Tổng quan về chương trình GDPT 2018 môn Sinh học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Sinh học: Xây dựng Infographic và Video trong dạy học nội dung cảm ứng ở sinh vật, sinh học 11 (Trang 27 - 30)

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐÈ TÀI

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.7. Tổng quan về chương trình GDPT 2018 môn Sinh học

2.7.1. Quan điêm xây dựng chương trình

- Tiếp cận với xu hướng quốc tế

- Thực hiện giáo dục định hướng nghé nghiệp - Thực hiện giáo dục phát trién bền vững

2.7.2. Mục tiêu chương trình

Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: đồng thời góp phan cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát trién ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào vẻ thiên nhiên của quê hương. dat nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát trién bền vững: rén luyện cho học sinh thé giới quan khoa học, tính trung thực, tinh than trách nhiệm, tình yêu lao động, các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2.7.3. Đặc điểm của môn Sinh học

Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn

giáo dục định hướng nghé nghiệp.

Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, đồng thời góp

phan cùng các môn học. hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các

phẩm chat chủ yếu và năng lực chung.

Chương trình môn Sinh học vừa hệ thống hoá, củng có kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản; vừa giúp

học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức sinh học cốt lõi, các phương pháp nghiên cứu và

lồ

ứng dụng sinh học, các nguyên lí và quy trình công nghệ sinh học thông qua các chủ đè:

sinh học tế bào; sinh học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật; sinh lí động vat;

đi truyền học; tiền hoá và sinh thai học.

Doi tượng nghiên cứu của sinh học là thé giới sinh vật gan gũi với đời sông hang ngày của học sinh. Bản thân sinh học là khoa học thực nghiệm. Sự phát triển của sinh học đang ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức lí thuyết cơ bản với công nghệ ứng dụng. Vì vậy thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học, đồng thời cũng là phương pháp day học đặc trưng của môn học này. Thông qua việc tô chức các hoạt động thực nghiệm, thực hành, môn Sinh học giúp học sinh khám phá thê giới tự nhiên, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn va kha năng định hướng nghé nghiệp sau giáo dục phô thông.

2.8. Nguyên tắc xây dựng infographic và video

Theo Davis và Quinn (2014), dé thiết kế một infographic thành công, cần xem xét những điều kiện sau:

(1). Xác định mục tiêu sử dung infographic: Trước hết, cần rõ rang về mục đích và mục tiêu muốn đạt được với infographic. Điều này giúp định hình nội dung, phong cách

và cách trình bày thông tin.

(2). Xác định các thành phan cần thiết cho thiết kế infographic: Cần xác định rõ các yếu tố can có trong infographic, bao gồm tiêu dé, hình ảnh, biểu đồ, số liệu thống kê, và các thông tin chính cần truyền đạt.

(3). Quyết định loại infographic sẽ được thiết kế: Dựa trên mục tiêu và nội dung,

can quyết định loại infographic phù hợp nhất, có thẻ là infographic dang số liệu, dang dẫn dat, biéu dé, sơ đồ, hay một sự kết hợp của các loại này.

(4). Gửi thông tin theo cách phù hợp với mục tiêu: Cuối cùng, cần chú ý đến cách trình bay va gửi thông tin một cách hợp lý va thu hút. Dam bảo rằng thông tin được trình bày một cách rõ ràng, dé hiểu và hap dẫn đối với đối tượng mục tiêu (Davis, M., &

Quinn, D., 2014).

2.9. Quy trình xây dựng infographic

Một infographic thành công thường được thiết ké theo 4 bước:

Bước 1: Lập kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc thiết kế infographic. Cần xác định mục tiêu, nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ dé, và xác định cấu

17

trúc va câu chuyện của infographic. Quyết định thiết kế va tô chức thông tin dựa trên

mục tiêu và mục đích cụ thê của dự án cũng là điều cần thiết. Cuối cùng, thu thập nguồn

cảm hứng trực quan đề hỗ trợ quá trình thiết kế.

Bước 2: Bat đầu thiết kế là bước tiếp theo sau khi lập kế hoạch. Bạn có thé sử dụng

các phần mềm chuyên nghiệp hoặc công cụ trực tuyến dé tự thiết kế hoặc thuê ngoài

địch vụ thiết kế. Chọn chủ đề và bảng mau trước, sau đó tạo nội dung dựa trên kế hoạch đã dé ra. Infographic cần được thiết kế đơn giản và truyền đạt thông tin một cách rõ rang

va dé hiểu.

