Các mức độ áp dụng hình thức tô chức cho học sinh thuyết

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thiết kế quy trình tổ chức học sinh thuyết trình theo hướng phát triển kỹ năng trong dạy học Địa lý 11 - Ban cơ bản (Trang 51 - 55)

Chương 2. THIẾT KE QUY TRINH TO CHỨC HỌC SINH THUYET TRÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIEN KI NĂNG

2.1. Các mức độ áp dụng hình thức tô chức cho học sinh thuyết

trình trong dạy học Địa lí 11

2.1.1. Tổ chức cho học sinh thuyết trình toàn bộ bài học

Tổ chức bài học theo hướng toàn bộ nội dung bài học cho học sinh thuyết trình, cỏ nghĩa lả trong bài có nhiều mục, nội dung, van đẻ, giáo viên sẽ phân chia các nội dung đó tương ứng cho các nhóm. đưa ra các yêu cầu vả hướng dẫn cụ thể

cho từng nội dung dé các nhóm chuẩn bị và báo cáo,

- Đặc điểm của hình thức thuyết trình toàn bộ bài học:

Thuyết trình ở mức độ toàn bộ bài học nhằm tạo hoạt động cho học sinh

xuyên suốt cả bài. Với hình thức thuyết trình nay, tat cả các nhóm trong lớp được

chia các phan nội dung kiến thức va sẽ tiến hành trình bay lan lượt. Giáo viên trong suốt quá trình đó chí đóng vai trò giám sát và đánh giá, cuối cùng là hệ thống chuẩn kiển thức và giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Mức độ thuyết trình này vừa tạo diéu kiện cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu

nhiều nội dung, khía cạnh trong bai, tao cơ hội cho các nhóm vừa la người nghe,

vừa là người báo cáo dé rút kinh nghiệm.

- Quy trình của hình thức tổ chức cho học sinh thuyết trình toàn bộ bài

học, gồm các bước sau:

+ Chia các nhóm thuyết trình.

+ Giáo viên lựa chọn bai và phân chia nội dung cho các nhóm.

+ Xây dựng yêu cau, hướng dẫn, tiêu chí đánh giá.

+ Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bải thuyết trinh.

+ Tổ chức thuyết trình.

+ Đánh giá và tổng kết.

- Uu điểm và hạn chế:

+ Các bai học trong phan Địa lí khu vực và quốc gia có nhiều tiết dạy. nội

dung kién thức mỗi tiết khác nhau, do đỏ khi ứng dụng hình thức tổ chức thuyết

trình này, giáo viên có thé linh hoạt thay đổi cấu tric các mục trong kế hoạch day học. Bên cạnh đó vẫn dam bảo day đủ kiến thức, kĩ năng mà bai học yêu cầu.

+ Tuy nhiên, thuyết trình trong cả bai học nếu có nhiều tiết sẽ khiến học sinh nham chán va nhiều nhóm thuyết trình không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó cần da dạng các hình thức thé hiện hài thuyết trình cho học sinh và cần

có các hướng dẫn cụ thé dé các em tập trung vào bài học.

+ Các nội dung tìm hiểu kiến thức déu là nhiệm vụ của học sinh chuẩn bị và thuyết trình. giáo viên chỉ là người hướng dẫn thực hiện nên có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo chuẩn kiến thức của bai học trong các trường hợp học sinh chưa

thê hiện được đây đủ kiến thức, các thông tin mở rộng chưa đảm bảo tỉnh chính xác,

người thuyết trình chưa truyền tải được nội dung cho người nghe hiéu,...Do đó,

giáo viên cần có hướng dẫn cụ thể đảm bảo học sinh thực hiện được, bên cạnh đánh giá. can chuẩn và hệ thống hóa lại kiến thức vả nội dung thuyết trình. cudi mỗi bai cần có phan củng cổ kiến thức dé theo đồi mức độ hiểu bài của học sinh.

- Lưu ý khi tô chức cho học sinh thuyết trình toàn bộ bài học:

Can đảm bảo để đủ thời gian cho hoạt động thuyết trình. học sinh có thể hiểu

và ghi bai đầy đủ. Nhiều giáo viên hiện nay vẫn ít tổ chức các hoạt động cho học

sinh trong tiết dạy vì e ngại sẽ mat nhiều thời gian không theo kịp kế hoạch giảng day. học sinh lo hoạt động ma không chịu ghi bai, học sinh ồn ảo, gây mắt trật tự,....

Để tổ chức các hoạt động (ở đây là hoạt động thuyết trình) cho học sinh, giáo viên can phái hướng dẫn các nhỏm đi theo ding trọng tâm. kiến thức chuẩn của SGK, sau đó mới yêu câu thêm các phần mở rộng các kiến thức liên quan, không lan man, đi xa quá nội dung. Yêu cầu cả vé mặt kiến thức, cá vẻ giới hạn thời gian

tô chức và quản lí lớp học như vậy hoạt đông thuyết trình mới có hiệu quả.

45

2.1.2. Té chức cho học sinh thuyết trình một phan bai học

Thuyết trình ở mức độ một phan bai học nghĩa là giáo viên lựa chọn một phan kiến thức trong SGK, một nội dung kiến thức mở rộng có liên quan dé tổ chức cho học sinh thuyết trình.

a. Thuyết trình phần kiến thức đơn giản trong bài

l'rong bài học có thé cho học sinh thay đổi không khí bằng cách thuyết trình các phan kiến thức đơn giản với việc sử dụng một trong các hình thức trình bày đa dang như trò chơi, trình bày hình ảnh. viđeo.... để thé hiện nội dung của van đề.

