CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI
3.2.4. Nhóm giải pháp về hỗ trợ và phát triển nguồn cho xuất khẩu lao động
+ Trước hết, về phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương phối hợp đẩy nhanh việc triển khai các đề án, chương trình về đạo tạo nghề cho XKLĐ đã có (đã phân tích ở chương 2) như Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015; hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoan 2009-2020 và các chương trình, đề án đào tạo nghề khác như đề án Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên đến năm 2015; Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020... Trong đó, khuyến khích phát triển các Quỹ cộng đồng địa phương để hỗ trợ chi phí học nghề cho NLĐ tham gia XKLĐ. Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm trong thời gian vừa qua, để khắc phục những tồn tại nhằm phát huy hiệu quả cho các đề án, chương trình trên, trong
thời gian tới cần có một số biện pháp tích cực như sau:
- Để khắc phục tình trạng doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia đề án do khả năng thu hồi chi phí đầu tư không hấp dẫn, cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đề án thông qua chính sách khen thưởng, đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, tạo điều kiện tham gia khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng.
- Để khắc phục tình trạng lao động đã tham gia đề án nhưng bỏ về trong quá trình đào tạo làm lãng phí chi phí đầu tư, các chính quyền địa phương, đặc biệt là thôn, bản, xã nơi lao động cư trú phải tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục đối với NLĐ, vận động lao động bỏ trốn quay lại tiếp tục tham gia vào đề án.
- Quá trình tuyển chọn lao động phải được thực hiện nghiêm túc hơn, đặc biệt tập trung vào đánh giá động cơ, ý thức của NLĐ; chỉ tuyển dụng những lao động có động cơ đúng đắn, ý thức trách nhiệm tốt để đảm bảo chất lượng đề án, không chạy đua theo số lượng.
- Cần đảm bảo được đầu ra (đi XKLĐ hoặc bố trí làm công ăn việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo) cho NLĐ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của đề án. Như vậy vừa tránh lãng phí về chi phí đào tạo vừa tạo động lực và tâm lý yên tâm cho NLĐ tham gia.
Thứ hai là, trên cơ sở các đề án, chương trình nên trên và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, tiến hành đầu tư thêm để xây dựng hệ thống đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu XKLĐ, bao gồm đầu tư xây dựng một số cơ sở nòng cốt chuyên hoạt động đào tạo LĐXK kết hợp với huy động sự tham gia của hệ thống các cơ sở dạy nghề khác của cả nước. Đẩy nhanh việc xây dựng một số trung tâm đào tạo LĐXK tập trung có quy mô lớn ở 3 miên Bắc, Trung, Nam để từng bước chuẩn hóa hệ thống đào tạo LĐXK cho cả nước, nâng cao chất lượng LĐXK cũng như đảm bảo tính tập trung, chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ tuyển chọn được lao động theo yêu cầu của thị trường, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng tiêu cực, lừa đảo, vi phạm pháp luật trong hoạt động tuyển chọn lao động đi XKLĐ. Như vây, sẽ chấm dứt tình trạng “ăn đong” tuyển lao động theo từng đơn hàng, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lao động sẵn có trên thị trường, việc hình thành hệ thống đào tạo nghề cho LĐXK là rất cần thiết trong điều kiện chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là
phải tố chức hệ thống đào tạo theo phương thức phù họp để vừa tạo được nguồn lao động lâu dài, sẵn sàng cho nhu cầu thị trường xuất khẩu nhưng cũng đảm bảo sự linh hoạt trước sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường, có thể chuyển sang phục vụ nhu cầu thị trường trong nước khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Theo đó, một số gợi ý cụ thể sau:
- Trong hệ thống đào tạo nghề trên cả 3 miền được đề cập trên, tại mỗi miền Nhà nước đầu tư từ 1-2 cơ sở chuyên đào tạo LĐXK mang tính chuyên nghiệp, thực hiện đào tạo đa nghề trong đó tập trung vào những nghề mũi nhọn, có nhu cầu cao trên thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Khi đi vào hoạt động, các cơ sở chuyên đào tạo LĐXK sẽ thực hiện đào tạo theo đơn “đặt hàng” của Nhà nước và của các doanh nghiệp XKLĐ. Nội dung đào tạo của các cơ sở này sẽ mang tính bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao tay nghề theo yêu cầu thị trường xuất khẩu bằng nguồn lao động đã có nghề do các cơ sở dạy nghề khác của cả nước đào tạo. Cùng với đào tạo nghề, các cơ sở sẽ tập trung vào rèn luyện kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp, bồi dưỡng ngoại ngữ và các kiến thức cần thiết khác.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp, định hướng các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống dạy nghề của cả nước tham gia đào tạo theo nhu cầu của thị trường. Vấn đề này thời gian qua đã đặt ra nhưng chưa thực hiện được, chủ yếu là do các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp XKLĐ chưa tìm được tiếng nói chung về phân phối lợi ích.
