Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu – nghiên cứu trường hợp khách hàng của công ty tnhh ernst & young việt nam (khóa luận tốt nghiệp Đại học) (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

4.2.1.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Bộ phận kế toán của Công ty XYZ bao gồm 5 nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành riêng biệt và 1 kế toán trưởng. Vào giữa niên độ, KTV sẽ trao đổi với khách hàng để xác nhận hiểu biết của mình về các chu trình nghiệp vụ quan trọng và thực hiện phép thử Walkthrough cho tất cả các chu trình đó tại đơn vị. Phép thử Walkthrough là các bước kiểm tra các kiểm soát trong các chu trình nghiệp vụ quan trọng để đánh giá tính hoạt động hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động kiểm soát, cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị.

Các bước công việc:

(1) KTV sẽ chọn chu trình nghiệp vụ Bán hàng – thu tiền (hay còn gọi là Walkthrough Doanh thu – Nợ phải thu)

(2) Thu thập Phiếu thu/ Chứng từ chi tiền và các chứng từ hỗ trợ khác

(3) Xem xét các nhân tố có thể dẫn đến sai sót ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (What Can Go WrongsWCGWs) và xác định biện pháp kiểm soát để kiểm tra quy trình thu tiền.

(4) Kiểm tra các chứng từ hỗ trợ: phiếu thanh toán và các chứng từ hỗ trợ từ Phòng Kế toán xem các chứng từ có được xử lý theo đúng quy trình mô tả hay không.

(5) Kiểm tra về Kiểu giao dịch (thường xuyên/ không thường xuyên, ước tính kế toán); Tần suất kiểm soát tại đơn vị (Hàng ngày, hàng tháng, nhiều lần trong ngày hoặc trường hợp khác); Loại kiểm soát (thủ công/ ứng dụng/ hệ thống CNTT).

(6) Đánh giá về thiết kế và sự hữu hiệu của mỗi hoạt động kiểm soát của đơn vị.

Bảng 4.1. Phép thử Walkthrough: Chu trình Doanh thu – Nợ phải thu Loại

giao dịch

WCGWs Cơ sở dẫn liệu

Hoạt động kiểm soát

Tần suất kiểm

soát

Loại kiểm soát

Đánh giá thiết

kế Thường

xuyên

Doanh thu và khoản phải thu đã ghi

Tính hiện hữu/ có thật

Kiểm soát 1:

Bộ phận Bán hàng gửi email để xác nhận với Bộ phận kho và Bộ phận Vận chuyển

Nhiều lần trong ngày

Thủ công

Hữu hiệu

nhận là không có thật

về số lượng đơn đặt hàng.

Thường xuyên

Lập hóa đơn không đúng

Tính đầy đủ, Tính hiện hữu/ có thật

Kiểm soát 2:

Hóa đơn thương mại và Phụ lục được tạo dựa trên Trạng thái đơn hàng và Danh sách đóng gói, sau đó được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiều lần trong ngày

Thủ công

Hữu hiệu

Thường xuyên

Sai sót về việc giao hàng hóa

Tính hiện hữu/ có thật

Kiểm soát 3:

Phiếu giao hàng được tạo và phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền.

Nhiều lần trong ngày

Thủ công

Hữu hiệu

Thường xuyên

Lập hóa đơn không đúng

Tính đầy đủ, Tính hiện hữu/ có thật

Kiểm soát 4:

Đối chiếu hàng tháng các khoản phải thu giữa Bộ phận Bán hàng và khách hàng của đơn vị.

Nhiều lần trong ngày

Thủ công

Hữu hiệu

Nguồn: Giấy tờ làm việc về NPTKH Công ty XYZ của EY Việt Nam 2023 Theo Bảng 4.1, KTV sẽ chọn 25 mẫu hóa đơn bán hàng của Công ty XYZ, đối chiếu Hóa đơn với đơn đặt hàng, phiếu đóng gói và xem xét đơn đặt hàng/hợp đồng có chữ ký và đóng mộc phê duyệt của người có thẩm quyền. Sau đó kiểm tra bảng giao hàng tổng hợp có chữ ký của người giao, người nhận hàng, cán bộ mặt hàng, bảo vệ và xét duyệt của Tổng Giám đốc (Chi tiết chứng từ tham khảo Phụ lục 1,2,3).

