Xác định nguồn gốc thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 32 - 37)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Xác định nguồn gốc thực vật

Đặc điểm dược liệu Hoàng lực:

Dược liệu là những đoạn rễ hình trụ, thẳng hay cong queo, thường cắt thành những đoạn dài 30 - 40cm, đường kính 0,5 – 3cm, có thể đến 5cm. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nhiều nếp nhăn. Mặt cắt ngang màu vàng sáng. Mùi thơm hắc, vị rất đắng.

Qua khảo sát tại thực địa, dược liệu Hoàng lực được thu hái từ các cây thuốc có đặc điểm như sau:

Cây bụi trườn, thân và cành có nhiều gai cứng dài 3-6 mm, hướng xuống, các gai ở phần thân già có ụ gai.

Lá mọc so le; lá kép lông chim lẻ, thường gồm từ 5-7 lá chét mọc đối, các lá ở gần cụm hoa đôi khi có 3 lá chét. Cuống lá chét hình trụ, mặt dưới có nhiều gai dài 1-2mm, cứng, hướng về phía gốc lá. Mép lá chét nguyên, đôi khi có khía răng cưa nhỏ; phiến lá hình trứng, gốc tròn; ngọn lá nhọn hoặc có khía ở phần nhọn, 3- 4,5 x 5,7-11,5 cm; gân hình lông chim; gân chính mặt trên hơi lồi, không có gai và không có túi tiết tinh dầu; mặt dưới lồi rõ, đôi khi không hoặc có 1-5 gai nhỏ hướng về phía gốc lá chét, 10-16 đôi gân phụ.

Cụm hoa mọc từ nách lá, chùm kép, dài 3-7 cm, trục cụm hoa phân nhánh, hoa có cuống 1-2 mm, có nhiều lông nhỏ.

Hoa đơn tính khác gốc. Hoa cái nhỏ, màu trắng xanh. Trên cuống hoa cái có 1 lá bắc nhỏ, hình vẩy. Bao hoa hai lớp gồm có 4 lá đài dính liền, 4 cánh tràng xếp xen kẽ với lá đài; bầu trên 4 ô, mỗi ô gồm 2 lá noãn dính liền, đính noãn trung trụ, 4 vòi và núm nhụy rời, hơi cong, núm nhụy dạng đầu.

Hoa đực nhỏ, bao hoa màu trắng. Lá bắc hình vẩy trên cuống hoa. Bao hoa gồm 4 lá đài dính liền, 4 cánh tràng xếp xen kẽ với lá đài; có 4 nhị thò, gốc chỉ nhị có màu tím hồng nhạt dần về phía đỉnh; bao phấn đính gốc, nứt dọc. Đặc biệt, trên

25

hoa đực còn có bộ phận cái gồm bầu trên 1 ô không chứa lá noãn, có 4 núm nhụy rời, hơi cong.

Quả nang, vỏ quả ngoài có nhiều điểm dầu, khi chín vỏ quả ngoài và trong rời nhau, mỗi mảnh quả có 1 hạt màu đen bóng.

Ảnh chụp mẫu nghiên cứu được trình bày trong hình 3.2 và 3.3.

Hình 3.2. Hình thái thực vật mẫu cây thuốc cung cấp vị thuốc Hoàng lực thu hái tại Sơn Động – Bắc Giang

1. Cành mang hoa cái; 2. Một phần cụm hoa cái; 3. Hoa cái; 4. Cụm hoa đực; 5. Cành lá cây đực;

6. Hoa đực; 7. Hoa đực cắt dọc; 8. Bầu cắt ngang; 9. Hoa cái cắt dọc; 10. Cụm quả non

Hình 3.3. Dược liệu Hoàng lực

26

Đối chiếu với đặc điểm mô tả trong các tài liệu phân loại thực vật [1], [14], [60], [65] và được giám định bởi TS. Nguyễn Quốc Huy – Bộ môn Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội, cây thuốc được mô tả trên có tên khoa học là Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC., tên thường dùng là Xuyên tiêu.

Những kết quả của luận văn được trình bày dưới đây thống nhất tên gọi cây thuốc nghiên cứu là Xuyên tiêu, rễ Xuyên tiêu là dược liệu Hoàng lực.

3.1.2. Đặc điểm giải phẫu - Đặc điểm vi phẫu rễ:

Mặt cắt rễ có thiết diện tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần tương đối dày gồm 5-6 lớp tế bào hình đa giác xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt, rách (1). Mô mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào kích thước không đều nhau, thành mỏng (2). Các đám tế bào cứng nằm trong libe, phía sát mô mềm (3). Libe gồm những tế bào nhỏ, xếp thành từng đám hình nón (5) cùng với các bó gỗ ở phía trong tạo thành từng chồng libe-gỗ riêng lẻ, trong libe có nhiều bó sợi (4). Rải rác trong libe và mô mềm có các tế bào chứa tinh dầu (6). Gỗ có nhiều mạch gỗ to, nhỏ khác nhau, các bó gỗ xuất phát từ tâm (7). Tầng phát sinh libe-gỗ nằm giữa gỗ và libe, gồm các tế bào đang biệt hóa tạo ra gỗ ở phía trong và libe ở ngoài (8). Tia ruột cấu tạo từ 3 - 5 hàng tế bào thành mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm (9).

