Thiết lập quy trình quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 46 - 50)

2.2 Quản lý nợ xấu tại NHNo & PTNT Chi nhánh TPHCM

2.2.1 Công tác quản lý nợ xấu tại NHNo & PTNT Chi nhánh TPHCM…

2.2.1.3 Thiết lập quy trình quản lý nợ xấu

Bước 1. Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân nợ có vấn đề

- Nhận biết các dấu hiệu từ báo cáo tài chính, từ hoạt động kinh doanh - Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng

- Những dấu hiệu liên quan đến quản trị công ty

- Xác định nguyên nhân nợ xấu đến từ ngân hàng, khách hàng, các nguyên nhân khác

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề

Kiểm tra hồ sơ khoản vay:

Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu và kiểm tra các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, CBTD phải lập tức tiến hành kiểm tra hồ sơ khoản vay.

- Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng lưu là đầy đủ và cập nhật:

+ Những thay đổi gần đây nhất

+ Hồ sơ vay là nguyên vẹn và được lưu giữ đúng cách thức - Không có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hiểm cho ngân hàng.

- Hồ sơ vay của ngân hàng có thể được đưa ra như là bằng chứng tại toà và do đó CBTD phải chắc chắn rằng hồ sơ vay chỉ chứa đựng những thông tin thực.

- Những lưu ý trong hồ sơ vay của khách hàng phải thể hiện lịch sử của các quan hệ giao dịch ngân hàng của người vay.

• Kiểm tra hồ sơ TSBĐ: Việc kiểm tra tài sản đảm bảo giúp hoàn chỉnh, đầy đủ, có thể đem thi hành án và ngân hàng có thể nắm giữ được những tài sản mình yêu cầu.

• Định giá tài sản bảo đảm: Định giá chính xác giá trị của tài sản bảo đảm nhằm tìm ra giá trị hiện tại của tài sản bảo đảm.

Bước 3 : Gặp gỡ khách hàng

Khách hàng cần được thông báo về những vấn đề sau:

- Bản chất của vấn đề mà ngân hàng đang xem xét có thể ảnh hưởng tới mức độ an toàn về hạn mức rủi ro của ngân hàng.

- Như là một hệ quả của vấn đề trên, việc quản lý quan hệ tài khoản với ngân hàng được giao phó cho một CBTD giỏi và thời gian đủ để làm việc với khách hàng nhằm giải quyết vấn đề.

- Ngân hàng tìm kiếm sự hợp tác từ ban giám đốc của khách hàng để khôi phục sức mạnh của doanh nghiệp

- Ngân hàng yêu cầu những thông tin sau đây nhằm tìm ra một kế hoạch hành động phù hợp:

+ Báo cáo tài chính hiện hành

+ Dự báo về doanh số bán hàng và khả năng sinh lời + Dự báo về dòng tiền

+ Dự báo cho 12 tháng tới, xem xét bất kỳ một sự thiếu hụt tiền mặt nào dựa trên nguyên tắc thận trọng

+ Kế hoạch về thời gian giảm nợ từ việc bán tài sản và/hoặc những cách thức khác

+ Bất kỳ thông tin nào khác mà ngân hàng có thể yêu cầu để hỗ trợ cho quá trình đánh giá

Bước 4 : Lập kế hoạch hành động

Những vấn đề chính sau cần phải được nêu sau hành động này:

- Những vấn đề của khoản vay là gì - Giải pháp để xử lý vấn đề này

- Cách thức thực hiện những giải pháp này - Những mục đích có thể sẽ đạt được Bước 5. Thực hiện kế hoạch

Tiếp xúc vi khách hàng

Ngay khi kế hoạch nói trên được phê chuẩn, CBTD cần phải gặp gỡ khách hàng vay. Bất kỳ mối quan tâm nào của khách hàng liên quan đến kế hoạch cũng phải dành được sự chú ý thích đáng và cán bộ tín dụng cần phải linh hoạt nếu đó là những khả năng có thể xảy ra. Nếu cần thiết thì cán bộ tín dụng cũng có thể đồng ý

trở lại thảo luận với hội đồng tín dụng để tìm kiếm sự thay đổi kế hoạch nhằm giữ được tiếng tăm của khách hàng.

Một điều quan trọng nữa là kế hoạch phải được coi như một thỏa ước với khách hàng vay, trong đó ghi rõ các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc tiếp tục khoản vay nhằm tránh những hiểu nhầm giữa hai bên. CBTD cần yêu cầu khách hàng ký vào văn bản nói trên để xác nhận việc họ chấp nhận và cam kết thực thi kế hoạch. Thỏa ước này phải ghi rõ ràng:

- Những kế hoạch này sẽ đạt được - Lịch trình để hoàn thành kế hoạch

- Những mốc kết quả hoạt động cần đạt được theo từng thời kỳ - Kế hoạch sẽ được thực thi như thế nào

- Những mục tiêu giảm nợ

Tư vn giúp đỡ khách hàng tháo g khó khăn

Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, ngân hàng cũng cần tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh. Những khó khăn nói ở đây thuộc dạng nhất thời, chủ yếu do cung cách điều hành, chiến lược kinh doanh bất hợp lý, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường, mô hình không còn thích hợp. Có thể tư vấn, giúp đỡ cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh ngày một trầm trọng có thể dẫn tới phá sản.

Bước 6. Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch

CBTD báo cáo thường xuyên tình hình thực thi kế hoạch cho trưởng phòng tín dụng dụng/lãnh đạo ngân hàng. Công việc quản lý và theo dõi bao gồm:

- Theo dõi kết quả tài chính hàng tháng và bất kỳ điều khoản

- Quản lý những kết quả đạt được của những mục tiêu khác đặt ra trong kế hoạch này gồm:

+ Việc giảm hàng tồn kho hoặc các khoản nợ còn tồn đọng + Bán tài sản cố định

+ Giảm nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)