Trong thời gian mà người ta theo đuổi lối ăn TDS, thì người ta bắt đầu thay đổi thể chất, tính tình, những sở thích và những khát vọng, nói tóm lại tức là nó động chạm tới bản ngã và cái “tôi” của người ta. Những sự thay đổi như vậy gây ra những cảm giác khó chịu hay phiền bực. Người ta đứng trước sự lộn xộn của hai cái“tôi”. Một là cái tôi bảo thủ và cái kia là cái tôi triệt để và lý tưởng. Một cái là cái tôi tình cảm được uốn nắn do nền giáo dục học đường hay gia đình, cái tôi này chú ý nhiều đến qui chế lợi tức, điều kiện sinh sống, sự êm
ái tiện nghi... Người ta cảm thấy khó chịu và khổ sở khi phải rời bỏ những thứ này. Cái tôi kia là sự khao khát cố gắng để đạt tới sức phán đoán cao hơn, do đó người ta tiết lộ được bản ngã thực sự của họ. Nếu sự hiểu biết của một người về cái tôi thực sự của họ hay khát vọng tiết lộ bản ngã thực sự của họ không sâu sắc thì họ không muốn thay đổi chính mình. Đó là lý do khiến người ta có thể dời bỏ lối ăn kiêng khem này, nhất là khi họ không được những người xung quanh ủng hộ và họ phải tự mình nấu ăn lấy. Nếu họ có thể ăn tiếp tục theo lối TDS thì phải có một lý do nào đó thúc đẩy họ cố gắng đạt đến một bản ngã cao hơn.
Ở Nhật Bản có Thiền Tào Động cũng như ở Việt Nam có Thiền Vô Vi, Thiền Trúc Lâm, thiền Vipassana... Rất nhiều người trong đó là các sinh viên, thương gia, chính trị gia, khoa học gia và nhiều người khác thường hay đến các chùa chiền, hoặc tụ hợp thành từng nhóm nhỏ để tập thiền (za zen). Vì sao có sự kiện này? Người ta học hỏi gì được ở môn toạ thiền “za zen”?
Ở môn này người ta học cách thay đổi chính bản thân mình một cách đơn giản nhất. Rất nhiều người học môn tham thiền vì họ gặp những vấn đề khó khăn của đời sống gây nên do sự lủng củng (bất an) trong đời sống gia đình, sinh lý của họ hay do những sự phiền toái tài chính... Họ đi đến tham thiền, và luyện tập sau khi đã thất bại trong việc cố gắng giải quyết các vấn đề
vừa nói trên bằng cách tập các phương pháp qui ước hiện đại. Trí óc của họ luôn bận rộn. Vì vậy không có chỗ cho một nguồn truyền cảm, một ý nghĩ mới hay một sự tưởng tượng. Họ bị rơi vào cạm bẫy của sự cứng rắn tâm lý …Thiên chúa giáo gọi là cứng lòng, họ bị nền giáo dục tuyết tính hun đúc tinh thần, không được gặp một nền giáo dục tự nhiên - phi tuyến tính, phi logic, trực giác, xoắn trôn ốc, thiền…
Trong Thiền đường, người ta ngồi thở rất sâu từ bụng khiến cho máu hạ xuống. Do đó máu trong óc được phân phối vào các phần thấp hơn của thân thể (ý dẫn khí, và tâm thức cưỡi trên khí, cho nên ý ở đâu thì khí ở đó…). Người ta bắt đầu cảm thấy ít bứt rứt, nóng nảy và khi mà bộ não khởi sự làm việc giỏi hơn, hay hơn thì người ta có thể suy nghĩ một cách rõ ràng hơn và các ý nghĩ tươi tốt có thể tuôn ra. Thiền là một cách chữa bệnh thần kinh của Đông phương, là một cách thư giãn tốt nhất. Các vị Thiền sư hầu như không làm gì cho các môn sinh của họ cả.
Người môn sinh tự thay đổi lấy chính mình. Họ tự tìm lấy giải pháp cho họ. Còn nếu bạn tới các trung tâm thiền thì ngài thiền sư sẽ chỉ dẫn (cung cấp giáo Pháp) cho bạn để bạn biết cách đi trên con đường trung đạo…
Đó là tính cách thực tiễn của môn toạ thiền (Za Zen). Tuy nhiên, còn có một tính cách thực tiễn khác mà ngày nay phần lớn các vị thiền sư cũng như các môn sinh thiền không nhận thức được. Đó là sự kiện người ta ăn những bữa ăn đơn giản theo lối cổ truyền trong các Thiền đường. Các bữa ăn đó gồm những thức ăn TDS như cơm lứt, xúp Miso, rong biển, dưa chua và rau.
Cách làm những bữa ăn đơn giản này đã được luyện tập trong các đền thiền từ hàng trăm năm.
Cách nấu nướng này được gọi là Shojin Ryori, có nghĩa là cách nấu ăn để cải tiến sự phán đoán. Cách nấu ăn tinh vi nhất ở Nhật ngày nay được gọi là Shojin Ryori. Bạn phải trả một giá rất đắt để được ăn các thức ăn nấu theo lối này, nếu như bạn ăn ở một khách sạn có nấu ăn theo lối Shojin Ryori lớn nhất.
Thức ăn nấu theo lối Shojin Ryori này không những ngon mà còn bổ dưỡng và phát triển trí tuệ con người nữa.
