Một số nét đặc trưng trong xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam (Trang 83 - 97)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI

2.1.2. Một số nét đặc trưng trong xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian

2.1.2.1. Giai đon 1980-1990

a. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước ta có chủ trương như sau:

Thứ nhất: Hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN để giải quyết việc

làm cho một bộ phận lao động nước ta và thông qua hợp tác sử dụng lao động, nhờ các nước anh em đào tạo giúp ta một đội ngũ lao động có tay nghề vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước.

Thứ hai: Cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển ở châu Phi và Trung Cận Đông. Chuyên gia chủ yếu là trong lĩnh vực giáo dục, y tế và nông nghiệp.

b. Hình thức xuất khẩu trong giai đoạn này

Trong giai đoạn này áp dụng một số hình thức XKLĐ chủ yếu sau:

- XKLĐ theo Hiệp định của Chính phủ (chiếm 80%)

- XKLĐ theo hợp đồng cung ứng lao động (chiếm gần 20%)

- XKLĐ theo các công trình bao thầu ở nước ngoài (số lượng người lao động đi theo hình thức này còn rất nhỏ).

Ngoài ra còn có một số thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu chuyển sang xuất khẩu lao động.

c. Kết quả XKLĐ thời kỳ 1980-1990

Trong 10 năm (1980 - 1990), chúng ta đã đưa được gần 30 vạn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong đó:

+ Đi theo Hiệp định liên Chính phủ là: 236.872 người.

+ Đi theo hợp đồng cung ứng lao động: Tổng số là 30.782 người.

+ Thực tập sinh học nghề tại các nước Đông Âu chuyển sang XKLĐ là 23.713 người.

Cơ cấu thị trường: Thời kỳ này lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước XHCN như Liên Xô cũ, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari. Số lượng và cơ cấu lao động tại các thị trường này cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số lượng lao động hợp tác tại một số thị trường từ 1980-1989 Đơn vị: Người

STT NƯỚC ĐẾN

SỐ LAO ĐỘNG ĐI T.Số

Nữ Có nghề

Số lượng Tỷ trọng

(%) Số lượng Tỷ trọng (%)

1 LIÊN XÔ 105.966 52.916 49,9 20.311 19,1

2 CHDC ĐỨC 69.016 25.610 37.1 26.795 38.8

3 BUNGARI 27.239 3.595 13.2 24.590 90.3

4 TIỆP KHẮC 37.028 9.472 25,6 28.157 76.0

Nguồn: Tài liệu 10 năm Hợp tác lao động với nước ngoài

Một bộ phận lao động không nhỏ được đưa đi làm việc tại IRắc, Libya. Một số chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp được đưa đi làm việc tại các nước Châu Phi như Angieri, Angôla, Mozambique, Côngo...

Sự biến động về số lượng LĐXK qua các năm của thời kỳ này như sau:

Bảng 2.2: Số lao động đi làm việc ở các nước XHCN giai đoạn 1980-1990.

Đơn vị: Người

NĂM TỔNG SỐ Tốc độ

tăng (%)

NỮ CÓ NGHỀ

Số lượng Tỷ

trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) 1980

1981 1982 1983 1984

1570 20230 25970 12402 6846

1188,5 28,4 - 52,2 - 44,8

592 5586 8176 4634 1571

37,7 27,6 31,5 37,4 23,0

1570 14882 12186 4603 3297

100 73,5 46,9 37,1 48,2 1985

1986 1987 1988 1989 1990

5008 9012 48820 71835 40618 3069

-26,9 79,9 441,7

47,1 - 43,5 - 92,4

3040 3105 23937 25637 15010 1050

60,7 34,4 49,6 35,6 36,9 34,2

3658 1800 21240 25109 1234 921

73,0 20,0 43,5 35,0 29,6 30,0

Tổng số 245380 92338 37,6 90500 36,9

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN)

Qua bảng 2.2, số lượng người đi XKLĐ hàng năm rất không đồng đều, nguyên nhân là do yêu cầu từ phía các nước nhận lao động. Số lượng đi nhiều vào những năm 1981, 1982, 1987, 1988, 1989 mà đỉnh cao là năm 1988.

