CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Các nghiên cứu trước
Mô hình nghiên cứu 1: Nhóm tác giả Nguyễn Văn Định, Cao Thị Sen, Nguyễn Thị Lụa dã tìm hiểu và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự mến mộ của khách du lịch nội địa đối với thành phố biển sầm sơn, tỉnh thanh hóa và cho ra kết quả vào năm 2020.
Nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Nhóm tác giả đang xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự mến mộ của khách du lịch nội địa đối với thành phố biển Sầm Sơn. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát trực tiếp 520 khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn. Kết quả nghiên cứu mô hình SEM cho thấy có 05 nhân tố tác động đến sự hài lòng theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: Điều kiện tự nhiên;
cơ sở lưu trú; dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí; an ninh, trật tự, an toàn cuối cùng là phương tiện vận chuyển và từ sự hài lòng ảnh hưởng đến sự mến mộ của khách du lịch nội địa. Nghiên cứu còn hạn chế như sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện, cỡ mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ và mới đưa được 07 nhân tố ảnh hưởng đến sự mến mộ của khách du lịch. Từ những hạn chế trên, nhóm tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu cho những
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu 1
đề tài tiếp theo như sau: Mở rộng phạm vi, tăng cỡ mẫu nghiên cứu và xem xét đưa thêm những nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu.
Từ đó, tác giả đề xuất các hàm ý và khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng và sự mến mộ của khách du lịch trong thời gian tới.
Mô hình nghiên cứu 2: Tác giả Phạm Ngọc Khanh đã nghiên cứu về dự án các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh bà rịa vũng tàu vào năm 2019.
Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (BRVT). Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa vào 270 mẫu. Sau khi kiểm tra 270 phiếu trả lời thu được, có 30 phiếu trả lời không đạt yêu cầu do khách du lịch còn bỏ nhiều ô trống, cuối cùng còn 240 phiếu trả lời đạt yêu cầu được dùng cho nghiên cứu này, do đó nghiên cứu này có cỡ mẫu là 240 mẫu, thỏa các điều kiện về cỡ mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp và không có hiện tượng đa cộng tuyến; có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu 2
hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển tỉnh BRVT: (i) Hoạt động du lịch và giải trí; (ii) Môi trường du lịch; (iii) Năng lực phục vụ; (iv) Cơ sở hạ tầng; (v) An toàn; (vi) Năng lực nhân viên.
Sau khi phân tích từ các mẫu khảo sát thì tác giả đã thấy được rằng nhân tố
“Hoạt động du lịch và giải trí” có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ du lịch, thứ hai là “Môi trường du lịch”, tiếp theo là “Năng lực phục vụ”, “Cơ sở hạ tầng”, “An toàn” và cuối cùng là “Năng lực nhân viên”.
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
Mô hình nghiên cứu 1: Nhóm tác giả Hnin Yee Hlaing, Chompu Nuangjamnong là nhóm tác giả người Myanmar, đã nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng lựa chọn khu nghỉ dưỡng của khách hàng tại Kalaw, myanmar vào năm 2023.
Nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Nhóm tác giả đã khảo sát trên 385 mẫu ở khắp Klaw, và được gửi trực tiếp hoặc gửi online cho những người đang sống tại Myanmar, từ đó nhóm tác giả thu thập được 6 nhân tố như sau: Chất lượng phòng, Vị trí, An ninh, Nhân viên phục vụ, Thông tin từ các tính năng của khách sạn, Mẫu thông tin đánh giá
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu 3
của khách. Do nghiên cứu này còn hạn chế và chỉ tập trung vào 6 nhân tố (từ Hnin Yee Hlaing và Chompu Nuangjamnong). Nhưng có 4 yếu tố có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nghiên cứu này là Chất lượng phòng, Nhân viên phục vụ, Thông tin từ các tính năng của khách sạn, Mẫu thông tin đánh giá của khách. Tạp chí quốc tế về công nghệ kỹ thuật và nghiên cứu đưa ra nhận xét rằng khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn lưu trú của khách khu nghỉ dưỡng ở Kalaw.
Mô hình nghiên cứu: “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn và nghỉ tại resort tại an orchard: nghiên cứu thực nghiệm về khu nghỉ dưỡng tại tỉnh chanthaburi”. (Mr. Kissakorn Prommet, 2020)
Nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Nhóm tác giả đã trình bày khung nghiên cứu của nghiên cứu này. Có các biến hoặc yếu tố độc lập bao gồm Nhân khẩu học, Sản phẩm, Địa điểm,Giá cả, Quan hệ công chúng và khuyến mãi. Người nghiên cứu sử dụng các yếu tố đó để nghiên cứu ảnh hưởng đến biến phụ thuộc về ý định lựa chọn và nghỉ dưỡng
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu 4
tại một khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Chanthaburi. Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi như một công cụ để thu thập dữ liệu từ người trả lời theo nhóm mẫu mục tiêu. Có 340 bộ khảo sát đã được thực hiện tổng cộng. 40 bộ mẫu khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi offline được thu thập ở Sukhumvit, khu vực Bangkok để kiểm tra độ tin cậy làm mẫu thí điểm. 300 bộ khảo sát khác được thực hiện bằng nền tảng trực tuyến thông qua Google Form, đồng thời được chuyển đến phạm vi khu vực Sukhumvit. Nhóm đối tượng trong bảng khảo sát này là những người sống và/hoặc làm việc tại Bangkok và Metropolitan vì nhóm người này có mức chi tiêu cao hơn đáng kể thu nhập cao hơn các tỉnh khác ở Thái Lan. Mẫu là những người muốn đi du lịch khu nghỉ dưỡng nằm trong vườn cây ăn quả ở Chanthaburi. Từ 300 bộ khảo sát bằng bảng câu hỏi, nhóm tác giả đã sàng lọc các dữ liệu ngoại lệ như một số giá trị hoặc câu trả lời còn thiếu của câu hỏi trong cuộc khảo sát. Dữ liệu còn sót lại cuối cùng đã được chiếu ra là 261 bộ.
Kết quả rút ra từ cuộc nghiên cứu là Địa điểm, Giá cả là 2 yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đối với ý định khách hàng có muốn ở lại hay không.
2.3.3 Khe trống nghiên cứu
Nhìn chung các nghiên cứu trước, kể cả nghiên cứu trong và ngoài nước. thì đều tồn tạo những hạn chế.
Trước tiên, đối với các nghiên cứu trong nước thì phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên mẫu còn ít và chưa đa dạng. Ngoài ra thì còn có sự khác biệt thời gian. Cả 2 nghiên cứu chỉ khác nhau ở vài năm nhưng sự phát triển luôn có sự thay đổi bất ngờ và mỗi ngày. Điều này có nghĩa, chúng ta nên tập trung theo dõi và cải tiến để bắt kịp với thời đại, làm cho ngành du lịch có thể đạt được đến sự phát triển nhất định.
Đối với các nghiên cứu ngoài nước thì khác biệt đầu tiên là về phạm vi. Mỗi quốc gia sẽ có văn hóa khác nhau nên sự phát triển ở du lịch cũng sẽ khác nhau. Do đó, mô hình nghiên cứu có thể sẽ không phù hợp. Và cũng như nghiên cứu trong nước, mặc dù tệp dữ liệu của các nghiên cứu này tương đối ổn nhưng chưa có sự đa dạng. Điều này nói lên nghiên cứu chưa sâu sắc và không đủ tin cậy.
Từ những khe trống nghiên cứu trên, nhóm sẽ cố gắng chú ý và khắc phục để có được kết quả nghiên cứu chính xác nhất.