1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ xấu đối với hệ thống NHTM VN
1.3.4 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu đối với Việt Nam
Từ các kinh nghiệm quản trị nợ xấu ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quản lý nợ xấu của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á, Chính phủ các nước như Trung Quốc và Thái Lan đã thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Riêng Thái Lan ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của các công ty tài chính. Xử lý nợ xấu nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung gian là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nước mà tổ chức này có cách thức tổ chức này có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về. Bên cạnh đó,Việt Nam có thể áp dụng xử lý nợ bằng cách thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố; chuyển nợ thành vốn sở hữu và bán các khoản nợ cho nhà đầu tư, trong đó quan trọng nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, từ Hungary và Cộng hòa Séc xử lý nợ xấu có thể rút ra một số bài học cho công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam:
• Công tác xử lý nợ xấu cần được tiến hành toàn diện, giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Chẳng hạn, công tác xử lý nợ xấu cần được song hành với các cải cách liên quan đến các chủ thể chính liên quan đến vấn đề nợ xấu, mà cụ thể tại Séc và Hungary là ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước
• Đối với tổ chức chuyên biệt được giao nhiệm vụ giải quyết nợ xấu, cần xác định nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết nợ xấu. Trên cơ sở đó, thành lập ra các bộ phận chuyên trách trực thuộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu. Tổ chức chuyên biệt giải quyết nợ xấu không nên có các hoạt động ảnh hưởng không tốt hoặc làm phân tán nguồn lực cho công tác xử lý nợ xấu.
• Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành.
Theo mô hình của Hungary, NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
Thứ ba, đối với Nhật Bản việc xử lý nợ xấu thông qua tái thiết DN của IRCJ đã khơi thông được nút thắt của nguồn tài chính đang bị tắc nghẽn tại DN, giúp khơi thông được dòng chảy tín dụng cho nền kinh tế. Chính vì sự thành công của IRCJ, Nhật Bản đã tiếp tục thành lập một cơ quan tương tự IRCJ là Cơ quan hỗ trợ tái sinh DN (EICJ) vào năm 2009 để tiếp tục thực hiện xử lý nợ gắn với tái thiết DN. Với hiện trạng nợ xấu của Việt Nam hiện tại, việc xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DN như Nhật Bản là một lựa chọn đáng tham khảo. Hướng đi này đang được Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thực hiện.
Thứ tư, xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra.
Nếu thời gian xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu được càng hạn chế, nếu xử lý nợ xấu càng nhanh thì hệ thống Ngân hàng cũng như nền kinh tế càng có lợi.
Thứ năm, xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với các Ngân hàng đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh.
Thứ sáu, một vấn đề nữa có thể thấy, đó là trong khi xử lý nợ xấu các NHTM phải chấp nhận tổn thất khá lớn, song với mục tiêu hạn chế tối đa thiệt hại và thu hồi vốn nhanh nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn tổng hợp và phân tích một cách có hệ thống về định nghĩa nợ xấu, trích lập dự phòng giữa các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Thể hiện bao quát các vấn đề lý luận về nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam. Luận văn cũng chỉ ra rằng nợ xấu của Việt Nam được tính toán không thống nhất trong thời gian qua có một nguyên nhân hết sức quan trọng bắt nguồn từ cách phân loại nợ và tính toán dự phòng khác nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn tổng hợp nguyên nhân gây ra nợ xấu trong thời gian qua tại Việt Nam có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trường kinh doanh. Phần cuối của chương này, luận văn trình bày kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của Việt Nam. Việc vận dụng các kinh nghiệm quản lý nợ trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn, xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho chính phủ và bản thân các NHTM.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TPHCM