Thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 70 - 82)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực

2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống sư phạm đối với giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên

KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.10. KQKS thực trạng nhận thức của CBQL và GV các trường mầm non về tầm quan trọng của kỹ năng xử lý THSP đối với GV

TT Các kỹ năng

Mức độ quan trọng

ĐTB Thứ bậc Rất quan

trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

SL % SL % SL % SL %

1

Kỹ năng phát hiện và

nhận biết tình huống 112 64.4 55 31.6 5 2.9 2 1.15 3.59 2

2

Kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống

111 63.8 55 31.6 5 2.9 3 1.72 3.57 3

3

Kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống

109 62.6 55 31.6 5 2.9 5 2.87 3.54 5

4

Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống

115 66.1 52 29.9 7 4 0 0 3.62 1

5

Kỹ năng kiểm tra, đánh

giá kết quả 110 63.2 55 31.6 5 2.9 4 2.3 3.56 4

Tổng 3.58

Qua bảng số liệu thống kế 2.8 cho thấy:

CBQL và giáo viên mầm non nhận thức của về vai trò, tầm quan trọng của

là 3.58. Trong đó, nhận thức của CBQL và GV về những khía cạnh đánh giá tầm quan trọng cũng khác nhau. Cụ thể:

Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non giúp giáo viên quản lý cảm xúc, tăng cường sự tự tin và tính chuyên nghiệp của trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mẫu giáo; trong văn hóa ứng xử trong trường học và ứng xử với cha mẹ học sinh, với các lực lượng xã hội khác được CBQL và GV đánh giá cao nhất với ĐTB là 3.62 xếp thứ bậc 1.

Đồng thời vai trò tạo môi trường giáo dục an toàn và tích cực trong nhà trường được đánh giá xếp hạng thứ bậc 2 với ĐTB là 3.59. CBQL và giáo viên đã nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại các trường mầm non ở mức độ tốt, được đánh giá bậc thứ 3 với ĐTB là 3.57.

Xếp ở vị trí thứ bậc 4 và thứ bậc 5 (hai vị trí thứ bậc cuối) là vai trò giảm thiểu căng thẳng và áp lực và Phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc cho học sinh với ĐTB là 3.56 và 2.54.

Theo phỏng vấn các CBQL, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm không chỉ đơn thuần là khả năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong lớp học, mà còn là phương thức để xây dựng môi trường giáo dục an toàn và thân thiện cho trẻ.

Việc trang bị cho giáo viên những kỹ năng này là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh.

Nhìn chung CBQL và GV đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục cho giáo viên mầm non.

2.4.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non theo hướng tiếp cận năng lực

Bảng 2.11. KQKS thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường mầm non theo TCNL

TT Mục tiêu bồi dưỡng

Mức độ thực hiện

ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bậc

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Giúp GVMN nhận diện đúng và phát triển năng lực cảm xúc cá nhân, từ đó, nhận diện đúng và phân tích toàn diện tình huống sư phạm

102 58.6 58 33.3 9.0 5.2 5 2.87 3.48 2

2

Giúp GVMN xây dựng được đạo đức nghề nghiệp để nâng cao nhận thức khi ứng xử sư phạm

111 63.8 54 31 7 4 2 1.15 3.57 1

3

Giúp GVMN bình tĩnh, kiên định và linh hoạt trong mọi tình huống

98 56.3 53 30.5 19 11 4 2.3 3.41 4

4

Giúp GVMN xây dựng được môi trường học tập thân thiện, an toàn và giàu tính giáo dục.

89 51.1 55 31.6 26 15 4 2.3 3.32 6

5

Giúp GVMN hoàn thiện và phát triển KN xử lý THSP, xử lý hiệu quả các tình huống sư phạm

99 56.9 56 32.2 16 9.2 3 1.72 3.44 3

6

Giúp GVMN xử lý các tình huống sư phạm trong lớp học một cách tự tin, hiệu quả và tích cực

101 58 55 31.6 6 3.4 12 6.9 3.41 4

Qua bảng số liệu thống kế 2.9 cho thấy:

Mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non của giáo viên mầm non được CBQL và giáo viên mầm non nhận thức rất rõ.

Kết quả khảo sát cho thấy đạt mực độ Tốt với ĐTB là 3.44. Trong đó:

Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non giúp giáo viên mầm non nhằm phát triển năng lực, khả năng giải quyết vấn đề các tình huống phát sinh trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em chiếm vị trí thứ bậc cao nhất (thứ bậc 1) với ĐTB là 3.57.

