CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
Bên cạnh những ưu điểm của tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ trong thời gian vừa qua, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần tiếp tục khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả trong QLNN đối với hoạt động XKLĐ trong thời gian tới. Luận án đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về XKLĐ, cụ thể sau:
- Để tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường:
+ Tại Cục QLLĐNN, thành lập bộ phận (có thể là Phòng) về thông tin và dự báo TTLĐ xuất khấu trên cơ sở phát triển từ Phòng TTLĐ hoặc có thể hợp nhất từ phòng TTLĐ và phòng Thông tin tuyên truyền của Cục QLLĐNN, nhằm thống nhất tổ chức và quản lý toàn bộ hệ thống thông tin thị trường từ thu thập thông tin, xử lý đến cung cấp thông tin và dự báo sớm và sát với sự biến động của TTLĐ trong nước và quốc tế để có những biện pháp ứng phó kịp thời khi có biến động liên quan đến các TTLĐ. Bên cạnh đó, làm tốt chức năng, nhiệm vụ này sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch về XKLĐ tốt hơn, đây là một trong những khâu yếu trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam thời gian qua. Sau khi đã thành lập bộ phận mới với chức năng nhiệm vụ như đã phân tích trên, tiếp theo cần thể chế hóa nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường của các Ban quản lý lao động nước ngoài, phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng để xây dựng quy định trách nhiệm của các các nhân viên ngoại giao phụ trách lao động tại các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài với nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường. Hiện nay chức năng trên chưa được quy định cụ thể, chi tiết nên chất lượng thực hiện còn tùy thuộc vào sự nhiệt tình của các cá nhân.
+ Đa dạng hóa và phát triển các hình thức cung cấp và phổ biến thông tin thị trường tới mọi đối tượng có nhu cầu, đảm bảo yêu cầu công bằng, minh bạch trong cơ hội tiếp cận thông tin. Cần thể chế hóa quy định về quyền tiếp cận thông tin của các đối tượng có nhu cầu, nghĩa vụ công bố thông tin thị trường của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ; xây dựng quy định phân loại thông tin được cung cấp miễn phí và thông tin cung cấp có điều kiện, các điều kiện được tiếp cận với thông tin thị trường. Tăng cường các hình thức cung cấp thông tin miễn phí tới mọi đối tượng như qua báo chí, internet, truyền hình, hội thảo khoa học...
- Để tăng cường công tác phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ: Tại Cục QLLĐNN nên thành lập đơn vị (Phòng) dữ liệu nguồn LĐXK nhằm thu thập, tổng hợp thông tin về nguồn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp hoặc các cơ sở đào tạo nghề, nguồn lao động trên TTLĐ trong nước có nhu cầu tham gia vào TTLĐ xuất khẩu. Đơn vị này cần bao quát và tạo mối liên hệ với tất cả các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước để có thể kết nối hoặc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu để phát triển nguồn cung lao động cho doanh nghiệp XKLĐ.
- Đối với công tác quản lý lao động ở nước ngoài: Bổ sung thêm nhân lực và kiện toàn hệ thống các Ban quản lý lao động ở nước ngoài. Thời gian qua, do số lượng cán bộ Ban quản lý lao động ít và sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước còn chưa tốt nên hiệu quả thực hiện còn một số hạn chế. Bên cạnh đó, do địa bàn làm việc của lao động Việt Nam tại các nước rất rộng lớn, trong khi số cán bộ quản lý lao động lại rất mỏng; thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp hạt động dịch vụ với các cơ quan đại diện, nhiều quốc gia chưa có cơ quan đại điện hoặc một cơ quan đại diện phải kiêm nhiệm ở một số quố gia cùng kinh phí hoạt động eo hẹp nên việc hỗ trợ NLĐ có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa triệt để. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan QLNN mới quan tâm, tập trung xử lý chủ yếu các vụ việc khi đã phát sinh, những vụ việc lớn có tính chất nghiêm trọng hoặc mang tính tập thể.
Thư hai là, tiếp tục hoàn thiện về công tác tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của Quỹ đối với hoạt động XKLĐ.