KTV kiểm tra đối chiếu công nợ của Công ty XYZ với khách hàng bằng cách yêu cầu Bộ phận kế toán Công ty XYZ xuất email đã trao đổi và xác nhận đối chiếu với khách hàng. Đồng thời kiểm tra các giao dịch trên Sổ hạch toán chi tiết tài khoản ngân hàng nơi Công ty XYZ nhận tiền.

Nhận xét: KTV nhận thấy các hoạt động kiểm soát của đơn vị diễn ra đúng như thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, tất cả hoạt động kiểm soát của đơn vị đều được thiết kế và

thực hiện thủ công. Từ việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban, đối chiếu các khoản phải thu, theo dõi và tính toán lại tuổi nợ cũng do bộ phận kế toán theo dõi thủ công và tính toán lại trên phần mềm excel. Điều này có thể dẫn đến rủi ro sai sót trong việc ghi nhận và quản lý công nợ.

Bản chất của khoản mục phải thu rất nhạy cảm với các hành vi gian lận và biển thủ, bên cạnh đó, giá trị các khoản phải thu trên bảng cân đối thử là lớn hơn TE, do đó khoản mục này được KTV đánh giá là khoản mục trọng yếu. Dựa trên nguyên tắc thận trọng, trưởng nhóm kiểm toán đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục NPTKH là cao và sẽ không dựa vào hệ thống KSNB của đơn vị để giảm bớt thủ tục kiểm toán mà sẽ tập trung vào các thử nghiệm cơ bản để thu thập các bằng chứng tin cậy cho từng cơ sở dẫn liệu.

Hình 4.3. Tóm tắt mức độ rủi ro cấp độ cơ sở dẫn liệu đối với khoản NPTKH trên công cụ EY Canvas

Nguồn: Giấy tờ làm việc về NPTKH Công ty XYZ của EY Việt Nam 2023

Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro tổng hợp - CRA:

Bảng 4.2. Mô hình rủi ro tổng hợp (CRA) Rủi ro kiểm soát Tin tưởng vào

KSNB

Thủ tục quản lý kiểm soát (đơn vị nhỏ)

Không tin tưởng vào

KSNB Rủi ro tiềm

tàng

Thấp Rất thấp Thấp Trung bình

Cao Thấp Trung bình Cao

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ EY GAM

Theo Bảng 4.2:

- Rủi ro tổng hợp là “rất thấp”: bằng chứng thu thập được từ các thử nghiệm cơ bản chỉ nhằm để xác minh (củng cố) rằng rằng các sai sót trọng yếu không xảy ra đối với cơ sở dẫn liệu liên quan vì kiểm soát của đơn vị đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.

- Rủi ro tổng hợp là “thấp”: thử nghiệm cơ bản được thực hiện nhằm xác định rủi ro với khả năng cao gây ra sai sót (bao gồm cả rủi ro trọng yếu) đã không dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTC do các kiểm soát hữu hiệu của đơn vị.

- Rủi ro tổng hợp là “trung bình”: thử nghiệm cơ bản được thiết kế và thực hiện nhằm phát hiện ra các sai sót trọng yếu do hệ thống KSNB không thể ngăn ngừa hoặc phát hiện.

- Rủi ro tổng hợp là “cao”: KTV phải tăng cường và mở rộng các thử nghiệm cơ bản để phát hiện có hoặc không những sai sót trọng yếu.

CRA được xác định bởi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Việc xác định CRA nhằm để KTV xác định thời gian, phạm vi công việc và ra quyết định liệu có nên mở rộng các thủ tục kiểm toán hay không. CRA càng cao thì càng yêu cầu nhiều bằng chứng hơn từ các thử nghiệm cơ bản mà KTV thực hiện để ứng phó với các rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá.

Sau khi trưởng nhóm kiểm toán cập nhật các đánh giá này trên nền tảng EY Canvas, chủ nhiệm kiểm toán sẽ xem xét lại để đưa ra các đánh giá chuyên môn. Đây là cơ sở để nhóm kiểm toán thực hiện các thủ tục tiếp theo trong đợt kiểm toán cuối năm.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu – nghiên cứu trường hợp khách hàng của công ty tnhh ernst & young việt nam (khóa luận tốt nghiệp Đại học) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)