Thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 37 - 62)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thành phần hóa học

3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ

3.2.1.1. Định tính tinh dầu và các nhóm chất bằng phản ứng hóa học [5], [6].

- Định tính tinh dầu: bằng phương pháp cất kéo hơi nước.

Kết quả: có lớp tinh dầu trong ống hứng.

Kết luận: Dược liệu có tinh dầu.

- Định tính alcaloid

Cho 10g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào bình nón dung tích 100ml, thấm ẩm dược liệu bằng dung dịch amoniac đặc, đậy kín bình trong 30 phút. Cho thêm 15ml chloroform, lắc đều, ngâm 24 giờ. Lọc lấy dịch chiết cho vào bình gạn.

Lắc dịch chiết chloroform với dung dịch acid sulfuric 1N 2 lần, mỗi lần 10 ml. Để phân lớp, gạn lấy dịch chiết acid, cho vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1ml để làm các phản ứng định tính:

30

Ống 1: 2-3 giọt thuốc thử Mayer, thấy có tủa màu trắng.

Ống 2: 2-3 giọt thuốc thử Bouchardat, thấy có tủa màu nâu.

Ống 3: 2-3 giọt thuốc thử Dragendorff, thấy có tủa màu cam.

Kết luận: Dược liệu có chứa alcaloid.

- Định tính Flavonoid

Lấy 10g dược liệu (đã cất loại tinh dầu) bình nón dung tích 100ml có nút mài, thêm 50ml ethanol 90%. Đun cách thủy 10 phút. Lọc nóng qua giấy lọc gấp nếp. Dùng dịch lọc để làm các phản ứng:

- Phản ứng Cyanidin:

Cho 2ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bột Mg. Sau đó nhỏ từ từ vài giọt HCl đậm đặc vào ống nghiệm. Đun cách thuỷ vài phút.

Kết quả: dịch trong ống nghiệm chuyển màu từ vàng sang đỏ cam.

- Phản ứng với kiềm

+ Phản ứng với hơi amoniac đặc: Nhỏ 2 giọt dịch chiết lên 2 vị trí của tờ giấy lọc. Để khô, quan sát dưới ánh sáng thường, sau đó hơ 1 vết lên miệng lọ amoniac đặc.

Kết quả: màu vàng của vết hơ aminiac đậm lên rõ rệt so với vết đối chứng.

+ Phản ứng với NaOH: cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, thêm vào vài giọt dung dịch NaOH 10%.

Kết quả: xuất hiện tủa màu vàng.

- Phản ứng với FeCl3 5%

Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, thêm 2-3 giọt dung dịch FeCl3 5%.

Kết quả: xuất hiện tủa màu xanh đen.

- Phản ứng với thuốc thử diazo

Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hóa bằng dung dịch kiềm loãng (dung dịch NaOH, KOH, Na2CO3), thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha, lắc đều (có thể đun nóng trên nồi cách thủy trong vài phút).

Kết quả: dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu đỏ cam.

Kết luận: Dược liệu có chứa flavonoid.

31 - Định tính courmarin

Lấy 10g dược liệu (đã cất loại tinh dầu) cho vào bình nón dung tích 100ml có nút mài. Thêm 50ml ethanol 90%. Đun cách thủy 10 phút. Lọc nóng. Dùng dịch lọc để làm các phản ứng:

+ Phản ứng mở, đóng vòng lacton

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết cồn Ống 1: thêm 0,5 ml NaOH 10%

Ống 2: để nguyên

Đun cách thuỷ cả 2 ống đến sôi, để nguội. Quan sát.

Thêm 2 ml nước cất vào cả 2 ống nghiệm. Lắc đều, quan sát.

Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, quan sát.

Kết quả: ống 1 có tủa vàng khi kiềm hóa, thêm nước thì tủa tan, acid hóa lại có tủa trở lại; ống 2 có tủa đục khi thêm nước.

+ Phản ứng với thuốc thử diazo

Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, thêm 2ml dung dịch NaOH 10%. Đun cách thuỷ sôi 5 phút rồi để nguội. Thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha

Kết quả: xuất hiện tủa màu đỏ gạch.

