Nhóm giải pháp hỗ trợ từ NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 81 - 85)

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM

3.2.1 Giải pháp quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM

3.2.2.1 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ NHNo & PTNT Việt Nam

• Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II:

Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ (PD); tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EAD) cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia. Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng.

• Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm về nợ xấu: Nợ xấu có thể đến từ những khó khăn, cũng như những bất cập trong hoạt động quản lý và vận hành DN; những khó khăn hay thay đổi bất lợi của thị trường, của ngành nghề liên quan;

những vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô hay những biến động bất lợi của kinh tế vĩ mô...Xây dựng hệ thống phát hiện nợ xấu ngay từ những yếu tố tiềm ẩn trước khi cho vay, từ khâu thu thập thông tin đến thẩm định khách hàng, và tăng cường công tác giám sát thu thập thông tin của khách hàng trong và sau khi cho vay. Qua đó giúp Ngân hàng kịp thời phát hiện những khoản nợ có vấn đề và có biện pháp kịp thời xử lý.

• Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản nợ: Tiến hành nghiên cứu phân tích toàn diện môi trường kinh doanh để dự báo về xu hướng vận động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, của lãi suất và tỷ giá hối đoái từ đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn phù hợp. Diễn biến tăng giảm cơ cấu các loại vốn trong tổng nguồn vốn, mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách huy động và điều hành vốn có hiệu quả nhất. Xây dựng các chỉ tiêu an toàn về huy động vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn tối ưu và tốc độ tăng trưởng hiệu quả tài sản có

• Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản có: Chủ yếu đánh giá tình hình thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh. Đánh giá các khoản thu nhập, chi phí so với mức độ sử dụng vốn hoặc so với khối lượng vốn huy động, việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi, tỷ lệ nộp thuế ảnh hưởng tới thu nhập. Cần thận trọng nghiên cứu, sàng lọc, lựa chọn các dự án đầu tư có triển vọng tốt, hiệu quả cao để cho vay trên cơ sở

thực hiện chuyên môn hoá việc theo nhóm khách hàng, loại dịch vụ và từng ngành, nghề. Phân loại tài sản có theo quy định các hạn mức đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro nhằm hạn chế nợ xấu. Sử dụng có hiệu quả hệ thống các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của khách hàng cũng như mục tiêu sinh lời của Ngân hàng.

• Phân tích, đánh giá thực hiện quy định về các tỷ lệ để đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng: Vốn tự có, tài sản có rủi ro được tính theo quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, việc chuyển nhượng cổ phần, góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp, vốn pháp định, vốn điều lệ.

• Phát huy vai trò của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro: Hiện nay Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro chủ yếu làm công tác xử lý rủi ro, do đó việc phát huy hết vai trò của các đơn vị này trong giai đoạn hiện nay là vấn đề quan trọng. Dự báo chính xác các xu hướng của nền kinh tế, các tác động từ bên ngoài để từ đó Ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

Hỗ trợ đối với Chính Phủ

• Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo: Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt là hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản.

• Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp: Hậu quả của gánh nặng nợ xấu không phải do Ngân hàng mà đây vốn là hậu quả của cơ cấu kinh tế không hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần tiến hành đẩy nhanh và mạnh hơn nũa công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để giúp Ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Điều này tạo

cơ hội mới để Ngân hàng có thể tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và góp phần hạn chế nợ xấu.

• Tăng cường vai trò giám sát nội bộ và kiểm soát đối với doanh nghiệp : Chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính khu vực và quốc tế không chỉ cần những thay đổi lớn, đồng bộ về các chính sách đầu tư, tài chính, mà các doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm tra và giám sát nội bộ. Các công ty kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần đối với đối với kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp về tài chính, kế toán và giải pháp quản lý. Phát triển hoạt động kiểm toán bắt buôc đối với doanh nghiệp, thực hiện công khai tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn, giúp hạn chế nợ xấu.

• Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng: Đó là những hoạt động liên quan tới công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản hay các thủ tục liên quan đến phá sản, phân chia tài sản trong các quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế… Khuôn khổ pháp lý càng đồng bộ, rõ ràng thì quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trở nên nhanh chóng và ngăn ngừa hiệu quả các tiêu cực làm nguy cơ nợ xấu phát sinh.

• Nhà nước cần chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi theo 3 phương pháp. Nếu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Phương pháp thứ hai là chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.

• Miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường

mua bán nợ. Việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ, nợ xấu sẽ được giải quyết một cách đáng kể. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước

• Tăng vốn cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ tài chính, tích cực xử lý nợ xấu ngân hàng trong các doanh nghiệp nhà nước. Khuyến khích các ngân hàng “chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển”. Đối với doanh nghiệp việc chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn nhằm giúp ngân hàng vừa giải quyết nợ xấu vừa giúp phát triển doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)