Theo quy định tại Luật 72, Chính phủ đã thành lập Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước nhằm pháp triển và mở rộng TTLĐ ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho NLĐ và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, như đã được phân tích tại Chương 02, nội dung và kết quả hoạt động của Quỹ còn hạn chế. Bên cạnh các nguyên nhân mang tính khách quan như mới được thành lập, chưa ổn định về tổ chức và nhân sự... thì một phần do còn có một số điểm chưa phù hợp về tổ chức bộ máy, nội dung và cơ chế hoạt động cần điều chỉnh, khắc phục và hoàn thiện để phát huy được vai trò và nâng cao hiệu quả của Quỹ:
- Về tổ chức bộ máy của Quỹ: Hiện tại, đa số các thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy của Bộ LĐTBXH. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là Thứ trưởng, các thành viên Hội đồng đều là cán bộ lãnh đạo cấp Vụ trở lên, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chỉ có 01 thành viên là đại diện của Hiệp hội XKLĐ. Đối với Ban Điều hành quỹ thì Trưởng Ban là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ nên cũng là cán bộ lãnh đạo cơ quan Nhà nước kiêm nhiệm, các thành viên khác cũng đa số là kiêm nhiệm nên có rất ít thời gian dành cho hoạt động điều hành Quỹ và về tâm lý đều xem đây là công việc phụ. Hơn nữa, do đa số thành viên là cán bộ cơ quan QLNN nên trong định hướng hoạt động của Quỹ, nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của cơ quan QLNN có tỷ trọng khá lớn là chưa hợp lý. Để Quỹ hoạt động hiệu quả, luận án đề xuất Ban điều hành Quỹ cần phải có nhân sự độc lập, 100% chuyên trách; bổ sung thêm thành viên là đại diện của Công đoàn lao động Việt Nam, để đại diện cho quyền lợi của NLĐ. Kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước hoặc được trích từ kinh phí của Quỹ. Về quyền hạn và trách nhiệm, nên giao toàn quyền điều hành mọi hoạt động thu, chi của Quỹ theo các quy định của Nhà nước cho Ban điều hành Quỹ; Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động của Ban điều hành Quỹ. Kết quả hoạt động của Quỹ và các thông tin liên quan đến hoạt động của Quỹ phải được công bố công khai, minh bạch để các doanh nghiệp, NLĐ và những ai quan tâm tham gia giám sát. Như vậy sẽ đảm bảo cho Ban điều hành Quỹ được chủ động trong các hoạt động điều hành của mình. Như vây, hoạt động của Ban điều hành sẽ có tính độc lập và khách quan cao hơn. Các đối tượng đóng góp kinh phí cho Quỹ đều có đại diện tham gia trong Hội đồng quản lý quỹ nên có thể kiểm soát các hoạt động của Quỹ sẽ làm cho hoạt động của Quỹ minh bạch và hiệu quả hơn..
Ngoài ra, như đã phân tích tại chương 2, một số trường hợp NLĐ phải về nước trước thời hạn không phải do lỗi của NLĐ, nhưng do trong các quy định về các loại
rủi ro chưa được cụ thể hóa nên chưa đề cập đến để thực hiện hỗ trợ. Do vậy, cần bổ sung thêm những trường hợp rủi ro được hỗ trợ như mất việc làm phải về nước trước thời hạn không do lỗi của NLĐ, bị lừa đảo dẫn đến thiệt hại về tài chính, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng... Đó là những trường hợp hỗ trợ cần thiết đối với NLĐ.
Thứ ba là, về nhân lực: Đây là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến hiệu lực và hiệu quả QLNN về XKLĐ, cần tiếp tục đổi mới và tăng cường đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLNN về XKLĐ theo hướng như sau:
- Đổi mới và bổ sung theo hướng tăng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo trẻ, vững vàng về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và tin học.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn và tập trung đào tạo kiến thức về HNKTQT, ngoại giao, thị trường, marketing, pháp luật về lao động, luật pháp quốc tế...
- Cần tạo điều kiện cho các cán bộ QLNN tham gia các đợt công tác nước ngoài để có thêm kinh nghiệm và điều kiện tiếp cận, nắm bắt tình hình TTLĐ quốc tế cũng như tình hình lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Mặc dù nhiều bộ phận còn thiếu so với định biên, việc tuyện dụng được nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay là rất khó, Cục QLLĐNN cần đề xuất với Nhà nước, Bộ LĐTBXH cần có cơ chế tuyển dụng riêng để có thể thu hút được nhân sự đáp ứng được các yêu cầu trên.