Cơ cấu ngành nghề: Nhìn chung lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn này có tỷ trọng không nghề lớn (63,1%), đặc biệt trong những năm 1988, 1989, 1990 tỷ lệ này là 70%. Đây cũng là nét đặc trưng của giai đoạn này, phần lớn NLĐ Việt Nam trước khi đi không qua đào tạo. Khi tới các nước mới tiếp nhận, lao động được phân vào các đơn vị thông qua việc kèm cặp đào tạo tại xí nghiệp, NLĐ được trang bị tay nghề phù hợp với công việc mà xí nghiệp bạn yêu cầu.

Tại các nước XHCN 45% làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ, 26%

làm xây dựng, (riêng ở Bungari công nhân xây dựng chiếm tới 65%), khoảng 20%

làm trong ngành cơ khí, 6% làm trong ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, 3% làm trong các ngành khác.

Qua 10 năm hợp tác lao động với các nước, đã giải quyết việc làm tạm thời (từ 2 năm đến 6 năm) cho một bộ phận lao động, thông qua lao động kết hợp đào tạo nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp góp phần xây dựng đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật cao cho đất nước. Về lợi ích kinh tế, trong 10 năm, Nhà nước ta đã thu được 300 triệu USD và hơn 800 tỷ đồng (tính theo thời giá 1990, tương đương 482 triệu rúp phi mậu dịch), chiếm 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, đối với NLĐ, bằng thu nhập và tiết kiệm đã gửi hàng hoá về nước trị giá gần 1 nghìn tỷ đồng, trong đó trên 720 tỷ đồng từ các nước XHCN và trên 7 triệu USD từ các nước khác, góp phần rất quyết định vào việc cân đối tiền - hàng trong nước, chống lạm phát.

Tóm li: XKLĐ là một chủ chương hoàn toàn đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Nhà nước ta đã khởi đầu một quá trình quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài mặc dù so với khu vực và quốc tế, chúng ta đã tiến hành tương đối muộn. Trong 10 năm thực hiện, dù còn nhiều hạn chế, song hoạt động XKLĐ của nước ta đã thu được những kết quả nhất định, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đưa đất nước ta hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

2.1.2.2. Giai đon 1991 đến 1999

Đặc trưng của giai đoạn này là sự thay đổi về cơ chế XKLĐ và qui mô XKLĐ hoàn toàn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu của TTLĐ quốc tế. XKLĐ của ta tiếp cận với các thị trường mới trong một bối cảnh phải cạnh tranh với các nước XKLĐ trong khu vực có ưu thế về khả năng và kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường trên nhiều khu vực khác nhau.

a. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước

Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, tại các nước XHCN Đông Âu tiếp nhận lao động của nước ta đều xảy ra những biến động chính trị lớn, dẫn đến sự thay đổi thể chế chính trị và cơ chế kinh tế. Ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia Việt Nam làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế chính trị, ở IRắc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động, hoặc nếu có nhu cầu thì cũng không tiếp nhận lao động theo cơ chế trực tiếp Chính phủ-

Chính phủ nữa. Đồng thời ở nước ta tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: Xoá bỏ cơ chế bao cấp, hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Thực tế khách quan và chủ quan đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới cơ chế XKLĐ cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Trên tinh thần đó chỉ thị 41-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 22/9/1998, Nghị định 152/1999/NĐ-CP ra ngày 20/9/1999 khẳng định: XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho NLĐ, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Tổ chức thực hiện: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động và cung ứng lao động cho nước ngoài cho các tổ chức kinh tế có đủ các điều kiện cần thiết (theo qui định của Nhà nước). Việc XKLĐ được thực hiện thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh tế đó ký với nước ngoài.

b. Hình thức XKLĐ

+ XKLĐ theo Hip định Chính ph: Từ ngày 1/1/1991 trở đi, mặc dù một số Hiệp định giữa nước ta với nước nhận lao động vẫn còn hiệu lực nhưng số lượng lao động đưa đi theo Hiệp định hầu như không có.