Người nào ở tại một đền Thiền, còn ăn cả những thực phẩm tại đó. Tuy nhiên các môn sinh thiền
không trông cậy vào ai hay bất cứ thứ gì, vào các thức ăn TDS hay ngay cả các vị thiền sư nữa. Họ tự giải quyết tất cả mọi vấn đề. Họ không tuỳ thuộc vào ai cả ngoại trừ vào chính họ. Họ biết một cách thực sự rằng không ai có thể giúp họ trở thành một người sung sướng ngoại trừ chính họ, và việc ngồi thiền (Za Zen) không đem lại cho họ giải pháp mà chỉ giúp họ thực hiện điều đó mà thôi.
Đối với bữa ăn TDS cũng vậy, người ta không được tuỳ thuộc vào bất cứ một thứ gì ngay cả vào vị tôn sư của mình hay một mình bữa ăn TDS. Vị tôn sư của ta hay một bữa ăn TDS đều không thể biến cái tôi thành một bản ngã thực sự được, hay thành một người sung sướng được. Những thứ đó chỉ là những thứ để giúp đỡ ta thực hiện điều nói trên. Tuy vậy, bữa ăn TDS hay Vị Tôn sư thực ra vẫn là một sự giúp đỡ lớn lao, vì nếu không có nó việc làm cho ta sung sướng hẳn lên là khó có thể thực hiện được. Giáo sư Ohsawa đã nói: “Phương pháp của tôi cân bằng với phương pháp Thiền”, do đó ta không thấy làm lạ khi Giáo sư có trực giác bén nhạy trong những nhận định về con người và xã hội và đã tránh được nhiều tai nạn và bệnh tật nhờ có trực giác như vậy. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, một thiền nhân mà ăn uống theo phương pháp Ohsawa và nắm vững được học thuyết của Tiên sinh thường là những người Minh triết có óc tổng hợp sâu sắc...
Sự phát triển trực giác chỉ có thể chủ yếu bằng sự thực hành tiết thực đúng đắn, cũng cần phải có sự am hiểu về năng lượng thức ăn vì thức ăn tuỳ từng loại sẽ đem đến cho cơ thể năng lượng, có những loại năng lượng có tính cách thăng hay giáng, thu liễm hay toả ra (âm thăng: ớt, tiêu, hoa quả…giáng như những thức ăn đâm sâu xuống lòng đất: ngưu bàng, cà rốt…), những thức ăn toả ra hay là thu liễm như vỏ quí…hay các loại hạt chắc đặc, nhỏ… rồi còn tuỳ cách thức chế biến mà làm cho chúng trở nên quân bình và hài hoà… vì thế học hiểu về thức ăn thì thật là lý thú.. Tuy nhiên nhiều người theo TDS đã phạm phải một điều lầm lẫn, họ cho rằng cứ ăn TDS là tự mình sẽ nhận thức được bản ngã của mình và làm cho mình thành con người sung sướng. Do đó họ ỉ lại vào lối ăn TDS chứ không còn vào chính bản thân họ.Tuỳ thuộc vào một cái gì bên ngoài mình là một lỗi lầm lớn thường kéo theo sự thất vọng, bực tức hay oán hờn. Chúng tôi viết điều đặc biệt này dành cho các bạn vì thường có những sự hiểu sai về vấn đề vừa nói trên.
Đừng có trông cậy vào bữa ăn TDS để giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn, để làm cho bạn sung sướng hay nhận thức được bản ngã thực sự của bạn. Tuy nhiên đối với người phấn đấu để tạo nên hạnh phúc cho mình thì lại là chuyện khác.
Có nhiều người đã chữa lành bệnh hay đã giải quyết được các vấn đề của họ, đã trở thành những người có cuộc đời sung sướng hơn, tuy vậy đã thôi không ăn theo lối TDS nữa. Phần lớn người ta khởi ăn theo TDS vì sự đau đớn khổ sở của họ. Tuy nhiên họ thường hay quên sự đau đớn hay khổ sở của họ khi họ cảm thấy bình thường rồi. Họ không đau đớn mấy để thâu thập một sự nhận thức khá hơn (khốn nhi chi tri), để cho tính chất quan trọng của bữa ăn trở thành khó quên.
Minh Ngọc vẽ trên máy vi tính năm 2001, minh họa bài thơ của nhà thơ Vương Từ
Một người có lòng biết ơn và có tính nhún nhường là một người sung sướng. Vì vậy, người này rất sung sướng để tiếp tục ăn theo lối TDS. Người không có sự biết ơn là người khổ sở, ngay cả nếu như
họ không còn đau ốm nữa. Cũng vì vậy mà họ không tiếp tục ăn theo TDS.
Muốn sung sướng và có được sự biết ơn và có sự nhún nhường bạn không được mệt mỏi, bạn phải ngủ ngon, ăn ngon, có trí nhớ tốt và sắc mặt tươi tắn, trực giác linh mẫn. Tuy nhiên, làm tròn những điều này không luôn nhất thiết đem lại sự biết ơn và nhún nhường. Nói một cách khác, có một vài điểm then chốt nào đó tồn tại trong đời sống của chúng ta gây ra sự chuyển biến từ những cảm giác khổ sở (thiếu sự biết ơn và nhún nhường) đến những cảm giác sung sướng (biết ơn và nhún nhường). Về việc tìm ra điểm then chốt ấy như thế nào, khi nào và ở đâu thì đó là một vấn đề cá nhân. Điều này tồn tại ngoài sự mô tả, ngoài các thức ăn và ngoài các kỹ thuật nấu nướng hay thậm chí ngoài các kĩ thuật thiền định. Tuy nhiên chìa khóa cá nhân để cho bạn dùng phải được thay đổi để hợp với khoá (ổ khoá) của bạn. Vấn đề khám phá ra chìa khoá này xin để nhường phần cho mỗi người trong số các bạn.
Có khi nào bạn thấy cần phải đi tới một nơi nào có các bậc thầy đã giác ngộ thực sự để được học đạo dưới chân Đức Thầy không?