CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI
3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu lao động
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về XKLĐ và các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường, đặc biệt là về năng lực duy trì và phát triển các thị trường mới. Thời gian qua, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực XKLĐ đã được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động này được tăng cường và xúc tiến mạnh mẽ như Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của IOM tháng 11/2007, tham gia tích cực các hoạt động của ILO, các hoạt động hợp tác về lao động di cư của các nước ASEAN... đã đóng góp vào sự thành công trong việc hỗ trợ phát triển thị trường XKLĐ. Do vậy, hoạt động này cần được tăng cường và phát huy hơn nữa.
Một là, nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo về thị trường XKLĐ.
Ngoài giải pháp thành lập thêm một đơn vị (Phòng) thông tin và dự báo như đã đề cập ở trên thì việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo diễn biến thị trường XKLĐ, một mặt để xác định rõ nhu cầu NKLĐ của các nước về số lượng, chủng loại, lĩnh vực ngành nghề, chất lượng lao động... làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề án hay chương trình XKLĐ phù hợp với khả năng cung ứng lao động trong nước. Mặt khác, giúp doanh nghiệp XKLĐ tìm hiểu được khả năng của đối tác, tình trạng hoạt động của chủ sử dụng lao động nước ngoài nhằm hạn chế các khả năng rui ro, tiêu cực phát sinh từ phía người sử dụng, bảo vệ NLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả XKLĐ. Để công tác nghiên cứu, dự báo đạt hiệu quả, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp XKLĐ với các cơ quan nghiên cứu kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế (ILO, IOM...). Nội dung nghiên cứu, dự báo cần tập trung vào diễn biến, xu hướng cung - cầu lao động trên cả TTLĐ trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó tham mưu và đề xuất xây dựng các đề án, chương trình XKLĐ phù hợp với tình hình thực tế của từng nước, không nên chỉ tập trung vào một vài đối tác tại một số thị trường chính để tránh những thiệt hại rủi ro khi có biến động về kinh tế, chính trị hay sự thay đổi chính sách của chính phủ nước sở tại.
Hai là, tăng cường và hoàn thiện công tác xúc tiến phát triển thị trường XKLĐ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác phát triển thị trường là
do chúng ta còn thiếu chiến lược, kế hoạch dài hạn thống nhất và sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể khai thác thị trường ngay khi có điều kiện. Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần tổ chức và thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
- Về phía Nhà nước, Chính phủ cần đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các Hiệp định, thỏa thuận, biên bản ghi nhớ cấp nhà nước về hợp tác lao động với các nước.
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phải thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định trong Luật 72 (Điều 71) để hỗ trợ phát triển thị trường XKLĐ. Các doanh nghiệp XKLĐ tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và các đề án thúc đẩy XKLĐ để xây dựng kế hoạch, tăng cường đầu tư tài chính và nhân lực cho công tác xúc tiến thị trường, đặc biệt là phải lập các đại diện ở nước ngoài để quản lý lao động và làm công tác xúc tiến thị trường.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành chiến lược phát triển thị trường tổng thể đến năm 2025, trong đó xác định mục tiêu cụ thể từng giai đoạn về qui mô và chất lượng thị trường; xác định các thị trường tiềm năng, các thị trường mục tiêu; nhiệm vụ và giải pháp phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước để triển khai thực hiện chiến lược. Việc xây dựng chiến lược thị trường dài hạn sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu thống nhất khi xác định mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho các cơ quan QLNN có liên quan chủ động trong tố chức các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường và đảm bảo yêu cầu định hướng phát triển cân đối giữa qui mô và hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong từng thời kỳ.
- Trên cơ sở chiến lược tổng thể được xây dựng ở trên, tiến hành nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, giải pháp phát triển đối với từng thị trường mục tiêu của từng giai đoạn trong chiến lược đã đề ra. Kế hoạch phát triển thị trường ngoài việc xác định lộ trình, giải pháp để mở thị trường mục tiêu mà còn phải có các giải pháp đồng bộ về chính sách để khuyến khích, định hướng NLĐ và doanh nghiệp XKLĐ chủ động chuẩn bị các điều kiện để có thể bước vào khai thác và duy trì phát triển thị trường ngay khi cơ quan QLNN đã hoàn thành giai đoạn mở cửa thị trường. Xây dựng đề án cho từng thị trường cụ thể như xây dựng đề án phát triển thị trường như đang thí điểm đối với thị trường Lybia chính là kinh nghiệm tốt để mở rộng áp dụng trong thời gian tới.
Ba là, củng cố và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống như thị trường Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông... là những thị trường phù hợp với điều kiện, năng lực của lao động Việt Nam. Do vậy, việc phát triển mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống nêu trên là rất khả thi với chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với phát triển thị trường mới nên việc củng cố và phát triển thị phần tại các thị trường truyền thống là rất quan trọng nhằm duy trì và phát triển qui mô của XKLĐ nước ta. Có thể nói hiện nay kinh tế - xã hội trong nước ngày càng phát triển, nước ta đã thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp và gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, nên một số thị trường có thu nhập rất thấp như Malaysia và một số nước trong khu vực Trung Đông không còn hấp dẫn với lao động nước ta như trước. Trước thực tế đó, chúng ta cần chuyển trọng tâm đầu tư sang duy trì và phát triển các thị trường truyền thống có thu nhập từ trung bình trở lên. Để đạt được được điều đó, cần cần tập trung vào giải quyết tốt một số công việc như:
- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý lao động ở nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật đang có biểu hiện gia tăng, đặc biệt là tình trạng NLĐ phá bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước mà trốn ra ngoài cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp tại một số nước, đã làm mất uy tín của lao động Việt Nam. Cùng với việc tăng cường kiểm soát tình hình thực hiện hợp đồng lao động của NLĐ tại nước ngoài, cần có các giải pháp để đưa NLĐ từ một số thị trường (như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản) sau khi hết hạn hợp đồng như chính sách, chương trình hậu XKLĐ (đề cập tại 3.2.5).
- Đối với các doanh nghiệp XKLĐ cần quan tâm và đầu tư hơn nữa công tác quản lý lao động ở nước ngoài, thực sự coi đó là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao uy tín doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững, tiến tới hình thành và xây dựng thương hiệu của mình trên TTLĐ quốc tế;
- Đối với QLNN cần tăng cường các chính sách hỗ trợ và chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng quản lý lao động.
Bốn là, tăng cường công tác marketting, xây dựng thương hiệu cho XKLĐ nước ta, giới thiệu và quảng bá cho hình ảnh của lao động Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Phối hợp với các Bộ, ngành khác như Bộ Công thương, Tổng cục du lịch...
để lồng ghép các chương trình quảng bá về lao động Việt Nam trong các sự kiện phù hợp như ngày văn hóa Việt Nam tại các nước, hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam, nhân dịp chuyên thăm của các nguyên thủ Việt Nam tới các nước.
- Tổ chức các cuộc hội chợ, hội thảo... để giới thiệu về XKLĐ Việt Nam tại các nước, đặc biệt là tại các thị trường được xác định là cơ hội và tiềm năng trong tương lai như Mỹ, Canađa, úc... và các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Anh...
- Xây dựng phim, ảnh, sách về XKLĐ Việt Nam và hình ảnh lao động Việt Nam để phát hành rộng rãi trong các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các dịp thích hợp khác...