+ XKLĐ thông qua các hp đồng cung ng lao động: Đây là hình thức XKLĐ chủ yếu của nước ta trong giai đoạn này.

+ XKLĐ theo hình thc bao thu có s dng nhân công

Những năm gần đây một số doanh nghiệp của ta tích luỹ dần kinh nghiệm nên đã mở rộng thêm hình thức liên kết trong xây dựng và sản xuất để cung cấp nhân lực cho các xí nghiệp, công trường nước ngoài. Đặc biệt đã có doanh nghiệp tham gia đấu thầu và đã trúng thầu xây dựng tại Cô-oét, xây dựng cầu đường tại Lào. Đây là bước phát triển mới để vươn lên đấu thầu công trình, cung ứng lao động kỹ thuật cao.

c. Kết quả XKLĐ từ năm 1991 đến năm 1999

+ Cơ cu ngành ngh: Ngành nghề trong LĐXK của nước ta là rất đa dạng, chủ yếu trong ngành xây dựng, cơ khí, đánh bắt xa bờ, khai thác gỗ, lái xe, may mặc, sỹ quan thuyền viên, nấu ăn, chuyên gia y tế, giáo dục. Một số ít làm công việc phục vụ nhà hàng, giúp việc gia đình, kim hoàn, bán hàng, làm vườn, trồng hoa,...

Bảng 2.3: Cơ cấu XKLĐ theo ngành nghề giai đoạn (1991-1999)

Đơn vị: người

STT Ngành - nghề Số lượng Tỷ trọng (%)

1 Xây dựng 23.000 25,8

2 Cơ khí 8.000 9,0

3 Mộc 1.500 1,7

4 Dệt may 11.000 12,3

5 Thuyền viên vận tải 5.500 6,2

6 Thuyền viên tàu cá 9.000 10,1

7 Chuyên gia giáo dục, y tế và nông nghiệp 1.500 1,7

8 Các nghề khác và lao động phổ thông 29.640 33,2

9 Tổng số 89.140 100

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Qua bảng trên chúng ta thấy Ngành Xây dựng chiếm tỷ trọng đáng kể (25,8%

với số lượng trên 23000 lao động), nhiều nhất so với các ngành khác, bởi đây là một trong những ngành quan trọng cho quá trình phát triển đất nước. Số lao động có nghề ở giai đoạn này chiếm tỷ trọng cao đạt 65%. Tỷ lệ NLĐ có nghề đi làm việc ở nước ngoài của ta từng năm tăng lên, thực hiện chủ trương của Chính phủ hạn chế XKLĐ không có nghề. Đối với một số thị trường, chúng ta đã cung ứng 90-100%

lao động có nghề như: Kuwait, Libya, Angola, Nhật Bản, CH Séc.

+ V th trường: Thực hiện cơ chế XKLĐ mới, công tác XKLĐ của nước ta đã đạt được một số thành tích bước đầu đáng kể. Lao động của nước ta thời kỳ này đã có mặt ở nhiều thị trường mới cụ thể là 33 nước và khu vực khác nhau. Địa bàn tiếp nhận nhiều lao động của nước ta là Hàn Quốc, Nhật Bản, CHND Lào, Libya, Kuwait...

Bảng 2.4: Số lượng người lao động Việt Nam trên một số thị trường từ 1992-1999 Đơn vị: Người Năm

Tên nước 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 T.Số Hàn quốc 56 1352 4378 5674 6275 4375 1322 4600 28032 Nhật Bản 210 289 257 723 1343 2400 2136 2004 9362

CHND

Lào 405 586 521 898 1577 7500 6322 6756 24300 Libya 24 1362 3178 1594 2357 566 475 714 10270 Nguồn: Cục QLLĐNN

Theo bảng trên ta thấy từ năm 1992-1999 thì thị trường Hàn Quốc tiếp nhận lao động nước ta nhiều nhất. Trong đó số lượng tăng dần theo các năm, đến năm 1997 số lượng bắt đầu giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đặc biệt giảm mạnh nhất vào năm 1998, đến năm 1999 bắt đầu phục hồi. Tiếp đến là thị trường Lào, Libya - lao động đưa sang các thị trường này chủ yêu là lao động của ngành Xây dựng. Thị trường Nhật Bản cũng đang là một thị trường tiềm năng mà những năm tới cần phải khai thác tốt. Ngoài ra trong thời kỳ này nước ta cũng đưa được khoảng 900 lao động sang làm việc ở Cô- oét, chủ yếu là xây dựng các công trình xây dựng.