Mục tiêu nâng cao kỹ năng giao tiếp cho giáo viên và phát hiện tình huống bất thường trong giáo dục để có biện pháp can thiệp sớm, đảm bảo môi trường giáo dục tích cực được CBQL và giáo viên mầm non đánh giá ở mức tốt, với thứ hạng và điểm số trung bình lần lượt thứ 2 (ĐTB = 3.48) và thứ 3 (ĐTB=3.44).

Ba vị trí tiếp theo được xác định là hướng đến các mục tiêu Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ; Quản lý lớp học hiệu quả và Tăng cường kỹ năng quản lý căng thẳng với ĐTB lần lượt là 3.41, 3.41 và 3.32 xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 6.

Nhìn chung CBQL và GV đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục cho giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã bày tỏ rằng thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn từ phía các trung tâm bồi dưỡng. Nhiều giáo viên cảm thấy bối rối khi phải đối mặt với những tình huống phức tạp trong việc giảng dạy mà không có đủ kỹ năng cần thiết.

2.4.3. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực

KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.12. KQKS thực trạng mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng TCNL

TT Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thực hiện

ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bình Yếu bậc

SL % SL % SL % SL %

1

Bồi dưỡng kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống

88 50.6 48 27.6 12 6.9 26 14.9 3.14 4

2

Bồi dưỡng kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống

86 49.4 52 29.9 7 4.0 29 16.7 3.12 5

3

Bồi dưỡng kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống

89 51.1 53 30.5 19 10.9 13 7.5 3.25 2

4

Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống

89 51.1 55 31.6 26 14.9 4 2.3 3.32 1

5

Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả

82 47.1 56 32.2 16 9.2 20 11.5 3.15 3

Tổng 3.20

Nhận xét:

Đánh giá về mực độ thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực được CBQL và GV xác định ở mức Khá với ĐTB là 3.20.

Theo ý kiến của nhiều CBQL, việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Một phần do chương trình đào tạo đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiều giáo viên được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy hiện đại, dẫn đến việc áp dụng lý thuyết vào thực tế còn hạn chế. Ngoài ra, sự thiếu hụt tài liệu và phương pháp diễn giải rõ ràng trong các khóa bồi dưỡng cũng làm cho giáo viên khó khăn trong việc vận dụng kiến thức.

Như vậy, việc thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non cho giáo viên mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện ở mức khá.

Điều này cho thấy, CBQL và GV đều kỳ vọng làm tốt hơn, thực hiện các mục tiêu hoàn hảo hơn. Nhưng trong thực tiễn thực hiện thì chưa đạt được như kỳ vọng.

2.4.4. Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực

KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.13. KQKS thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng KN xử lý THSP cho GV các trường MN huyện Bình Xuyên theo hướng TCNL

TT Các phương pháp bồi dưỡng

Mức độ kết quả sử dụng

ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bậc

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Phương pháp tập

huấn tập trung 110 63.2 48 27.6 16 9.2 0 0.0 3.54 5 2

Phương pháp tổ chức thực hành tình

huống, đánh giá 114 65.5 52 29.9 7 4.0 1 0.6 3.61 1 3 Phương pháp phản

hồi và hỗ trợ 112 64.4 53 30.5 9 5.2 0 0.0 3.59 3

4

Phương pháp tạo môi trường học tập

tích cực 112 64.4 54 31.0 8 4.6 0 0.0 3.60 2 5

Phương pháp tự bồi dưỡng, tự rèn luyện

của giáo viên 111 63.8 52 29.9 11 6.3 0 0.0 3.57 4

Tổng 3.58

Kết quả thống kê qua bảng 2.10 cho thấy:

Đánh giá về mực độ thực hiện phương pháp bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực được ở mức Tốt với ĐTB là 3.58. Trong đó việc thực hiện các phương pháp được nhận định là khác nhau:

Việc thực hiện phương pháp tổ chức thực hành tình huống, đánh giá trực tiếp giáo viên được CBQL và GV đánh giá cao nhất với ĐTB là 3.61 xếp thứ bậc 1.

Tiếp đến là các phương pháp: Phương pháp tạo môi trường học tập tích cực; Phương pháp phản hồi và hỗ trợ; Phương pháp tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của giáo viên được đánh giá ở vị trí thứ bậc 2, 3 và 4 với ĐTB lần lượt là 3.60, 3.59 và 3.57.