Kết luận: Dược liệu có chứa coumarin.

- Định tính anthranoid + Phản ứng Borntraeger

Cho 5g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào bình nón 100ml, thêm 50ml dung dịch H2SO4 10%. Đun sôi cách thủy trong 10 phút. Lọc nóng, cho dịch chiết vào bình gạn. Để nguội, rồi lắc với 5ml chloroform. Gạn lấy lớp chloroform, lấy 1ml cho vào ống nghiệm. Thêm 1ml dung dịch NaOH 10%, lắc, quan sát không thấy xuất hiện màu đỏ.

Kết luận: Dược liệu không có anthranoid.

32 - Định tính saponin

+ Quan sát hiện tượng tạo bọt

Cho 1g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào ống nghiệm to, thêm 5ml nước, đun sôi nhẹ, lọc nóng. Dịch lọc cho vào ống nghiệm to, thêm 5ml nước. Lắc mạnh trong 5 phút theo chiều dọc ống nghiệm, để yên. Quan sát.

Kết quả: cột bọt bền vững sau 15 phút.

+ Phản ứng Salkowski: Cho vào ống nghiệm to 2g dược liệu, thêm vào 10ml ethanol 90%, đun sôi cách thủy. Lọc lấy dịch lọc, lấy 1ml cho vào ống nghiệm khác. Để ống nghiệm nghiêng 450, cho từ từ theo thành ống nghiệm 1ml acid sulfuric đặc. Quan sát.

Kết quả: quan sát thấy có màu nâu đỏ.

Kết luận: Dược liệu có chứa saponin - Định tính glycosid tim:

Cho 10g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào bình nón dung tích 100ml, thêm 20ml ethanol 90%, lắc đều, ngâm 24h. Lọc lấy dịch chiết, pha loãng với khoảng 50ml nước cất để hạ độ cồn. Loại tạp bằng chì acetat 30% đến dư. Để lắng, lọc. Loại chì acetat bằng dung dịch Na2SO4 bão hòa đến khi không còn tủa với Na2SO4 nữa. Lọc lấy dịch lọc vào bình gạn, lắc kỹ 2 lần với chloroform, mỗi lần 20ml, để lắng, gạn và lọc qua bông thu lấy dịch chiết chloroform. Chia dịch chiết vào 4 ống nghiệm nhỏ, đem cô cách thủy đến khô. Cắn thu được dùng để làm các phản ứng sau:

+ Phản ứng Liebermann:

Hòa tan cắn với 1ml anhydrid acetic, đặt nghiêng ống nghiệm một góc 450. Thêm từ từ 1ml acid sulfuric đặc theo thành ống nghiệm để dịch lỏng trong ống nghiệm chia thành 2 lớp.

Kết quả: mặt xúc giữa hai lớp chất lỏng xuất hiện vòng màu tím đỏ, lắc lên tạo thành dung dịch màu xanh đậm.

33 + Phản ứng Keller – Kiliani

Hòa tan cắn trong 1ml ethanol 90%. Thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5% pha trong acid acetic. Lắc đều. Nghiêng ống 450. Cho từ từ theo thành ống 1ml acid sulfuric đặc, tránh làm xáo trộn chất lỏng trong ống. Quan sát.

Kết quả: mặt tiếp xúc hai lớp chất lỏng không thấy xuất hiện vòng tím đỏ.

+ Phản ứng Baljet:

Hòa tan cắn với 1ml ethanol 90%, lắc đến khi cắn tan hết. Thêm thuốc thử mới pha (gồm 1 phần dung dịch acid picric 1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%).

Kết quả: không thấy xuất hiện màu đỏ cam.

+ Phản ứng Legal

Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol 90%. Thêm 5 giọt dung dịch natri nitroprussiat 1% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều.

Kết quả: không thấy xuất hiện màu đỏ.

Kết luận: Dược liệu không có chứa glycosid tim.