Nếu tính theo năm thì số lượng NLĐ đi xuất khẩu trong thời kỳ này như sau (xem biểu 2.1):

1020 810

3960

9230 10050

12660

18470

12240

20700

1991 1992 1993 1994 1995 19 96 1997 1998 19 99

Sè l ng (n gê i)

N¨m

Biểu 2.1. Quy mô XKLĐ của Việt Nam thời kỳ 1991 - 1999

Nguồn: Cục QLLĐNN Như vậy, thời kỳ này số lượng LĐXK tăng đều hàng năm, riêng năm 1998 giảm đáng kể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Trong 9 năm Việt Nam đã xuất khẩu được 89.140 lao động và chuyên gia theo các ngành nghề khác nhau, riêng năm 1999 đã có 20700 lao động được sang làm việc nước ngoài:

Trong giai đoạn này, XKLĐ đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho Nhà nước. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập bằng ngoại tệ có khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh. Nguồn ngoại tệ này rất cần thiết để xây dựng đất

nước. Mức thu nhập của NLĐ làm việc ở nước ngoài giai đoạn này thường cao hơn từ 6 đến 10 lần thu nhập của người làm việc trong nước. Nếu tính bình quân mức thu nhập cầm tay hàng tháng của NLĐ là 300USD/người với khoảng 89.140 lao động đã đưa đi, trung bình mỗi hợp đồng là 2 năm thì tổng số tiền được chuyển về cho đất nước ước tính khoảng 650 triệu USD. Đó là khoản thu nhập lớn góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

2.1.2.3. Giai đon t năm 2000 đến nay

a. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Chủ trương trong giai đoạn này là đẩy mạnh XKLĐ: Duy trì và mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và phát triển trên thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham gia XKLĐ và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ XKLĐ trái quy định của Nhà nước. Năm 2002, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật lao động, trong đó có bổ sung 6 điều về XKLĐ.

Ngày 17 tháng 7 năm 2003, Chính phủ Ban hành Nghị định 81/NĐ-CP thay thế nghị định 152/NĐ-CP. Như vậy, có thể thấy trong các năm từ 2000 đến nay, chủ trương và chính sách XKLĐ đã rất rõ ràng và tương đối hoàn chỉnh, tạo khung pháp lý vững chắc để phát triển lĩnh vực này.

b. Hình thức XKLĐ

Hình thức XKLĐ trong giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn 1991-1999, chủ yếu XKLĐ thông qua hai hình thức chủ yếu sau: XKLĐ thông qua các hợp đồng cung ứng lao động (Đây vẫn là hình thức XKLĐ chủ yếu của nước ta trong giai đoạn này); XKLĐ theo hình thức bao thầu có sử dụng nhân công.

c. Kết quả XKLĐ từ năm 2000 đến nay

Quy mô XKLĐ: Nhìn chung quy mô XKLĐ của nước ta trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần. Nhìn biểu 2.2, có 3 thời điểm sụt giảm vào các năm 2004, 2009 và 2012 trong xu hướng tăng của XKLĐ của nước ta. Từ năm 2000 đến 2003, lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng tăng mạnh vào năm 2003 với 75000 người (tăng 62,6% so với năm 2002 và 107,03% so với năm 2001). Điều này có được, một mặt là nhờ vào sự chuyển đổi cơ chế chính sách của Nhà nước, mặt khác là sự hỗ trợ tích cực của các ngành, địa phương cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong

việc khai thác và mở rộng thị trường. Năm 2004, số lượng LĐXK của nước ta đã giảm xuống còn 67447 người (giảm 11,2% so với năm 2003). Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của NLĐ Việt Nam ở nước ngoài, số lượng lao động bỏ trốn bất hợp pháp ngày càng tăng và tranh chấp xảy ra giữa một số NLĐ với doanh nghiệp XKLĐ. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003 và dịch bệnh viêm đường hô hốp cấp (SARS) nên Malaysia và Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, Đài Loan hạn chế và kiểm tra visa đối với lao động Việt Nam hết sức chặt chẽ...