Để giải quyết mâu thuẫn đó, Bộ LĐTBXH cần chỉ đạo các đơn vị chức năng QLNN về XKLĐ và đào tạo nghề phải đóng vai trò trung gian, kết nối giữa các hệ thống để phối hợp hoạt động. Hàng năm Cục QLLĐNN phối hợp với Tổng cục Dạy nghề nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp XKLĐ nhằm xác định nhu cầu của thị trường XKLĐ và định hướng hoạt động đào tạo của các cơ sở dạy nghề theo nhu cầu thị trường XKLĐ khi thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ LĐTBXH, Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành chức năng khác cùng với sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp XKLĐ trong việc đổi mới và thống nhất nội dung giảng dạy, chất lượng và số lượng đào tạo.
- Bên cạnh đó, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp XKLĐ đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo chuyên nghiệp của mình nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác thông qua chính sách ưu đãi về thuế,
tín dụng; ưu tiên cấp ngân sách đào tạo “đặt hàng” cho Nhà nước; ưu tiên tham gia khai thác các thị trường tiềm năng...
Thứ ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nghề, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn nghề của khu vực và quốc tế; phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của HNKTQT để có thể tiến tới sự công nhận lẫn nhau về chứng chỉ, kỹ năng nghề nghiệp giữa các nước, tạo điều kiện thuân lợi cho lao động Việt Nam tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Từ đó sẽ tăng cường khả năng hội nhập của lao động Việt Nam vào TTLĐ khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo LĐXK của các cơ sở đào tạo LĐXK, đặc biệt là cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp XKLĐ để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho LĐXK.
Thứ tư là, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, giảm bớt khó khăn kinh tế cho NLĐ khi tham gia XKLĐ, về cơ bản, các chính sách hỗ trợ NLĐ đã hình thành tương đối đầy đủ, tuy nhiên một số chính sách còn có những bất cập nhất định nên cần được điều chỉnh cho phù hợp.
Thực hiện chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo nghề (như miễn phí bố trí ăn nghỉ, chi phí giao thông...) cho các đối tượng là những NLĐ bị mất việc làm, lao động nghèo, thuộc diện chính sách có nhu cầu đi XKLĐ. Thực hiện ưu tiên, hỗ trợ đào tạo nghề theo hướng bắt buộc như: Không cấp tiền hay cho vay vốn trực tiếp để đi học nghề mà thay vào đó là cấp thẻ học nghề, cấp giấy chứng nhận điều kiện được học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề thích hợp. Các khoản tiền đó chuyển cho các cơ sở đào tạo để trả lương cho người dạy, quản lý, trang bị nâng cấp cơ sở, trang thiết bị dạy nghề... Như vậy, sẽ tránh và hạn chế được tình trạng NLĐ được cấp hay vay vốn nhưng không đi học nghề mà sử dụng vào mục đích khác. Như vậy cũng sẽ nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư đào tạo nghề cho lao động.
Đối với kênh vay vốn qua các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh quy định hạn mức cho vay không có tài sản bảo đảm với đối tượng vay vốn đi XKLĐ theo hướng không quy định cứng là tối đa 20 triệu như trước mà chuyển sang quy định mềm là tối đa bằng khoảng 80% chi phí đi XKLĐ theo từng thị trường cụ thể để NLĐ có đủ chi phí đầu tư ban đầu. Đối với kênh vay vốn qua NHCSXH, cần bổ sung đối tượng vay vốn là hộ cận nghèo, cho phép cho vay tối đa
bằng chi phí tham gia XKLĐ theo từng thị trường để lao động nghèo và cận nghèo có đủ điều kiện tham gia thị trường.