- Định tính tanin:

Cho vào cốc có mỏ 5g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu), thêm 30ml nước cất, đun sôi trực tiếp 5 phút. Lọc qua giấy lọc gấp nếp. Lấy dịch lọc chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: thêm 1 giọt dung dịch FeCl3 5%, thấy có tủa màu xanh đen.

Ống 2: thêm 1 giọt dung dịch chì acetat 10%, không thấy có tủa.

Ống 3: thêm 1 giọt dung dịch gelatin 1%, không thấy có tủa.

Kết luận: Dược liệu không chứa tanin - Định tính chất béo

Cho 10g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào bình nón dung tích 100ml, thêm ether dầu hỏa đến ngập dược liệu, ngâm qua đêm, lọc. Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ nóng cho bay hơi hết dung môi.

Kết quả: không thấy có vết mờ trên giấy lọc.

Kết luận: Dược liệu không có chất béo.

- Định tính sterol: phản ứng Liebermann - Bouchardt

34

Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết ether dầu hỏa ở trên. Bốc hơi dung môi đến khô. Thêm vào ống nghiệm 1ml anhydrid acetic, lắc kỹ. Để nghiêng ống nghiệm 450, thêm acid sulfuric đặc từ từ theo thành ống nghiệm.

Kết quả: quan sát ở mặt phân cách thấy có màu tím đỏ.

Kết luận: Dược liệu có chứa sterol.

- Định tính caroten

Lấy 5ml dịch chiết ether dầu hỏa trên cho vào ống nghiệm, bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô, thêm 1-2 giọt acid sulfuric đặc, lắc đều.

Kết quả: không thấy dịch lỏng chuyển sang màu xanh.

Kết luận: Dược liệu không có chứa caroten.

- Định tính acid hữu cơ

Cho 2g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào ống nghiệm lớn, thêm 10ml nước cất. Đun sôi trực tiếp 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội, lọc. Thêm vào dịch lọc một ít tinh thể Na2CO3.

Kết quả: thấy có khí CO2 bay lên.

Kết luận: Dược liệu có chứa acid hữu cơ.

- Định tính acid amin

Cho 2g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) vào ống nghiệm lớn, thêm 10ml nước cất. Đun sôi cách thủy 5 phút, lọc nóng. Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 3 giọt thuốc thử Nynhydrin 3%, đun sôi cách thủy 10 phút.

Kết quả: dung dịch trong ống nghiệm không thay đổi màu.

Kết luận: Dược liệu không chứa acid amin.

- Định tính đường khử

Lấy 2g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) cho vào ống nghiệm lớn, thêm 10ml nước cất, đun sôi cách thủy vài phút, lọc lấy dịch. Cho 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 3 giọt thuốc thử Fehling A và 3 giọt thuốc thử Fehling B. Đun sôi cách thủy 10 phút.

Kết quả: thấy xuất hiện tủa màu đỏ gạch.

Kết luận: Dược liệu có chứa đường khử.

- Định tính polysaccarid

35

Lấy 2g bột dược liệu (đã cất loại tinh dầu) cho vào ống nghiệm lớn, thêm 10ml nước cất, đun sôi cách thủy vài phút, lọc lấy dịch, cho vào 2 ống nghiệm:

Ống 1: 4ml dịch chiết + 5 giọt dung dịch Lugol.

Ống 2: 4ml nước cất + 5 giọt dung dịch Lugol.

Kết quả: màu của dịch trong ống 1 nhạt hơn ống 2.

Kết luận: Dược liệu có chứa polysaccarid.

Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học được trình bày ở bảng 3.1.

36

Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong dược liệu bằng phản ứng hóa học