Từ năm 2005, với sự cố gắng của Chính phủ Việt Nam cùng các doanh nghiệp để hạn chế số lượng lao động bỏ trốn nên LĐXK của nước ta tăng trở lại. Năm 2005 đạt 70594 người, tăng 4,66%. Thời kỳ này lượng LĐXK tăng đều đặn bình quân khoảng 7,8 triệu người/năm (Cục QLLĐNN, 2008). Vào các năm 2009 và 2012 số lượng lao động giảm xuống chủ yếu là do ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu diễn ra vào năm 2008 đến nay chưa có dấu hiệu kết thúc.

31500 36186

46122 75000

67447 70594 78855

85020 86990 73028

85546 88298 80320

88155

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Năm

Biểu 2.2: Quy mô xuất khẩu lao động qua các năm thời kỳ 2000-2013 Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước Như vậy, thời kỳ này XKLĐ lao động của ta tăng rất nhiều (hơn gấp 11 lần) so với thời kỳ 1991-1999, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho đất nước. Nếu tính bình quân thu nhập hàng tháng của NLĐ là 300 USD/người với khoảng 326.831 lao động đã đưa đi, trung bình mỗi hợp đồng là 2 năm thì tổng số tiền chuyển về cho đất nước ước tính khoảng hơn 7 tỷ USD.

+ Cơ cu LĐXK: Cũng tương tự như giai đoạn 1991-1999, lao động của nước ta làm việc trong khoảng 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, các ngành dịch vụ, vận tải biển và đánh bắt, chế biến hải sản, chuyên gia Y tế, giáo dục, nông nghiệp... Mặc dù vậy cơ cấu ngành nghề XKLĐ của Việt Nam sang các nước vẫn còn hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu vào công nghiệp và xây dựng. Hiện nay, nước ta đã đưa cả lao động làm việc trong lĩnh vực công nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ sang Lào, Malaysia (xem bảng 2.6).

Về trình độ tay nghề, lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài phần lớn có trình độ tay nghề thấp, thậm chí còn không có tay nghề (lao động phổ thông). Nhiều lao động mới chỉ tốt nghiệp cấp II, một số ít có trình độ tốt nghiệp cấp III hoặc đã được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của lao động Việt Nam đi XKLĐ trong thời kỳ đầu những năm 2000. Cụ thể, năm 2003 tỷ lệ LĐXK có tay nghề chuyên môn là 32,6% và tăng dần đến năm 2005 là 34,85%.

Bảng 2.5: Cơ cấu XKLĐ theo trình độ tay nghề thời kỳ 2003-2005

Đơn vị tính: Người Năm

Lao động XK

2003 2004 2005

Số

lượng Tỷ lệ

(%) Số

lượng Tỷ lệ

(%) Số

lượng Tỷ lệ (%)

LĐ có nghề 24424 32,6 23067 34,2 24624 34,85

LĐ không có nghề 50576 67,4 44380 65,8 45970 65,12

Tng s 75000 100 67447 100 70594 100

Nguồn: Phòng QLLĐ - Cục Quản lý lao động ngoài nước năm 2007

So với các giai đoạn trước đây thì đến giai đoạn 2008 - 2012 tỷ lệ lao động có tay nghề, chuyên môn tăng lên đáng kể. Ví dụ như nếu năm 2003 lao động phổ thông đi làm việc ở nước ngoài chiếm tỷ trọng 67,4% trong tổng số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài thì đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn là 53,39%. Trong khi lao động đã qua đào tạo tăng từ 22,02% đến 44,61%, đặc biệt là các chuyên gia kỹ thuật và lao động lành nghề tăng từ 2,44% lên 12,49%.

Với sự thay đổi trên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu và chất lượng LĐXK của nước ta theo hướng tăng khả năng cạnh tranh trên TTLĐ quốc tế. Trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam (Trang 83 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)