Phương pháp tập huấn tập trung xếp ở vị trí thứ bậc cuối cùng nhưng vẫn được đánh giá ở mức tốt (thứ bậc 5) là với ĐTB là 3.54. Các buổi tập huấn thường được thiết kế theo hướng thực tiễn, giúp giáo viên áp dụng ngay kiến thức mới vào công việc hàng ngày. Qua đó, giáo viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có khả năng thực hiện các hoạt động giảng dạy sinh động, thu hút trẻ em.

Như vậy, số liệu thống kê cho thấy: Trong việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực thì phương pháp tập huấn tập trung không tỏ ra hiệu quả bằng các phương pháp tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nội bộ, bồi dưỡng qua cộng đồng học tập. Đây là điểm đáng chú ý đối với các nhà quản lý trong thực thi nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên bậc học mầm non

2.4.5. Thực trạng sử dụng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực

KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.14. KQKS thực trạng kết quả thực hiện các hình thức bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường MN huyện Bình Xuyên theo hướng TCNL

TT Các hình thức bồi dưỡng

Mức độ kết quả sử dụng

ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bậc

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Bồi dưỡng qua tập huấn và hội

thảo 98 56.3 48 27.6 16 9.2 12 6.9 3.33 5

2 Bồi dưỡng qua học tập thực tế 102 58.6 52 29.9 7 4.0 13 7.5 3.40 4 3 Bồi dưỡng qua thảo luận nhóm 112 64.4 53 30.5 9 5.2 0 0.0 3.59 3 4 Bồi dưỡng qua tư vấn và hỗ trợ

từ chuyên gia 112 64.4 54 31.0 8 4.6 0 0.0 3.60 2 5 Bồi dưỡng thông qua cộng

đồng học tập 121 69.5 42 24.1 10 5.7 1 0.6 3.63 1

Tổng 3.51

Bảng thống kê 2.12 cho thấy:

Đánh giá về mực độ thực hiện hình thức bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận năng lực được CBQL và GV xác định ở mức Tốt với ĐTB là 3.51. Trong đó việc thực hiện các hình thức được nhận định là khác nhau:

Việc thực hiện hình thức Bồi dưỡng thông qua cộng đồng học tập được CBQL và GV đánh giá cao nhất với ĐTB là 3.63 xếp thứ bậc 1.

Tiếp đến là các hình thức: hình thức Bồi dưỡng qua tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia; hình thức Bồi dưỡng qua thảo luận nhóm và hình thức Bồi dưỡng qua học tập thực tế được đánh giá ở vị trí thứ bậc 2, 3 và 4 với ĐTB lần lượt là 3.60, 3.59 và 3.40.

Hình thức Bồi dưỡng qua tập huấn và hội thảo được xếp ở vị trí thứ bậc cuối cùng (thứ bậc 5) là với ĐTB là 3.33. Tuy nhiên vẫn được CBQL và GV xác định hình thức ở mức Tốt.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, nhiều giáo viên cho biết họ đã tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng xử lý tình huống sư phạm. Tuy nhiên, mức độ thực hiện chưa đồng đều. Một số giáo viên cảm thấy các chương trình bồi dưỡng còn thiếu tính thực tiễn, khiến cho việc áp dụng vào thực tế giảng dạy gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng thời gian bồi dưỡng hạn chế, không đủ để họ có thể nắm vững và thực hành các kỹ năng cần thiết.

Như vậy, các hình thức dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận năng lực được đánh giá thấp hơn so với nội dung bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng. Các hình thức bồi dưỡng hướng vào việc trao đổi thực tế, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và đặc biệt là trao đổi trong cộng đồng học tập được giáo viên, CBQL đánh giá cao hơn.

2.4.6. Thực trạng mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực

KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.13 dưới đây:

Bảng 2.15. KQKS thực trạng mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng TCNL

TT Cơ sở vật chất

Mức độ thực hiện

ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bình Yếu bậc

SL % SL % SL % SL %

1 Phòng học, phòng hội

thảo, phòng tư vấn 88 50.6 48 27.6 12 6.9 26 14.9 3.14 4

2 Nguồn tài liệu, thư viện tài

liệu 86 49.4 52 29.9 7 4.0 29 16.7 3.12 5

3 Thiết bị y tế, thiết bị an

toàn 89 51.1 53 30.5 19 10.9 13 7.5 3.25 2

4 Khuôn viên nhà trường và

sinh hoạt chung 89 51.1 55 31.6 26 14.9 4 2.3 3.32 1 5 Hệ thống hỗ trợ trực tuyến 82 47.1 56 32.2 16 9.2 20 11.5 3.15 3

Tổng 3.20

Từ kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.13 cho thầy: Các CBQL, GV các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tham gia khảo sát thống nhất đánh giá cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non của theo hướng tiếp cận năng lực mới chỉ đáp ứng ở mức khá. Điều này cần được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới.