STT Nhóm chất Phản ứng Kết quả Kết luận

1 Alcaloid

Pư. với TT. Mayer +++

Pư. với TT. Bouchardat +++ Có Pư. với TT. Dragendorff +++

2 Flavonoid

Pư. Cyanidin +

Pư. với kiềm ++ Có

Pư. với FeCl3 5% ++

Pư. với thuốc thử diazo +

3 Coumarin Mở đóng vòng lacton +

Pư. với thuốc thử diazo + Có

4 Anthranoid Pư. Borntraeger - Không

5 Saponin Hiện tượng tạo bọt ++

Pư. Salkowski + Có

6 Glycosid tim

Pư. Liebermann-Burchardt +

Không có

Pư. Keller-Kiliani -

Phản ứng Baljet -

Phản ứng Legal -

7

Tanin

Pư. với dd FeCl3 5% ++

Không Pư. với dd chì acetat10% - có

Pư. với dd gelatin1% -

8 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc - Không

9 Steroid Pư. Liebermann – Bouchardt + Có

10 Acid hữu cơ Pư. với Na2CO3 + Có

11 Acid amin Pư. với TT Ninhydrin 3% - Không

12 Caroten Pư. với H2SO4 đặc - Không

13 Đường khử Pư. với TT Fehling A và B ++ Có

14 Polysaccarid Pư. với dung dịch Lugol + Có

Ghi chú: (+++) phản ứng dương tính rất rõ (+) phản ứng dương tính (++) phản ứng dương tính rõ (-) phản ứng âm tính

37

Nhận xét: Qua kết quả ở bảng cho thấy trong dược liệu nghiên cứu có tinh dầu, alcaloid, flavonoid, coumarin, saponin, steroid, đường khử, polysaccharid.

3.2.1.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: lấy 5g dược liệu cho vào bình nón, thêm 10ml methanol, ngâm trong 12 giờ. Lọc, thu lấy dịch lọc và để dung môi bay hơi ở nhiệt độ thường đến khi thu được dịch chiết đậm đặc để chấm sắc ký.

Bản mỏng silicagel GF254 (Merck) tráng sẵn được hoạt hóa ở 1100C trong 1 giờ.

Hệ dung môi khai triển: Hệ 1: Chloroform:methanol:acid acetic (10:0,75:0,2).

Sau khi triển khai lấy bản mỏng ra, sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Bản mỏng sắc ký được quan sát dưới ánh sáng thường, đèn tử ngoại 2 bước sóng 254nm và 366nm. Sau đó hiện màu bằng thuốc thử dragendorff.

Kết quả: SKĐ thu được quan sát dưới ánh sáng UV 254 nm, UV 366nm đều có 7 vết trong đó có 2 vết đậm nhất ở Rf 0,82 và 0,13. Sau khi phun thuốc thử, trên SKĐ có 4 vết, trong đó đậm nhất vẫn là 2 vết ở Rf 0,82 và 0,13.

Hình 3.8. Sắc ký đồ dịch chiết dược liệu trong methanol với hệ 1 a. SKĐ quan sát ở UV 254 nm; b. SKĐ quan sát ở UV 366 nm;

c. SKĐ sau khi phun thuốc thử dragendorff quan sát ở ánh sáng thường.

38 3.2.2. Nghiên cứu về tinh dầu

3.2.2.1. Định lượng tinh dầu

* Mẫu nghiên cứu:

- Vỏ rễ: lựa chọn nguyên liệu là vỏ rễ để giảm khối lượng mẫu do tinh dầu tập trung chủ yếu ở vỏ.

- Quả: có nhiều điểm dầu trên vỏ, mùi thơm.

Nguyên liệu được xay nhỏ ngay trước khi tiến hành cất tinh dầu.

* Xác định độ ẩm của mẫu nghiên cứu:

- Độ ẩm của quả được xác định bằng phương pháp cất với dung môi (phụ lục 12.13, Dược điển Việt Nam IV [4]).

Cho vào bình cầu đã được làm khô 200ml toluen và 2ml nước. Lắp dụng cụ (đã được sấy khô). Cất khoảng 2 giờ, để nguội, đọc thể tích nước cất được ở ống hứng thu được giá trị V1= 1,85ml.

