Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 của huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 73)

STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 18213,90 100,00

1 Đất nông nghiệp 9611,34 52,77

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9061,92 94,28

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8874,05 97,93

1.1.1.1 Đất trồng lúa 7955,25 89,65

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 918,80 10,35

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 187,87 2,07

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 549,42 5,72

2 Đất phi nông nghiệp 8231,79 45,20

2.1 Đất ở 2109,41 25,63

2.1.1 Đất ở nông thôn 2005,07 95,05

2.1.2 Đất ở đô thị 104,34 4,95

2.2 Đất chuyên dùng 3869,60 47,01

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 247,73 6,40

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 94,53 2,44

2.2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 861,18 22,26

2.2.4 Đất có mục đích công cộng 2666,16 68,90

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 11,24 0,14

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 171,94 2,09

2.5 Đất sông suối và MNCD 2049,66 24,90

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 19,94 0,24

3 Đất chưa sử dụng 370,77 2,04

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 370,77 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2006 toàn huyện hiện có 9.611,34 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.061,92 ha chiếm 49,75% tổng diện tích tự nhiên.

- Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.874,05ha, chiếm 97,93% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 7.955,25ha, chiếm 89,65% đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây hàng năm còn lại là 918,80ha, chiếm 10,35% đất trồng cây hàng năm;

- Diện tích đất trồng cây lâu năm 187,87ha chiếm 2,07% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm là 1,60ha chiếm 0,85% đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây ăn quả lâu năm là 105,90ha chiếm 56,37% đất cây lâu năm; đất trồng cây lâu năm khác 80,37ha chiếm 42,78% đất cây lâu năm.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 549,42ha, chiếm 5,72% đất sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, diện tích đất nông nghiệp ở Đông Anh vẫn chủ yếu là trồng lúa, do đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chủ yếu là thu hồi diện tích đất trồng lúa của nông dân trong toàn huyện.

Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện Đông Anh diễn ra mạnh mẽ do vậy đã làm cho quỹ đất đai có nhiều biến động, được thể hiện qua biểu dưới đây:

Bảng 3.3: Tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 2000 - 2007

Năm Loại đất

2000 2006 2007

Biến động (tăng +, giảm - ) 2000 -

2006

2006 - 2007

2000 - 2007 Tổng DT tự nhiên 18213.80 18213.90 18213.90 0,10 0.00 0.10 1. Đất nông nghiệp 10033.88 9759,30 9569.48 -247,58 -102,82 -464.40 - Đất SXNN 9543,52 9209,10 9020.14 -334,4 -188,96 -523,4 - Đất NTTS 501.71 549.42 549.34 47.71 -0.08 47.63 2. Đất phi NN 7751.91 8231.79 8273.97 479.88 42.18 522.06

- Đất ở 2084.29 2109.41 2119.29 25.12 9.88 35.00

- Đất chuyên dùng 5667.62 3869.60 3901.75 -1798.02 32.15 -1765.87

3. Đất chưa sử dụng 428.01 371.30 370.45 -56.71 -0.85 -57.56

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh

Bảng 3.3 cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2007, đất nông nghiệp có sự biến động tương đối lớn, cụ thể đã giảm 464,4 ha (bình quân mỗi năm giảm 63,77 ha đất nông nghiệp) đất nông nghiệp sang mục đích đất ở và đất chuyên dùng, chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp như sang đất nuôi trồng thuỷ sản 47,63 ha (bình quân mỗi năm chuyển đổi 6,8 ha) để nuôi cá. Đất phi nông nghiệp tăng 522.06 ha, trong đó đất ở tăng 35 ha.

Từ năm 2006 - 2007, diện tích tự nhiên không có biến động, đất nông nghiệp trong những năm này giảm mạnh với 102,82 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 188,96 ha và đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 0,08 ha. Qua bảng theo dõi biến động đất đai trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp luôn tỷ lệ nghịch với nhau, diện tích đất nông nghiệp có xu thế giảm mạnh do những năm gần đây thực hiện các quyết định thu hồi đất của nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của huyện đang ngày càng bị thu hẹp để chuyển sang các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng... Do đó, áp lực đối với việc sử dụng đất đai đang là vấn đề có tính bức xúc ở huyện. Những vấn đề đó được biểu hiện ở một số mặt sau đây:

- Cơ cấu kinh tế hiện nay của huyện có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVI đề ra thì huyện cần dành một quỹ đất nông nghiệp khá lớn phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, phát triển đô thị. Nhiều công trình trọng điểm quan trọng của Thành phố sẽ được triển khai trên địa bàn như mở rộng khu công nghiệp Bắc Thăng Long, các cụm công nghiệp vừa và

nhỏ, đầu tư tôn tạo khu di tích Cổ Loa, mở mới cầu Nhật Tân, đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài, cầu Đông Hội và đường 5 kéo dài, đường quốc lộ 3 mới qua các xã miền Đông... cho nên trong những năm tới phải hết sức tiết kiệm đất theo hướng sử dụng triệt để không gian, nâng cao hệ số sử dụng đất.

Hiện tại huyện có 324.021 người và khoảng 165.613 lao động [25], để thu hút được số lao động đông đảo này thì cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, cần phát triển các khu đô thị mới, dân cư tập trung để tiết kiệm đất.

Để có được nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay sẽ thay đổi, nhiều hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi sẽ được đầu tư xây dựng.

Sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để nâng cấp cải tạo, mở rộng các tuyến đường trong khu dân cư, công trình thuỷ lợi, hệ thống mương máng, hồ đập trong thời gian tới cũng có một số yêu cầu rất lớn về đất đai mà chủ yếu sẽ lấy vào đất nông nghiệp.

Để cải thiện và nâng cấp chất lượng cuộc sống cho hơn 30 vạn dân hiện nay vào khoảng 38 vạn dân vào năm 2010 ở Đông Anh thì hàng loạt các công trình phục vụ đời sống tinh thần văn hoá thể thao, cũng sẽ được cải tạo mở rộng kết hợp với xây dựng mới.

Hiện nay và trong tương lai, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống của con người là tất yếu. Tới năm 2010 cần phải dành một quỹ đất để phát triển khu dân cư, các khu đô thị mới và đặc biệt sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, cảnh quan môi trường sinh thái.

Từ ngàn đời nay, mối quan hệ giữa con người và đất nông nghiệp là mối quan hệ đa chiều, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Có thể nói, đất nông nghiệp là trung tâm của các mối quan hệ trong xã hội nông thôn, là sự liên kết cuộc sống của họ qua nhiều thế hệ. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi có sự giải

quyết thấu tình, đạt lý của các cấp lãnh đạo mới có thể tạo nên sự bình ổn trong xã hội.

Hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá, Nhà nước cần lấy đi một phần đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung của đất nước. Đó là một yêu cầu khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc lấy đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã làm xuất hiện việc nhiều hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Hậu quả là quỹ đất nông nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 1990 đến năm 2007 cho thấy diện tích đất nông nghiệp luôn luôn có biến động giảm mạnh so với các loại đất khác.

Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)