Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực
2.5.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực
Biểu đồ 2.1 cho thấy CBQL và GV nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của quản lý quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục
Biểu đồ 1. KQKS nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lýquản lí bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho GV các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc tiếp cận năng lưc
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
2.5.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực
Bảng 2.17. KQKS thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng TCNL
TT Nội dung quản lý Tốt Khá TB Yếu ĐTB
Thứ bậc
SL % SL % SL % SL %
1 Đánh giá nhu cầu 114 65.5 44 25.3 15 8.6 1 0.6 3.56 1 2 Xây dựng mục tiêu 111 63.8 43 24.7 17 9.8 3 1.7 3.51 5 3 Lập kế hoạch chi
tiết 110 63.2 46 26.4 18 10.3 0 0.0 3.53 3 4 Chọn và chuẩn bị
tài liệu học tập 108 62.1 56 32.2 8 4.6 2 1.1 3.55 2 5 Đánh giá và phản
hồi 108 62.1 51 29.3 14 8.0 1 0.6 3.53 3 6 Theo dõi và hỗ trợ
liên tục 110 63.2 42 24.1 10 5.7 12 6.9 3.44 6
Tổng 3.52
Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.15 chỉ ra rằng:
Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại các trường mầm non thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực đã đạt mức xuất sắc, với điểm trung bình là 3.52.
Các chỉ báo trong xây dựng kế hoạch: Đánh giá nhu cầu; Lập kế hoạch chi tiết; Chọn và chuẩn bị tài liệu học tập; Đánh giá và phản hồi và Theo dõi và hỗ trợ liên tục đều được đánh giá ở mức Tốt với ĐTB khá tập trung, giao động từ 3.44 đến 3.56. Trong đó:
Một trong những kỹ năng quan trọng mà giáo viên cần trang bị là kỹ năng xử lý tình huống sư phạm. Việc đánh giá nhu cầu về mức độ xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng này là rất cần thiết để đảm bảo rằng giáo viên có thể đáp ứng yêu cầu của công việc, cũng như tạo ra môi trường học tập tích cực cho trẻ được xác định ở vị trí thứ bậc 1 với ĐTB là 3.56
Tiếp đến là các nội dung của kế hoạch: Chọn và chuẩn bị tài liệu học tập;
Đánh giá và phản hồi; Lập kế hoạch chi tiết lần lượt xếp thứ bậc 2,3,4 với ĐTB là 2.55. 2.53 và 2.53.
Các nội dung kế hoạch: Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng và Theo dõi và hỗ trợ liên tục cho giáo viên được đánh giá xếp ở 2 vị trí cuối cùng (vị trí thứ bậc 5 và vị trí thứ bậc 6) là với ĐTB là 2.52 và 2.34
Như vậy, tất cả các chỉ báo của việc kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực đều được đánh giá ở mức Tốt.
2.5.3. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 2.18. KQKS thực trạng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho giáo viên các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo TCNL
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu ĐTB
Thứ bậc
SL % SL % SL % SL %
1 Phổ biến kế hoạch và
mời tham gia 114 65.5 44 25.3 15 8.6 1 0.6 3.56 1 2
Thông báo kế hoạch bồi dưỡng tới toàn thể giáo viên
111 63.8 43 24.7 17 9.8 3 1.7 3.51 5
3
Mời các chuyên gia hoặc giảng viên có kinh nghiệm tham gia giảng dạy
110 63.2 46 26.4 18 10.3 0 0.0 3.53 3
4
Tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên theo kế hoạch đã lập
108 62.1 56 32.2 8 4.6 2 1.1 3.55 2
5
Khuyến khích giáo viên tham gia tích cực và chia sẻ kinh nghiệm của mình
108 62.1 51 29.3 14 8.0 1 0.6 3.53 3
Tổng 3.53
Đánh giá về thực trạng tổ chức và chỉ đạo việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy rằng năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên được đánh giá ở mức độ xuất sắc, với điểm trung bình đạt 3.53.
Về khía cạnh phổ biến kế hoạch và mời gọi các đối tượng liên quan tham gia thực hiện, lĩnh vực này được xác định đứng đầu với điểm trung bình là 3.56.
Tiếp theo là các hoạt động tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt, cũng như khuyến khích giáo viên tích cực tham gia và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Các nội dung này lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba với điểm trung bình tương ứng là 2.55 và 2.53.
Chỉ đạo thông báo kế hoạch bồi dưỡng tới toàn thể giáo viên được đánh giá ở vị trí thứ bậc 5 với ĐTB là 3.51. Điều đáng chú ý là: Mặc dù đây là hoạt động chỉ đạo không khó và với ĐTB cũng ở mức Tốt. Tuy nhiên, so với các hoạt động lãnh đạo chỉ đạo khác, hoạt động này lại xếp ở vị trí thứ bậc thấp hơn.
