Xác định khoảng trống của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu – nghiên cứu trường hợp khách hàng của công ty tnhh ernst & young việt nam (khóa luận tốt nghiệp Đại học) (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3. Xác định khoảng trống của vấn đề nghiên cứu

Bảng 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Tác giả

(Năm)

PPNC Mục tiêu

nghiên cứu

Kế thừa

Andiola và cộng sự (2018);

Winanto, A.,

& Aryani, F.

(2020);

Lureau, S.

(2020)

PPNC định tính

Việc soát xét tài liệu làm việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán; vai trò của KSNB trong quy trình kiểm toán.

Tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của KSNB khi thực hiện kiểm toán; đề cao soát xét giấy tờ, các bằng chứng thu thập được; xem xét tính đầy đủ của khoản dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi.

Phạm

Nguyễn Anh Thư và cộng sự (2012)

PPNC định tính

Đưa ra một chương trình kiểm toán chung cho chu trình bán hàng và nợ phải thu, đặc biệt là DN chủ yếu thực hiện bán chịu.

Khi thực hiện thủ tục gửi TXN, ngoài việc xác nhận số dư Nợ cuối kỳ, KTV cũng cần lưu ý các thông tin về các khoản cầm cố thế chấp của khách hàng trong TXN. KTV có thể phân tích TK lãi vay để phát hiện chi phí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp.

Trần Thùy Linh (2017)

PPNC định tính, sử dụng dữ liệu thứ cấp

Vai trò quan trọng của TXN công nợ trong hoạt động kiểm toán BCTC.

Chú trọng thủ tục gửi TXN khi thực hiện kiểm toán NPTKH. KTV cần thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp, đồng thời đánh giá sự

tin cậy của các thông tin cần xác nhận.

Trần Diệu Hương (2021) và Thùy Lê (2022)

PPNC định tính

Các đơn vị kiểm toán cần coi trọng việc lập kế hoạch và xác định mục tiêu kiểm toán CNTT. Trong đó tiêu chí quan trọng nhất đối với thông tin là đảm bảo tính toàn vẹn, độ tin cậy, và tính đầy đủ. KTV xem xét các vấn đề chung và cụ thể của hệ thống CNTT, từ đó đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết.

Đối với các DN có ứng dụng CNTT trong việc vận hành, KTV cần phải thu thập bằng chứng nhằm đánh giá độ tin cậy của các kiểm soát CNTT vì các kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, từ đó ảnh hưởng đến các khía cạnh của một cuộc kiểm toán. KTV cần có kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản trị rủi ro nói chung và kiểm soát rủi ro trong môi trường CNTT; KTV cần xác định loại kiểm soát (thủ công/ tự động) đối với từng mục tiêu kiểm toán để giảm rủi ro kiểm soát.

Nguyễn Thị Thảo Dâng (2022)

PPNC định tính, sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Tìm hiểu và phân tích quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Toàn Cầu áp dụng. Từ đó đưa ra hàm ý nhằm hoàn thiện quy trình này.

PPNC tình huống – điển hình (Case Study) mô phỏng cụ thể các bước trong quy trình kiểm toán NPTKH được thực hiện bởi công ty kiểm toán độc lập.

Từ đó nhận xét các ưu và nhược điểm của quy trình.

Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu Các bài viết đều là những nghiên cứu có giá trị trong việc cung cấp những thông tin, kiến thức mới cho người đọc, có ưu nhược điểm cũng như các phương pháp giải quyết

khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ mới làm rõ một góc vấn đề kiểm toán liên quan đến NPTKH dưới dạng phân tích, liệt kê còn về quy trình thực hiện chưa được làm rõ trong bài nghiên cứu. Thông qua tổng hợp các bài nghiên cứu, tác giả kế thừa PPNC tình huống – điển hình (Case Study) và những vấn đề đã được giải quyết trong các nghiên cứu trước bao gồm “tầm quan trọng của việc soát xét tài liệu, chú trọng vào tìm hiểu doanh nghiệp và kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động KSNB, thực hiện thu thập bằng chứng quan trọng thông qua gửi TXN công NPTKH, nâng cao kiến thức và kỹ năng của KTV trong nhận diện và đánh giá rủi ro kiểm soát trong môi trường CNTT” để thấy được những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của BCTC nói chung và khoản mục NPTKH nói riêng. Nhận thấy chủ đề về hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH trên BCTC vẫn còn khá ít, tác giả tiến hành nghiên cứu về hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH trên BCTC của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Qua đó, tác giả tìm hiểu và phân tích các ưu điểm, nhược điểm đồng thời đưa ra các hàm ý nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán NPTKH tại công ty.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu – nghiên cứu trường hợp khách hàng của công ty tnhh ernst & young việt nam (khóa luận tốt nghiệp Đại học) (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)