Đặc điểm của hình thức thuyết trình phần kiến thức đơn giản trong bài:

Đặc điểm về nội dung tổ chức cho học sinh thuyết trình. Giáo viên chọn

những nội dung khá đơn giản trong bai, đó lả những nội dung mang tính chất giới thiệu. tái hiện, học sinh tìm hiểu va trình bay lại kiến thức dưới dang bai thuyết trình. Giáo viên cần xác định đúng hướng các phần sẽ giao cho học sinh thuyết trình dé không anh hưởng nhiều về mặt thời gian và sự tập trung của học sinh đến các phân trọng tâm khác.

Giáo viên có thé bước đầu hướng dẫn học sinh tiếp cận với phương pháp thuyết trình. Hinh thức này thích hợp dé áp dụng ở các lớp học có trình độ thắp hơn

hoặc những lớp mới làm quen với phương pháp thuyết trình để các em đỡ bờ ngỡ và không cảm thay quá khó khăn khi mới bước dau tiếp cận phương pháp học tập mới.

Tạo cơ hội rèn luyện khả năng thuyết trình cho nhiễu thành phan đấi

tượng. [)o phân trình bay kha đơn giản nên thông qua đây giáo viên có thể yêu cầu những học sinh đang chưa thành thạo vẻ kĩ năng hay ít tham gia các hoạt động học tập lên thuyết trinh.

b.Thuyết trình phần kiến thức mở rộng

Thuyết trình phần kiến thức mở rộng là những nội dung không có trong SGK nhưng lại liên quan đến một số vấn dé, nội dung trong bai học. Thông qua thuyết trình giúp học sinh hiểu sâu hơn hoặc mở rộng hơn kiến thức cho các em.

46

Đặc điểm của hình thức thuyết trình phan kiến thức mở rộng:

Lựa chon nội dung cho học sinh thuyết trình can phải kĩ lưỡng và có muc đích. Phần kiến thức mở rộng không thé tay ý lựa chọn mà phải được giáo viên tim hiểu kĩ vẻ vai trỏ, vị trí của nó trong tổng thẻ nội dung của bải và trong hệ thông chương trình. Những nội dung đó phải có mối quan hệ trực tiếp với bai học và giúp

học sinh hiểu rõ bai học hơn.

Hình thức thuyết trình này giúp cập nhật kiến thức SGK và mở rộng các vấn dé kinh tế. chính trị, xã hội,...Các nội dung kiến thức của chương trình Địa lí

11 luôn thay đổi nhanh chóng nên can sự cập nhật, mở rộng từ các thông tin bên ngoải. Do đó, hình thức thuyết trình phần kiến thức mở rộng sé hỗ trợ quá trình dạy học theo kịp sự đổi mới va phát triển của thời đại và giúp quá trình học tập, rèn

luyện kĩ năng tiếp cận thông tin của học sinh được hiệu quả hon.

Phin mở rộng có vai trò hỗ trợ cho bài học. Phần mở rộng thường cung cap thêm thông tin cho một van dé trong bai, hay dùng dé đào sâu, làm rõ hơn một phần

nội dung phức tạp. hoặc 1a sự thay đổi của kiến thức mà SGK chưa kịp cập nhật.

Nhưng cũng can tránh để học sinh quá tập trung vào phân này mà không chú trọng

phần nội dung chính của bải.

Trang bị kĩ năng tự đỉnh hưởng cho học sinh khi thực hiện bài thuyết

trình. Thông qua cách hưởng dẫn học sinh thuyết trình hình thức này, có thể trang

bị và luyện tập kĩ năng tự định hướng cho học sinh thông qua những nhiệm vụ

không được cung cập sẵn cấu trúc. Thông qua đó học sinh phát triển tư duy, sáng tạo các hình thức thé hiện vả nội dung trình bay phù hợp với yêu cầu của giáo viên.

2.1.3. Tổ chức cho học sinh thuyết trình phan củng cố bài học

Thuyết trình phan củng cổ bài học là hình thức thuyết trình nhằm tổng kết,

củng có lại kiến thức của toàn bai, thường được áp dụng cho những bai học cỏ

nhiều tiết cẳn phải hệ thống lại dé học sinh có thể ghi nhớ va khắc sâu kiến thức.

47

Đặc điểm của hình thức thuyết trình phan cúng cố bài học:

Hình thức thuyết trình củng cỗ bài học có thể tổ chức dưới những hình thức rất đa dạng. Dược sử dụng nhiều là tô chức đưới các bảng các trò chơi như câu hỏi trắc nghiệm (nỗi câu, điển khuyết....) bên cạnh cùng có kiến thức còn thúc day sự sáng tạo của học sinh và tạo không khí vui nhộn cho tiết học.

Phải có sự phân phối các câu hỏi củng cỗ một cách hợp tí. Yêu cầu và hưởng dẫn của giáo viên cho nhóm thuyết trình phải chủ ý đến việc đặt ra các câu hỏi với các mức độ khác nhau (nhớ. hiểu. vận dụng). phân loại số câu hỏi phù hợp

với cấu trúc trong bài vả phải bao quát đến nội dung toàn bai, nhất là chú trọng các phan trọng tâm.

Phải hướng đến sự tham gia của tắt cả các thành viên. Phần thuyết trình và

các hoạt động nhắn mạnh đến yêu câu phải hướng đến sự tham gia của tit cả các thành viên trong lớp, các câu hỏi thé hiện những phan kiến thức cụ thé, trong tâm, đưới sự quan sát và trả lời của học sinh sẽ giúp cả lớp đạt được mục đích tổng kết

và cúng có bai học.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thiết kế quy trình tổ chức học sinh thuyết trình theo hướng phát triển kỹ năng trong dạy học Địa lý 11 - Ban cơ bản (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)