Thêm vào bình cầu 3,5g nguyên liệu quả (đã xay nhỏ). Đun nóng nhẹ trong 15 phút, khi toluen đã bắt đầu sôi thì điều chỉnh nhiệt độ để cất với tốc độ 2 giọt/giây, khi đã cất được phần lớn nước sang ống hứng thì nâng tốc độ cất lên 4 giọt/giây. Tiếp tục cất khi cho đến mực nước cất được trong ống hứng không tăng lên nữa. Dùng 5-10 ml toluen rửa ống sinh hàn, cất thêm 5 phút nữa, tách bộ phận cất ra khỏi nguồn nhiệt. Nếu còn có những giọt nước đọng lại trên thành ống sinh hàn thì dùng 5 ml toluen để rửa kéo xuống. Khi lớp nước và lớp toluen đã được phân tách hoàn toàn, đọc thể tích nước trong ống hứng thu được giá trị V2= 4,55ml. Độ ẩm của dược liệu là:

100% 77,14% 5

, 3

85 , 1 55 ,

% 4  x

X .

Nhận xét: độ ẩm của nguyên liệu quả Xuyên tiêu là 77,14%.

- Độ ẩm của vỏ rễ được xác định bằng máy xác định độ ẩm Sartorius MA45:

Lấy 3 mẫu ngẫu nhiên ở 3 vị trí khác nhau của nguyên liệu vỏ rễ (đã xay nhỏ), điều kiện xác định cho máy là 1050C trong 15 phút, mỗi lần khoảng 1g nguyên liệu. Để máy chạy tự động và đọc kết quả % độ ẩm hiện trên màn hình.

Kết quả thu được ở bảng 3.2.

39

Bảng 3.2. Độ ẩm của nguyên liệu vỏ rễ

STT Khối lượng nguyên liệu (vỏ rễ tươi) (g) Độ ẩm của vỏ rễ (%)

1 1,058 66,09

2 1,095 65,37

3 1,002 66,27

Độ ẩm trung bình 65,91

* Tiến hành

Dụng cụ: trong điều kiện nghiên cứu chúng tôi sử dụng bộ dụng cụ “Định lượng tinh dầu cải tiến” của bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội.

Cân chính xác khoảng 200g vỏ rễ, hoặc 100g quả (đã xay nhỏ) cho vào bình cầu. Thêm nước vào vừa đủ ngập dược liệu, cất kéo hơi nước cho đến khi thể tích tinh dầu trong ống hứng không tăng lên nữa (khoảng 3-4 giờ), để nguội, đọc kết quả thể tích tinh dầu thu được. Lặp lại 3 lần với mỗi mẫu.

* Hàm lượng tinh dầu

Tinh dầu quả trong suốt, không màu, có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu chanh pha sả, vị hơi cay tê. Tinh dầu rễ trong suốt, không màu, có mùi thơm hắc, vị đắng. Thể tích tinh dầu thu được được trình bày ở bảng 3.3 và 3.4.

Bảng 3.3. Hàm lượng tinh dầu trong quả Xuyên tiêu

Lần

Khối lượng nguyên liệu quả

(g)

Thể tích tinh dầu

(ml)

Độ ẩm (%)

Hàm lượng TD/nguyên liệu

tươi (%)

Hàm lượng TD/nguyên liệu

khô TĐ (%)

1 105,3 0,8 77,14 0,76 3,32

2 130,3 1,2 77,14 0,92 4,02

3 112,7 0,9 77,14 0,80 3,49

Trung bình 0,83 3,61

40

Bảng 3.4. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ rễ

Lần

Khối lượng nguyên liệu vỏ

rễ (g)

Thể tích tinh dầu

(ml)

Độ ẩm (%)

Hàm lượng TD/nguyên liệu

tươi (%)

Hàm lượng TD/nguyên liệu

khô TĐ (%)

1 244,1 0,3 65,91 0,12 0.36

2 357,1 0,5 65,91 0,14 0,41

3 225,5 0,3 65,91 0,13 0,39

Trung bình 0,13 0,39

Nhận xét: Hàm lượng tinh dầu trong quả là 3,61%, vỏ rễ là 0,39% so với nguyên liệu khô tuyệt đối. Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm cảm quan là quả có nhiều điểm dầu ở vỏ, mùi thơm; rễ có mùi thơm hắc đặc trưng.

3.2.2.2. Phân tích tinh dầu

Thành phần của hai loại tinh dầu quả và vỏ rễ Xuyên tiêu được phân tích bằng hệ thống sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC/MS).