2.4.7. Thực trạng thực hiện đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực

KQKS thu được thể hiện ở bảng 2.14 dưới đây:

Bảng 2.16. KQKS thực trạng kết quả thực hiện đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường mầm non huyện Bình Xuyên theo hướng TCNL

TT Mức độ kết quả Số lượng %

1 Tốt 16 9.20

2 Khá 56 32.20

3 Trung bình 82 47.10

4 Yếu 92 11.50

Tổng 174 100.00%

KQKS thu được cho thấy, các CBQL, GV các trường Mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tham gia khảo sát đều cho rằng, việc đánh giá hoạt động

bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GV các trường Mầm non của huyện theo tiếp cận năng lực trong những năm gần đây đã được thực hiện, song, kết quả thực hiện chủ yếu đạt mức trung bình.

2.4.8. Thực trạng khó khăn giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên gặp phải trong quá trình xử lý tình huống sư phạm

KQKS thu được qua khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV các trường Mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy những khó khăn mà GVMN gặp phải trong quá trình xử lý tình huống sư phạm bao gồm:

Giáo viên mầm nonhiếu kiến thức khoa học về quy trình xử lý tình huống sư phạm;

Hiểu biết về đặc điểm tâm – sinh lí của trẻ mầm non dưới góc độ khoa học còn hạn chế

Trẻ quá khác biệt nhau về đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình Sĩ số trẻ trong lớp quá đông;

Lúng túng, hồi hộp, chưa tự tin khi đối mặt với THSP;

Khả năng huy động kiến thức và hiểu biết vào việc xử lý THSP

Khả năng sàng lọc và lựa chọn phương án giải quyết tình huống tối ưu còn hạn chế

Sử dụng phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, vật chất còn đơn điệu

Khí kiếm chế cảm xúc, hành vi của bản thân (dễ nổi nóng, cáu gắt, la mắng…)

Tình huống của trẻ quá đa dạng và nhiều bất ngờ nên khó rút ra được giải pháp chung

GVMN bận rộn với quá nhiều công việc chăm sóc – giáo dục nên không có thời gian giải quyết triệt để tình huống sư phạm.

KQKS thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến do các CBQL, GV các trường

thấy được những nguyên nhân gây ra những khó khăn ở giáo viên các trường mầm non huyện Bình Xuyên gặp phải trong quá trình xử lý tình huống sư phạm:

Nguyên nhân từ phía GVMN:

Thiếu vốn sáng và kinh nghiệm giáo dục;

Chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc kỹ năng xử lý THSP Chưa hiểu rõ kỹ năng xử lý THSP một cách cụ thể

Chưa có phương pháp rèn luyện kỹ năng xử lý THSP

Khi dạy trẻ, GVMN chú trọng cung cấp kiến thức cho trẻ hơn là kỹ năng xử lý THSP

Quá lạm dụng uy quyền với trẻ

Có định kiến với trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh Do ảnh hưởng của cách làm tập thể

Chưa thực sự yêu nghề, mến trẻ

Do tính cách không phu hợp với nghề mầm non

GVMN chưa thực sự chú trọng rèn luyện kỹ năng xử lý THSP mà chỉ chú trọng bồi dưỡng chuyên môn để giảng dạy các môn phương pháp

Do GVMN chưa yên tâm với nghề.

Nguyên nhân từ phía các cấp quản lý:

Chưa quan tâm bồi dưỡng kỹ năng xử lý THSP cho GVMN,

Thiếu tài liệu hướng dẫn tham khảo để hình thành và phát triển kỹ năng xử lý THSP cho GVMN

Chương trình bồi dưỡng GVMN còn nặng về lí thuyết

Ít có buổi sinh hoạt chuyên môn để GVMN chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng xử lý THSP

Nhà trường chưa chú trọng việc kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá kỹ năng xử lý THSP của GVMN

Nguyên nhân từ phía trẻ mầm non:

Trẻ quá khác biệt nhau về đặc điểm tâm – sinh lí cá nhân và hoàn cảnh gia đình

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho giáo viên các trường mầm non huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)