Bước 3: Kiểm tra nội dung và sửa lỗi cuối cùng. Việc đọc lại và chỉnh sửa giúp phát hiện và khắc phục các lỗi về văn bản. Ngoài ra, cần thử nghiệm infographic với các chuyên gia khác nhau dé đảm bảo rằng nó không có lỗi và dé hiéu.

Bước 4: Kết thúc, infographic đã hoàn thành và sẵn sàng được xuất bản tùy thuộc

vào mục đích ban đầu (Kaya-Hamza, A. T. O. S., & Beheshti-Fezile, E. §. M., 2017).

2.10. Quy trình xây dựng video

Năm 2022, Đỗ Thị Hai cùng cộng sự đã nghiên cứu về Khai thác và sử dung video trong dạy HS học ở phổ thông. Nhóm nghiên cứu đã dé xuất 4 nguyên tắc cơ bản dé tận dung va sử đụng video một cách hiệu quả nhất trong môn học nảy:

(1). Phải đảm bảo mục tiêu bài học: Video phải phan ánh rõ mục tiêu của bai học

và phải được tích hợp chặt chẽ vào nội dung giảng day của bài học. Nó cũng can phải

liên kết với các phương tiện dạy học khác và các PPDH tích cực để đảm bảo rằng nó phù hợp với ban chat đặc thù của môn Sinh học.

(2). Thời gian và thâm mỹ: Video cần được thực hiện đúng thời gian cần thiết cho nội dung va đảm bảo tính thâm mỹ, khoa học và sư phạm. Điều nay bao gồm việc chọn góc quay phù hợp, âm nhạc phù hợp (nếu có), và thiết kế hình ảnh một cách chuyên

nghiệp.

(3). Sáng tạo và chỉnh sửa: Cần phải có sự sáng tạo trong việc sưu tâm và chỉnh sửa video dé đảm bao nội dung không quá nhiều hoặc quá ít, mà vẫn đảm bảo logic và phù hợp với thời gian của bài học. Việc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video có thé giúp tạo ra những video có chất lượng cao và phù hợp.

(4). Tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực tìm kiểm và khám phá: Cuối cùng.

viđeo cũng cần tạo ra cơ hội cho HS phát triển năng lực tìm kiếm và khám phá. Điều

18

nay có thé được thực hiện bằng cách tạo ra các câu hỏi tha vị, bai tập thảo luận hoặc các hoạt động bồ sung sau khi xem video dé khuyến khích HS tìm hiệu sâu hơn vẻ chủ đề (Hai, Ð. T., Lê Văn Trọng, N. L. Q., Hiền, N. T. N., Thuận, Ð. T., và Dũng, N. V.,

2022).

Năm 2021, Đoàn Nguyệt Linh, Nguyễn Phường Nam, Hoang Chung Hiếu đã

nghiên cứu đề tai Xây dựng vả sử dụng hệ thống video hồ trợ day học lich sử ở trường THPT. Nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế video theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các phan, chương, và bai giảng dé xác định van đề trọng tâm cần tập trung trong các video giáo duc. Qua việc đọc, nghiên cứu,

và tham khảo nhiều tài liệu, mở rộng kiến thức và chuyển đối thông tin thành kiến thức có thê truyền đạt được cho HS.

Bước 2: Xác định rõ ràng những video cần sản xuất cho từng phần của chương,

bai giảng, thậm chí là từng khái niệm nhỏ trong bai. Sau đó, xây dựng kịch bản chỉ tiết cho mỗi video để đảm bảo rằng nội dung được trình bày một cách rõ ràng và hiệu quả.

Bước 3: Tiền hành sưu tâm hình ảnh và video từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt

là các tài nguyên trên YouTube. Tuy nhiên, việc lựa chọn va sử dụng các phim trên

Internet sẽ được thực hiện một cách can thận, dam bảo phù hợp với nội dung vả hình thức mà muốn truyền dat.

Bước 4: Viết kịch bản và tiễn hành dựng phim cho mỗi video theo các bước đã lên

kế hoạch. Từ việc viết nội dung đến lựa chọn hình ảnh và âm nhạc, đảm bảo mỗi video được sản xuất với chất lượng cao nhất và mang lại giá trị giáo dục tối đa cho HS (Đoàn Nguyệt Linh, Nguyễn Phường Nam, Hoang Chung Hiếu, 2021).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Sinh học: Xây dựng Infographic và Video trong dạy học nội dung cảm ứng ở sinh vật, sinh học 11 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)