Chuẩn bị mẫu phân tích: pha loãng tinh dầu với dung môi chloroform (Merck) đến nồng độ 10-5 (v/v).

Điều kiện phân tích như sau:

Cột sắc ký khớ Agilent 19091S-433HP-5MS, kớch thước 30m x 250àm x 0,25àm.

Detector MS, khí mang He.

Nhiệt độ 45-2000C, giữ 450C trong 2 phút, sau đó tăng với tốc độ 50C/phút.

Tổng thời gian là 38 phút.

Tỷ lệ m/z: 30-300. Nhiệt độ buồng tiêm 2500C, nhiệt độ detector 2800C.

Thể tớch tiờm mẫu 1àl. Chế độ chạy khụng chia dũng (splitless), tốc độ dũng 1 ml/phút, thời gian cắt dung môi (solvent delay) 4,5 phút.

Dữ liệu phổ thu được được so sánh với thư viện phổ Flavor 2 và NIST08 để nhận dạng hợp chất trong thành phần tinh dầu.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.5 và 3.6.

41

Bảng 3.5. Kết quả phân tích tinh dầu quả Xuyên tiêu

STT RT Thành phần Hàm lượng (%)

1 8,205 α-pinen 1,10

2 9,356 Sabinen 15,45

3 9,437 β-pinen 6,46

4 9,869 Myrcen 2,54

5 10,859 ρ-cymen 0,99

6 10,987 β-phellandren 13,99

7 11,569 Ocimen 1,00

8 11,882 γ-terpinen 0,75

9 13,118 Linalol 51,00

10 15,403 terpinen-4-ol/ 4-carvomenthenol 2,69

11 19,227 anhydrid phthalic 0,77

12 22,051 β-caryophyllen 0,62

Nhận xét: Trong tinh dầu quả Xuyên tiêu có 12 thành phần. Trong đó thành phần chủ yếu là các hợp chất có cấu trúc monoterpen (10 hợp chất), thành phần có hàm lượng cao nhất là linalol (51,00%), sau đó là sabinen (15,45%), β-phellandren (13,99%) và β-pinen (6,46%). Ngoài ra còn có chứa hợp chất cấu trúc sesquiterpen là β-caryophyllen chiếm tỷ lệ nhỏ (0,62%) và một anhydrid là anhydrid phthalic (0,77%).

42

Bảng 3.6. Kết quả phân tích tinh dầu vỏ rễ

STT RT Thành phần Hàm lượng (%)

1 8,199 α-pinen 2,95

2 9,349 Sabinen 8,84

3 9,431 β-pinen 3,66

4 9,862 Myrcen 1,48

5 10,850 ρ-cymen 0,57

6 10,980 β-phellandren 7,89

7 10,059 Eucalyptol 0,63

8 11,562 Ocimen 0,53

9 13,115 Linalol 40,23

10 15,399 terpinen-4-ol/ 4-carvomenthenol 1,96

11 20,904 Copaen 1,24

12 22,051 β-caryophyllen 16,22

13 22,908 α-caryophyllen 10,77

14 26,049 Caryophyllen oxyd 1,34

Nhận xét: Trong tinh dầu vỏ rễ Xuyên tiêu có 14 thành phần có cấu trúc monoterpen và sesquiterpen. Trong đó thành phần chính là các hợp chất có cấu trúc monoterpen, trong đó thành phần có hàm lượng cao nhất là linalol với 40,23%. Các monoterpen có hàm lượng cao khác là sabinen (8,84%), β-pinen (3,66%), β- phellandren (7,89%). Các dẫn chất sesquiterpen cũng chiếm tỷ lệ là 29,57%, gồm có 4 thành phần là β-caryophyllen (16,22%), α-caryophyllen (10,77%), caryophyllen oxyd (1,34%) và copaen (1,24%).

Có thể dễ dàng nhận thấy thành phần chính của hai loại tinh dầu quả và rễ Xuyên tiêu là linalol với hàm lượng ở tinh dầu quả cao hơn tinh dầu rễ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 37 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)