Phỏng vấn GV 01 chúng tôi được biết. Mặc dù có không có kế hoạch kế hoạch riêng cho việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực nhưng nội dung của hoạt động này được lập chung với kế hoạch năm học của Nhà trường. Một mặt GV chưa thực sự sâu sát kế hoạch, chưa đọc kỹ từng nội dung của kế hoạch; mặt khác hoạt động tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu kế hoạch năm học chưa được triển khai tốt nhất.
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.17.
Bảng 2.19. KQKS thực trạng KT,ĐG hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV tại các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng TCNL
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ
SL % SL % SL % SL % bậc 1
Đánh giá thông qua các buổi tập
huấn 102 58.6 44 25.3 15 8.6 13 7.5 3.35 4
2
Đánh giá dựa trên thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
104 59.8 43 24.7 17 9.8 10 5.7 3.39 3
3 Đánh giá qua hồ
sơ của giáo viên 112 64.4 46 26.4 16 9.2 0 0.0 3.55 2
4
Đánh giá qua tự nhận xét và đánh giá đồng nghiệp, đánh giá của các bên liên qua (đánh giá 3600)
111 63.8 55 31.6 8 4.6 0 0.0 3.59 1
5
Đánh giá qua các cuộc khảo sát và phỏng vấn
96 55.2 51 29.3 14 8.0 13 7.5 3.32 5
Tổng 3.44
Thực trạng đánh giá về mực độ thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực được đánh giá ở mức độ Tốt với ĐTB là 3.44.
Mức độ đánh giá qua tự nhận xét và đánh giá đồng nghiệp, đánh giá của các bên liên qua (đánh giá 3600) được CBQL và GV lựa chọn nhiều nhất, xếp thứ 1 với ĐTB là 3.59.
Ngoài ra, đánh giá qua các cuộc khảo sát và phỏng vấn được đánh ở mức khá và xếp hạng cuối cùng với ĐTB là 3.32. Chứng tỏ việc đánh gái chưa mang lại hiệu quả tốt cho nhà trường để làm cơ sở đề ra biện pháp khắc phục tốt.
Theo khảo sát một số giáo viên việc đánh giá nên dựa trên khả năng thực hiện công việc và kết quả mà giáo viên đạt được trong việc xử lý các tình huống sư phạm cụ thể. Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện và linh hoạt, bao gồm các hình thức đánh giá đa dạng như quan sát lớp học, phỏng vấn và thảo luận nhóm. Chỉ khi nào giáo viên được đánh giá một cách toàn diện, khách quan và thực tế, thì việc phát triển kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mới thực sự đạt được hiệu quả.
2.5.5. Thực trạng quản lý cơ sở vất chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 2.20. Thực trạng đánh giá về mực độ quản lý cơ sở vất chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạmcho giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực.
TT Nội dung đánh giá
Mức độ kết quả thực hiện
ĐT B
Th ứ bậc Tốt Khá Trung
bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Phòng học, phòng hội thảo,
phòng tư vấn 113 64.9 44 25.3 17 9.8 0 0.0 3.55 1 2 Nguồn tài liệu, thư viện tài
liệu 88 50.6 52 29.9 17 9.8 17 9.8 3.21 5
3 Thiết bị y tế, thiết bị an toàn 89 51.1 53 30.5 21 12.1 11 6.3 3.26 4 4 Khuôn viên nhà trường và
sinh hoạt chung 108 62.1 54 31.0 8 4.6 4 2.3 3.53 2 5 Hệ thống hỗ trợ trực tuyến: 110 63.2 42 24.1 10 5.7 12 6.9 3.44 3
Tổng 3.40
Thực trạng đánh giá về mức độ quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực xử lý tình huống sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, theo cách tiếp cận năng lực, được xác định ở mức độ Tốt với điểm trung bình là 3.40.
Các phòng học, phòng hội thảo và phòng tư vấn đã được đánh giá ở mức cao nhất, đứng đầu với điểm trung bình là 3.55. Các cơ sở giáo dục đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về hạ tầng theo quy định hiện hành và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, nguồn tài liệu, thư viện tài liệu cung cấp cho GV tìm hiểu và hướng dẫn chưa đầy đủ, chưa bám sát với mục tiêu đã đặt ra. Chính vì vậy, yếu tố nguồn tài liệu, thư viện tài liệu được đánh giá ở mức khá, xếp vị trí thứ 5 với DDTB là 3.21.
Thực trạng hiện nay cho thấy rằng, mực độ quản lý cơ sở vật chất tại các trường mầm non trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường học tập của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến khả năng bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Hệ thống phòng học, trang thiết bị hỗ trợ dạy học còn thiếu thốn, khiến giáo viên khó có thể tiếp cận các phương pháp giảng dạy hiện đại và sáng tạo.