Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức)
2.4.4. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
2.4.4.1. Phương pháp đánh giá
Thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy để đảm bảo rằng phương pháp đo lường không có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên, khi đó thang đó mới được xem là có giá trị. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau, nghĩa là nó cho chúng ta biết một thang đo nào đó có phải là thang đo tốt về một khía cạnh nào đó hay không.
Thang đo chất lượng dịch vụ kiểm toán được xây dựng trên cơ sở áp dụng thang đo SERVQUAL, là thang đo đa hướng với 4 thành phần độc lập với tổng cộng 22 biến và thành phần phụ thuộc với 3 biến. Việc kiểm định thang đo sẽ được
tiến hành bằng cách đánh giá độ tin cậy từng thành phần, phân tích nhân tố để sắp xếp lại các thành phần là các nhân tố giải thích được các liên hệ trong thang đo. Vì Cronbach’s Alpha chỉ kiểm tra độ tin cậy của thang đo dựa trên mối tương quan tổng thể của các “Items” trong cùng một thành phần nên chỉ thực hiện kiểm định thang đo từng thành phần mà không thực hiện một lần tất cả các thành phần.
Phương pháp này cho phép phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994. Dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
Nếu bỏ bất kỳ biến nào trong mỗi thành phần của thang đo mà làm cho hệ số Cronbach’s Alpha của nó lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha ban đầu thì được xem là biến rác và cũng sẽ bị loại.
2.4.4.2. Kết quả kiểm định alpha - Thành phần Tin cậy
Bảng 2.2: Kết quả Cronbach’s Alpha - Thành phần Tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.894
Biến TBTĐ nếu
loại biến
PSTĐ nếu loại biến
TQ Biến tổng
Alpha nếu loại biến
V01 18.50 15.598 .754 .869
V02 18.65 15.696 .788 .864
V03 18.61 16.370 .671 .882
V04 18.63 15.370 .716 .876
V05 18.55 16.540 .631 .888
V06 18.58 16.274 .740 .872
(Nguồn: Phụ lục 5 - Kết quả SPSS Cronbach’s Alpha - Tin cậy) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0.894. Nếu ta loại đi bất kỳ thang đo (biến) nào thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này thấp nhất là 0.631 > 0.3 nên
các biến này khá phù hợp và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
- Thành phần Đáp ứng
Bảng 2.3: Kết quả Cronbach’s Alpha - Thành phần Đáp ứng Cronbach’s Alpha = 0.834
Biến TBTĐ nếu
loại biến
PSTĐ nếu loại biến
TQ Biến tổng
Alpha nếu loại biến
V07 15.19 9.803 .747 .767
V08 15.22 10.966 .565 .819
V09 15.21 10.639 .629 .802
V10 15.22 10.987 .578 .816
V11 15.26 10.646 .652 .796
(Nguồn: Phụ lục 5 - Kết quả SPSS Cronbach’s Alpha - Đáp ứng) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.834. Nếu ta loại đi bất kỳ thang đo (biến) nào thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này thấp nhất là 0.578 > 0.3 nên các biến này khá phù hợp và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
- Thành phần Năng lực phục vụ
Bảng 2.4: Kết quả Cronbach’s Alpha - Thành phần Năng lực phục vụ Cronbach’s Alpha = 0.857
Biến TBTĐ nếu
loại biến
PSTĐ nếu loại biến
TQ Biến tổng
Alpha nếu loại biến
V12 14.58 9.853 .653 .833
V13 14.50 9.156 .776 .801
V14 14.64 9.598 .641 .836
V15 14.78 8.856 .675 .830
V16 14.56 10.217 .635 .838
(Nguồn: Phụ lục 5 - Kết quả SPSS Cronbach’s Alpha - Năng lực phục vụ) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.857. Nếu ta loại đi bất kỳ thang đo (biến) nào thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này thấp nhất là 0.635 > 0.3 nên các biến này khá phù hợp và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
- Thành phần Phương tiện hữu hình
Bảng 2.5: Kết quả Cronbach’s Alpha - Thành phần Phương tiện hữu hình Cronbach’s Alpha = 0.899
Biến TBTĐ nếu
loại biến
PSTĐ nếu loại biến
TQ Biến tổng
Alpha nếu loại biến
V17 18.14 17.944 .730 .880
V18 18.34 17.229 .761 .875
V19 18.36 17.436 .749 .877
V20 18.37 18.213 .657 .891
V21 18.30 17.847 .715 .882
V22 18.40 17.669 .740 .879
(Nguồn: Phụ lục 5 - Kết quả SPSS Cronbach’s Alpha - Phương tiện hữu hình) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.899. Nếu ta loại đi bất kỳ thang đo (biến) nào thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này thấp nhất là 0.657 > 0.3 nên các biến này khá phù hợp và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
- Sự hài lòng của khách hàng
Bảng 2.6: Kết quả Cronbach’s Alpha - Sự hài lòng của khách hàng Cronbach’s Alpha = 0.818
Biến TBTĐ nếu
loại biến
PSTĐ nếu loại biến
TQ Biến tổng
Alpha nếu loại biến
V23 7.38 3.483 .675 .745
V24 7.44 3.373 .696 .722
V25 7.51 3.859 .643 .777
(Nguồn: Phụ lục 5 - Kết quả SPSS Cronbach’s Alpha - Sự hài lòng của khách hàng) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.818. Nếu ta loại đi bất kỳ thang đo (biến) nào thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này thấp nhất là 0.643 > 0.3 nên các biến này khá phù hợp và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
Như vậy, thang đó chất lượng dịch vụ kiểm toán và sự hài lòng của khách hàng bao gồm 25 biến, sau khi kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’Alpha, tất cả các biến đủ điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá.