* Trước khi ăn giành một số phút tri ân tất cả để có được bữa ăn, hoặc đọc Kinh trước khi ăn.
* Không ăn quá no.
* Ăn với tâm trạng yên tĩnh và vui vẻ.
* Không ăn quá nhiều loại thức ăn một lúc: Không nên ăn một bữa quá 4 món. Hệ thống tiêu hoá phải làm việc với nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ bị yếu đi do bị căng thẳng. Vì thế hãy giữ cho bữa ăn càng đơn giản càng tốt bấy nhiêu. Tránh ăn những thức ăn có nhiều gia vị.
* Tư thế ngồi đúng trong khi ăn: Ngồi thẳng lưng, xếp bằng tròn để năng lượng chạy dọc theo xương sống và các cơ quan tiêu hoá không bị chèn ép vào nhau.
* Nghỉ ngơi sau bữa ăn: Nghỉ ngơi sau khi ăn là rất cần thiết, tránh đọc sách sau khi ăn, tránh thở sâu, tập Yoga, đặc biệt là tránh ngồi thiền sau khi ăn no vì điều này rất tai hại.
* Không ăn khuya và gần sát giờ đi ngủ.
* Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
* Mỗi năm nên nhịn ăn một đợt 7 ngày, nếu không hàng tháng nhịn được một ngày, hàng tuần nhịn một bữa, rất tốt, phòng và tránh được nhiều bệnh tật, làm
người trẻ trung và tráng kiện. Tuy nhiên khi nhịn ăn dài ngày thì việc ăn lại rất nguy hiểm và cần phải có tài liệu hướng dẫn đầy đủ và cần tư vấn kỹ với những người có kinh nghiệm lâu năm, vì lúc đó rất khó làm chủ được việc ăn, lợi bất cập hại. Theo Ohsawa mỗi tuần nên nhịn ăn một bữa chiều… khi muốn cải tạo sức khỏe, bạn không nên ăn chiều hoặc ăn rất ít.
* Mỗi khi thấy người bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi?
Lập tức nhịn ăn ngay 1 ngày … cách trị cảm cúm tốt nhất? là nhịn ăn 1 ngày! Khi có biểu hiện chán ăn…
không nên tìm cách nấu ăn cho ngon mà nên lập tức chộp ngay cơ hội để cho cơ thể được nghỉ ngơi, nhịn ăn ngay lập tức tối thiểu một ngày, cơ hội tốt đã tới, tôi thường thích nhịn ăn nhưng chẳng mấy khi tôi bị như trên, và mỗi khi bị như vậy lập tức tôi nhịn ăn luôn… chúng ta cần phải học cách sử dụng mọi trạng thái thuận nghịch của thân và tâm… và theo một vị minh sư nổi tiếng của Miến Điện – ngài Ottamassara nói: thân và tâm chỉ là cái để sử dụng, mà thôi!
* Ăn chậm, nhai kỹ mỗi miếng nhai 120 lần trong 3 miếng đầu tiên là cách rèn luyện tâm tính tốt nhất:
ăn có nhai nói có nghĩ, những người nông cạn thường nhai và nuốt nhanh.
Tại sao Việt Nam lại nổi tiếng thế giới với hai món ăn: Món phở và món nem?
Thứ nhất: một bát phở đúng nghĩa là bao giờ cũng có đủ năm vị vào năm tạng…và nó thường có những thành phần bổ cả âm và dương… như hồi quế, thảo quả, hành nướng, gừng, ớt chanh, bánh phở, nước dùng có đủ chất dinh dưỡng… chúng ta có món phở Thực dưỡng, nấu bằng phở trà cực kỳ ngon lành, bổ dưỡng và sảng khoái ăn vào không sợ bị nhiễm độc như ăn những bát phở ở ngoài đường… xem cách làm phía cuối sách.
