KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 67 - 69)

- Phản ứng Cyanidin:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu về dược liệu Hoàng lực thu hái tại Sơn Động – Bắc Giang, bước đầu chúng tôi thu được kết quả sau:

1. Qua mô tả đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của cây cung cấp dược liệu Hoàng lực, kết hợp so sánh với các khóa định loại phân loại thực vật, kết luận: nguồn gốc thực vật của dược liệu Hoàng lực là rễ lấy từ cây Xuyên tiêu, có tên khoa học là: Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC., họ Cam (Rutaceae).

2. Đã mô tả cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá Xuyên tiêu, và đặc điểm bột dược liệu, chụp ảnh vi phẫu và bột để làm tư liệu, góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu.

3. Sơ bộ xác định được trong dược liệu Hoàng lực có chứa: alcaloid, tinh dầu, flavonoid, coumarin, saponin, steroid, đường khử, polysaccharid.

4. Bằng phương pháp cất kéo hơi nước đã thu được tinh dầu quả có hàm lượng là 3,61%, rễ là 0,39% so với nguyên liệu khô tuyệt đối.

5. Tinh dầu quả không màu, nhẹ hơn nước, mùi thơm đặc trưng, có 12 hợp chất với thành phần chính là linalol (51,00%); các chất còn lại là β-phellandren (13,99%); sabinen (15,45%); β-pinen (6,46%); terpinen-4-ol/ 4-carvomenthenol (2,69%); myrcen (2,54%); α-pinen (1,10%); ocimen (1,00%); ρ-cymen (0,99%); anhydrid phthalic (0,77%); γ-terpinen (0,75%); β-caryophyllen (0,62%).

6. Tinh dầu vỏ rễ không màu, nhẹ hơn nước, mùi thơm hắc, có 14 hợp chất là linalol (40,23%); β-caryophyllen (16,22%); α-caryophyllen (10,77%); sabinen (8,84%); β-phellandren (7,89%); β-pinen (3,66%); α-pinen (2,95%); terpinen-4-ol/ 4-carvomenthenol (1,96%); myrcen (1,48%); caryophyllen oxyd (1,34%); copaen (1,24%); eucalyptol (0,63%); ocimen (0,53%); ρ-cymen (0,57%). Thành phần chính cũng là linalol.

7. Từ dược liệu Hoàng lực đã phân lập được 2 chất tinh khiết là HL1 và HL2. Qua các dữ liệu phổ (MS, NMR, DEPT, HSQC, HMBC) đã xác định được HL1 là dihydrochelerythrin, HL2 là nitidin. Đây là lần đầu tiên hai chất này được phân lập từ rễ loài Xuyên tiêu ở Việt Nam.

60

Kiến nghị

Do thời gian có hạn nên những kết quả nghiên cứu thu được trên đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Để nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học theo hướng sử dụng hợp lý cây thuốc.

- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu.

- Điều tra trữ lượng của cây Xuyên tiêu [Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.] tại tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung, từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng và bảo tồn cây thuốc này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn gốc thực vật thành phần hóa học của vị thuốc hoàng lực thu hái tại bắc giang (Trang 67 - 69)