Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam (Trang 154 - 157)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều phía nhưng nhìn chung có những nguyên nhân cơ bản sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, XKLĐ là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, là quốc gia đi sau trong lĩnh vực này lại phải cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực vốn có rất nhiều kinh nghiệm và các nước NKLĐ đã quen với việc sử dụng lao động của các nước này.

Hai là, do sự phát triển mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ và những tác động của nó nên xu hướng cũng như chính sách tiếp nhận lao động của các nước có sự thay đổi nhanh chóng mà chính sách của nhà nước và hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp XKLĐ chưa theo kịp.

Ba là, do bối cảnh thế giới hiện nay có những diễn biến phức tạp như: Khủng khoảng kinh tế thế giới, thảm họa thiên nhiên, xung đột về chính trị, tôn giáo, chiến tranh xung đột và nguy cơ xảy ra chiến tranh ở một số nơi, bệnh dịch (Ebola) lan tỏa... đã làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận lao động của các TTLĐ quốc tế và gây khó khăn cho công tác QLNN về XKLĐ của nước ta.

2.3.3.2. Nguyên nhân ch quan

Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vẫn còn chưa thống nhất dẫn tới việc chậm trễ trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quan hệ lao động và dân sự ở trong và nước ngoài.

Thứ hai, trong nhận thức về XKLĐ còn một số hạn chế như sau:

Trước hết, nhận thức về XKLĐ ở các Bộ, ngành, địa phương mới chỉ dừng lại ở chỗ thống nhất về chủ trương với suy nghĩ chung là nước ta có tiềm năng dồi dào, mà chưa gắn với các giải pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp với khả năng của nước ta và xu hướng biến động trên thế giới. Do hạn chế về nhận thức nên sự phối hợp giữa các ngành QLNN về XKLĐ của các doanh nghiệp chưa được triển khai rộng rãi, mới chỉ tập trung ở một số tỉnh thí điểm mô hình liên kết địa phương với doanh nghiệp XKLĐ.

NLĐ và doanh nghiệp XKLĐ còn khó tiếp cận với cơ quan nhà nước trong việc tìm hiểu thông tin về XKLĐ. Theo số liệu khảo sát của viện Khoa học Lao động và Xã hội, trong 218 lao động được hỏi thì có 158 lao động (chiếm 72,48%) đã từng tiếp xúc với cơ quan nhà nước nhưng trong đó, chỉ có 82 người (chiếm 51,89%) cho là thời gian làm thủ tục hành chính là nhanh, 122 người (55,96) nhận xét là trung bình và vẫn còn 41 người (18,81%) trả lời là chậm. Trong 139 cán bộ doanh nghiệp XKLĐ được hỏi có 36 người (25,9%) cho là dễ tiếp cận với chính quyền địa phương, 78 người (56,11%), trả lời là trung bình và 25 người (17,99%) cho là khó tiếp cận, 11 người (7,92%) cho là thủ tục hành chính nhanh, 77 người (55,39%) cho là bình thường và 51 người (36,69%) vẫn cho là thủ tục hành chính chậm. Khi liên hệ công tác với Cục QLLĐNN, trong số 139 cán bộ doanh nghiệp XKLĐ được hỏi có 86 người (chiếm 61,87% số được hỏi) đã tiếp cận với Cục, trong đó 36 người (41,86%) trả lời dễ tiếp cận, có 46 người (53,48) trả lời là mức độ bình thường, 04 người (chỉ chiếm 2,89%) trả lời khó tiếp cận. Nhận xét vè việc doanh nghiệp có thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước trong hoạt động XKLĐ, trong 139 cán bộ được hỏi có 47 người (chiếm 33,81%) cho là thường xuyên được hỗ trợ, 78 người (56,11%) cho là bình thường, còn 14 người (10,08%) cho là hiếm khi, điều dó cho thấy cần tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ.

Nhận thức xã hội về XKLĐ chưa rõ nét, chưa xuất phát từ lợi ích chung, chưa coi trọng lợi tích hài hòa giữa NLĐ, doanh nghiệp và Nhà nước, suy nghĩ phiến diện, suy diễn, quan niệm ngành nghề theo kiểu cũ. Hạn chế về nhận thức xã hội dẫn tới sự tùy tiện trong quá trình làm việc ở nước ngoài của NLĐ như xung đột cá nhân giữa chủ và NLĐ, tự ý bỏ hợp đồng…

Chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của sự nghiệp XKLĐ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này thể hiện rất rõ là trong các số liệu thống kê kinh tế của cả nước hàng năm, chúng ta chưa đưa ra được con số về các hiệu quả kinh tế của XKLĐ như số lượng lao động, số ngoại tệ thu về… Các con số này mới chỉ là ước tính của Bộ LĐTBXH và chỉ được công bố trong các báo cáo hàng năm của Bộ về XKLĐ.

Nhận thức của một số NLĐ chưa đúng đắn, một số cá nhân, tổ chức có mục đích xâu lôi kéo vào hoạt động phá hoại sự nghiệp XKLĐ. Một bộ phận NLĐ quan

niệm và động cơ đi XKLĐ chưa đúng nên đi làm việc ở nước ngoài khi không đạt được mong muốn thì tỏ ra vô kỷ luật, bỏ hợp đồng đi làm nơi khác hoặc một số hết hợp đồng nhưng không về nước mà ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp. Đây là vấn đề ý thức, cần phải được tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa.

Thứ ba, các doanh nghiệp XKLĐ nước ta chưa đủ lực (kể cả con người và vốn) để khai thác các thị trường mới mà chủ yếu chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống; lân cận, có thu nhập cao, mặc dù nhà nước đã có sự khảo sát, định hướng và tạo mở thông thoáng về cơ chế. Đã có những tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành đối tác của nhau bằng việc tăng phí môi giới, giảm các điều kiện trong hợp đồng để cho đối tác nước ngoài lợi dụng, làm thiệt hại cho nhà nước doanh nghiệp và NLĐ.

Thứ tư, công tác đào tạo và chuẩn bị nguồn LĐXK như đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng còn tự phát, manh mún, chưa được coi trọng đầu tư theo yêu cầu của thị trường, giáo dục phổ thông chưa tạo được nền tảng tốt về ngoại ngữ cho lao động. Nhìn tổng thể đào tạo nghề ở Việt Nam còn yếu, có rất ít cơ sở đáp ứng được yêu cầu trang thiết bị giảng dạy và nơi thực hành để nâng cao chất lượng LĐXK, đặc biệt là lao động kỹ thuật chuyên ngành, lao động làm việc trong các ngành công nghệ mũi nhọn ở các nước NKLĐ. Đặc biệt thiếu một hệ thống có sở đào tạo LĐXK chuyên nghiệp có quy mô để tạo nguồn cho XKLĐ cả nước.

Thứ năm, công tác thông tin, tuyên truyền, về XKLĐ còn ít tập trung vào việc xây dựng nhận thức xã hội, ý nghĩa chuẩn bị các điều kiện cần và đủ của NLĐ để tham gia XKLĐ, có trường hợp đưa tin chưa chính xác, thiếu khách quan, một chiều. Có hiện tượng, một số NLĐ do nhận thức còn yếu nên đã tạo điều kiện cho một số đối tượng "cò mồi" lừa đảo thu tiền dịch vụ cao cho việc đi làm việc ở nước ngoài. Mặc dù đã có thông tin chính thống, tuyên truyền chính thức của các cơ quan chức năng nhưng NLĐ không tin mà đi nghe các đối tượng "cò mồi".

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)