CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là bước đầu tiên để xây dựng mô hình nghiên cứu, xác định các biến ảnh hưởng và thiết kế mô hình khảo sát.
Thông qua kĩ thuật thảo luận nhóm với dạng nhóm nhỏ nhằm thu thập dữ liệu phương pháp định tính. Nội dung thảo luận được xây dựng dựa trên các lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu liên quan trước, đánh giá lại các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đưa ra để xem tiêu chí nào phù hợp, tiêu chí nào không phù hợp. Sau cùng sẽ đi đến kết luận những yếu tố họ cho là ảnh hưởng quan trọng đến đến quyết định chọn Vinpearl Phú Quốc để lựa chọn các biến sử dụng trong bảng khảo sát.
Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính được tổng hợp làm cơ sở xây dựng bảng khảo sát trong nghiên cứu định lượng: Xác định được “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Vinpearl Phú Quốc làm nơi nghỉ dưỡng” trên địa bàn thành phố, hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát dựa trên các biến
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng a. Phương pháp điều tra
Sau khi tổng hợp dữ liệu từ nghiên cứu định tính, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi rồi nghiên cứu thử, hiệu chỉnh mô hình, thang đo, bảng hỏi. Sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng qua 2 bước:
- Khảo sát sơ bộ 4 đối tượng để điều chỉnh bảng hỏi.
- Khảo sát chính thức bằng bảng câu hỏi.
Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp. Sử dụng thang đo định danh, thang đo thứ bậc.
Phần 2: Câu hỏi về xu hướng tiêu dùng như Tần suất bạn sử dụng dịch vụ khu vui chơi, nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc?. Sử dụng thang đo định danh.
Phần 3: Các câu hỏi đánh giá các nhóm tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định chọn Vinpearl Phú Quốc làm nơi nghỉ dưỡng. Đưa ra các biến quan sát với từng yếu tố, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đồng ý:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý
3. Trung lập 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn không đồng ý
Phần 4: Các câu hỏi đánh giá quyết định chọn Vinpearl Phú Quốc làm nơi nghỉ dưỡng của đối tượng khảo sát. Đưa ra các biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ hài lòng theo quan điểm cá nhân:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý
3. Trung lập 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn không đồng ý
Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi và tiến hành khảo sát sơ bộ 4 đối tượng xem họ có thể hiểu đúng từ ngữ, mục đích, ý nghĩa, trả lời đúng logic các câu hỏi đưa ra hay không đồng thời ghi nhận những lời nhận xét của họ đối với bảng câu hỏi.
Tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành điều tra khảo sát.
b. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (convenient sampling), phương pháp này giúp người dùng dễ tiếp cận và sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí để thu thập thông tin. Đề tài này sử dụng phương pháp là gửi phiếu khảo sát online đến giới trẻ tại TP.HCM để thu về kết quả khảo sát.
Quy mô mẫu
Được tính theo kỹ thuật phân tích nhân tố.
Để nghiên cứu phân tích nhân tố EFA có ý nghĩa thì số biến độc lập đưa vào mô hình ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát trong bảng câu hỏi.
Như vậy, bảng hỏi với số lượng 30 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 50 + 5 x 30 = 200.
c. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sau khi thu thập xong dữ liệu từ các đối tượng khảo sát, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng trả lời không đạt yêu cầu, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu.
sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu thu thập được. Các bước xử lý số liệu bao gồm:
Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các bảng tần suất và các biểu đồ để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu về các yếu tố cơ bản của nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… Thống kê mô tả các câu hỏi định tính để có thể nhìn tổng quản, sinh động và dễ hiểu về các thông tin.
Kiểm định thang đo
Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo cho phép nhà phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân số khám phá (EFA).
- Hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo lường sử dụng được. Trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới, hoặc mới với người trả lời thì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 có thể chấp nhận được.
Đồng thời, các biến số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Tiếp theo, ta tiến hành phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định những yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn Vinpearl Phú Quốc làm nơi nghỉ dưỡng tại TP.HCM.
Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này có ích trong việc xác định những tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến. Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA thì dữ liệu thu nhập phải đáp ứng các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s Test.
Điều kiện dùng để phân tích nhân tố
- KMO >= 0.5 và kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig <= 0.05) - Tổng phương sai trích >= 50%
- Factor Loading lớn nhất của mỗi Item phải >= 0.4
- Phương pháp trích Principal Component, phép quay Varimax - Eigenvalues >= 1
- Chênh lệch giữa Factor Loading lớn nhất và Factor Loading bất kỳ phải >=
0.3
Mô hình hồi quy
Nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của người dùng đối với ví điện tử MoMo tại TP.HCM. Mô hình quy bội:
Yi = + 0 1*X1i + 2*X2i + …………+ k*Xki + ei
Trong đó:
Yi: biến phụ thuộc
0: hệ số chặn
1, 2,…: các hệ số hồi quy tổng thể X1i, X ,…: các biến độc lập2i
ei: sai số ngẫu nhiên
Kiểm định ANOVA
Được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình tương quan, tức là có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thực chất của kiểm định ANOVA là kiểm định F – test xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không, và giả thuyết H được đưa0
ra là = 0. Trị thống kê F – test được tính từ giá trị R của mô hình đầy đủ, giák 2
trị Sig. < mức ý nghĩa kiểm định sẽ giúp khẳng định sự phù hợp của mô hình hồi quy.