- Đặc điểm vi phẫu thân:

Mặt cắt thân có thiết diện tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm 5-6 lớp tế bào hình đa giác xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm (1). Mô mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào kích thước không đều nhau, những tế bào ở ngoài gần bần kích thước nhỏ hơn, các tế bào ở giữa mô mềm có kích thước lớn, thành mỏng (2). Libe gồm những tế bào nhỏ, xếp thành từng đám hình nón (5), trong libe có nhiều sợi xếp thành bó (3). Gỗ có nhiều mạch gỗ to, nhỏ khác nhau (6). Tầng phát sinh libe-gỗ nằm giữa libe và gỗ, gồm các tế bào thành mỏng, dẹt (7). Tia ruột cấu tạo từ 2-3 hàng tế bào thành mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm (4). Mô mềm ruột cấu tạo từ các tế bào kích thước lớn, hình đa giác, thành mỏng (8). Đặc biệt, trong cùng là đám tế bào cứng có thành dày, ống trao đổi rõ (9).

27 - Đặc điểm vi phẫu lá:

Phần gân lá: Biểu bì trên (1) và biểu bì dưới (9) gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn. Biểu bì dưới có lông che chở đơn bào (7). Mô dày xếp sát biểu bì trên (2) và cung mô dày xếp sát biểu bì dưới (8) gồm các tế bào nhỏ, hình đa giác, thành dày.

Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, kích thước lớn (3). Bó libe – gỗ gồm vòng libe phía ngoài (4) bao quanh vòng gỗ phía trong (5). Phía ngoài libe có các bó sợi libe không liên tục (6). Vòng gỗ gồm các mạch gỗ to nhỏ không đều, xếp thành vòng bao quanh mô mềm.

Phần phiến lá: Biểu bì trên (10) và dưới (14) cấu tạo bởi 1 hàng tế bào xếp đều đặn. Biểu bì dưới rải rác có lỗ khí gồm hai tế bào hình hạt đậu úp mặt lõm vào nhau để hở khe lỗ khí (15). Mô giậu gồm từ 1-2 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn ở sát biểu bì trên (11). Mô khuyết được cấu tạo bởi những tế bào xếp lộn xộn để hở những lỗ khuyết nhỏ (13). Bó libe – gỗ gân phụ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (12) nằm ngay sát dưới hàng tế bào mô giậu.

28 Hình 3.4. Vi phẫu rễ

Xuyên tiêu 1. Bần;2. Mô mềm vỏ;

3. Đám tế bào cứng;

4. Sợi; 5. Libe; 6. Tế bào chứa tinh dầu; 7. Gỗ;

8. Tầng phát sinh libe-gỗ 9. Tia ruột

Hình 3.5. Vi phẫu thân Xuyên tiêu 1. Bần; 2. Mô mềm vỏ;

3. Sợi; 4. Tia ruột;

5. Libe; 6. Gỗ 7. Tầng phát sinh libe-gỗ;

8. Mô mềm ruột 9. Đám tế bào cứng

Hình 3.6. Vi phẫu lá Xuyên tiêu - Gân lá

1. Biểu bì trên; 2,8. Mô dày; 3. Mô mềm; 4. Libe 5. Gỗ; 6. Sợi; 7. Lông che

chở; 9. Biểu bì dưới - Phiến lá

10. Biểu bì trên; 11. Mô giậu; 12. Tinh thể calci

oxalat;13. Mô khuyết 14. Biểu bì dưới; 15. Lỗ khí 3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu

Mô tả đặc điểm bột:

Bột dược liệu Hoàng lực có màu vàng sáng, mùi thơm hắc, vị rất đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần cấu tạo từ những tế bào hình đa giác, thành dày (1,2). Mô mềm gồm các tế bào có thành mỏng (3). Mảnh mạch đa dạng thường là mạch vạch, mạch điểm (4). Sợi là những tế bào dài, thành dày, khoang tế bào hẹp riêng lẻ hay thành bó (5). Các tế bào có chiết suất lớn màu vàng xanh riêng lẻ hoặc tập hợp thành đám (6). Tế bào cứng riêng lẻ hay thành đám 2-3 tế bào có các ống trao đổi rõ (7). Các hạt tinh bột hình tròn hay hình trứng xếp riêng lẻ hay tập hợp thành đám (8). Tinh thể calci oxalat hình đa giác (9).

29

Ảnh chụp đặc điểm bột dược liệu Hoàng lực được trình bày ở hình 3.7.

Hình 3.7. Đặc điểm bột dược liệu Hoàng lực

1,2. Mảnh bần; 3. Mảnh mô mềm; 4. Mảnh mạch; 5. Sợi, bó sợi;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)