Zanthoxylum armatum DC – Sẻn ga

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 25 - 26)

Tên khác: Đắng cay, Thục tiêu, Hoa tiêu, Trúc diệp tiêu, Hoàng mộc [2]. Cây gỗ; thân cao 3-5m, phân nhiều cành; gốc thân có gai rộng và dẹt, màu nâu; gai trên cành nhỏ, thẳng. Lá kép lông chim, mọc so le; trục mang lá chét có cánh lõm rộng 2mm; gồm 3-7 (9) lá chét; lá chét mọc đối gần như không có cuống; lá chét hình mũi mác, gốc thuôn, đầu nhọn, kích thước 3-12 x 1-4,5 cm, vò ra có mùi thơm hắc. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài 2-5cm; trục cụm hoa có lông. Hoa đơn tính, màu trắng hoặc xanh-vàng nhạt, cuống hoa có lông mịn. Có 5 lá đài rất ngắn, nhẵn hoặc hơi có lông, 5 cánh hoa. Hoa đực có 5 nhị; chỉ nhị hình sợi chỉ; bao phấn hình trái xoan, màu vàng; bộ nhụy thoái hóa, đầu nhụy xẻ 2-3 thùy. Hoa cái có bộ nhị thoái hóa thành lưỡi; bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn rời, chỉ dính nhau ở gốc bầu. Quả nang, khi chín có màu đỏ tím, nứt thành hai mảnh, vỏ quả ngoài sần sùi có những tuyến rõ, rất thơm; mỗi nang chứa một hạt, đường kính 3-4mm màu đen nhánh. Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 8-10 [2], [11]. Cây thường mọc ven suối, ở độ cao 1300m [1].

Phân bố: Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Himalaya, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Philippin [1], [2], [11].

Bộ phận dùng: rễ, vỏ thân, lá; quả thu hái vào mùa thu.

Thành phần hóa học chính: tinh dầu (quả) chủ yếu gồm linalol, limonen, methyl cinamat [32], [51], lignan (eudesmin, horsfieldin, fargesin, kobusin, sesamin, asarinin, planispin A và pinoresinol-di-3,3-dimethylallyl) [56], sapogenin (β-amyrin) [2].

Tác dụng sinh học đã nghiên cứu: chống nấm, chống oxy hóa và chống khuẩn [32], dịch chiết ethanol từ vỏ thân có tác dụng bảo vệ tế bào gan trên mô hình động vật thực nghiệm [47], tinh dầu có tác dụng chống muỗi [50], phân đoạn ethyl acetat từ vỏ thân và rễ có tác dụng chống viêm, giảm đau trên mô hình động vật thực nghiệm [56].

18

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)