Thứ hai: ăn phở thì luôn luôn phải ăn nóng, và biết cách ăn nóng liên tục (húp xì xụp)… sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi! Toát được mồ hôi trong lúc ăn phở tương đương với bát cháo giải cảm… đây mới là nguyên nhân chính làm cho phở trở nên nổi tiếng và nhiều người thích ăn nó. Ăn phở lúc nào cũng toát được mồ hôi là biết cách ăn phở tốt nhất, một lúc ăn được cả hai việc: nạp năng lượng và đào thải muối cũ ra khỏi cơ thể. Để biết rõ hơn điều này tìm đọc sách “Phổ chiếu” và “Ngâm mông”.
Vào những ngày trời lạnh, ăn món ăn nào nóng và có thể húp xì xụp liên tục cho toát mồ hôi là điều cực quí: có lần tôi ngồi ở trong một ngôi thiền tự ăn bát mì nóng buổi sáng, tôi cũng húp liên tục, mặt tôi
“cắm” vào cái bát… tức là cúi liên tục không ngẩng đầu lên… tôi ăn được một lúc và cảm thấy hơi ngượng với cách ăn của mình… nhưng tôi đã thắng được cái loại ngượng tai hại đó và tôi cúi mặt ăn tiếp… cuối
cùng mồ hôi vã ra và nước mũi chảy… may quá, tối hôm trước bão về ngồi thiền cùng đại chúng, gió về nên bị lạnh nghẹt một lỗ mũi trái, việc ăn bát mì “bất lịch sự” của tôi giúp tôi thông được mũi và toát được mồ hôi…cảm giác cực kỳ sảng khoái xảy ngay tức thì…
Còn món nem? Vì có vỏ bọc ở ngoài nên thức ăn được cuốn phía trong không bị mất vitamin trong quá trình chiên rán trong dầu ăn, nên nó giữ được
“nguyên bản” hương vị ngọt ngào … thứ hai vỏ bằng chất gạo, nên việc chiên rán trong dầu ăn làm cho nó trở nên ròn và có một mùi thơm đặc trưng quyến rũ giác quan…
Gõ răng 36 cái vào bình minh thì khi già sẽ không có một cái răng nào rụng!
Những điều khuyên quý báu của Thái ất chân nhân 1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí.
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt vật ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 4. Đừng nhổ nước miếng để giữ Tạng Khí 5. Chớ giận hờn để giữ Can Khí
6. Ăn uống chớ quá độ để giữ Vị Khí 7. Ít lo nghĩ để dưỡng Tâm Khí.
10 mệnh lệnh để tìm sức khoẻ và hạnh phúc.
1. Ăn ít và nhai cho kỹ.
2. Ít đi xe và thường đi chân.
3. Ít sắm quần áo và thường giặt luôn.
4. Ít làm gì để gây điều lo lắng trong lòng và làm những việc khó khăn không ai muốn làm như cọ toilet, lau nhà, rửa bát...
5. Làm ít mất thì giờ và học hỏi luôn luôn.
6. Ít nói và nghe cho nhiều
7. Ít nhăn mày và thường vui cười.
8. Ít nói và hoạt động nhiều hơn.
9. Ít phê bình và hay tán thưởng người khác.
10. Ít thu tóm cho mình và cho ra nhiều gấp trăm lần.
Đó là lời khuyên của bác sĩ Futagi, thọ 100 tuổi, Giám đốc Hội Thực dưỡng về cơm lứt, nhà bác học được tôn trọng nhất ở Nhật.
Giáo sư Ohsawa nói:
“Sống lâu và khoẻ mạnh để mà làm gì nếu chỉ để lo về các vấn đề vật chất, như vậy đời sống chúng ta thật là vô nghĩa, phức tạp mà cũng thật đáng buồn”.
Nhai kỹ là quay về với Thượng Đế
Hãy tranh thủ ăn những thức ăn do những người hiểu biết và đầy tình thương yêu trong sạch nấu cho ăn.
Mục đích của phương pháp Thực dưỡng là trao cho bạn một kỹ thuật về ăn uống để đạt được tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh cửu, công bằng tuyệt đối, với niềm tri ân lớn lao với đời sống.