát sinh trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Bồi dưỡng kỹ năng này theo hướng tiếp cận năng lực không chỉ giúp giáo viên hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Thực tế cho thấy, công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm tại các trường mầm non đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: nội dung bồi dưỡng chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn; phương pháp tổ chức còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hành và trải nghiệm; công tác đánh giá sau bồi dưỡng chưa được chú trọng; và nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng còn hạn chế.

Để thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới giáo dục mầm non trong thời gian hiện tại, việc quản lý và nâng cao kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cần được triển khai theo hướng tiếp cận năng lực. Trong đó, cần chú trọng vào các nội dung sau:

Xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn và nhu cầu cụ thể của đội ngũ giáo viên.

Cải tiến phương thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng thực hành, mô phỏng các tình huống, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên trải nghiệm thực tế.

Tăng cường hoạt động kiểm tra và đánh giá khả năng thực tế của giáo viên

sau quá trình bồi dưỡng.

Huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra hiệu quả.

Lý thuyết nền tảng được trình bày trong chương 1 là rất quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu hiện trạng cũng như đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại các trường mầm non ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực trong chương 2 và chương 3.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)