Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại một

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 85)

Biểu 3.4: Sự suy giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp

3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại một

3.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Tại Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND do phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký ngày 09/6/2008 quy định đối với những trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao thì giải quyết bồi thường bằng đất ở

hoặc bằng nhà ở căn hộ chung cư cao tầng hoặc bằng tiền. Việc bồi thường cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định này chỉ được thực hiện một lần. Đáng lưu ý là những trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không thuộc đối tượng thực hiện quyết định này. Khi bồi thường cho hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã, thị trấn thuộc các huyện thì áp dụng hình thức giao đất ở có hạ tầng kỹ thuật; tại các phường thuộc các quận thì áp dụng hình thức bán nhà ở căn hộ trong quỹ nhà tái định cư.

Ngày 25/2/2004, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1060/QĐ-UB thu hồi 1.009.086m2 đất tại phường Định Công và Đại Kim, quận Hoàng Mai do ủy ban nhân dân các phường đang quản lý, các hộ dân sử dụng để sản xuất nông nghiệp và làm một phần nhà ở tạm giao cho Công ty kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội để điều tra và lập phương án giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây dựng khu đô thị mới Đại Kim- Định Công mở rộng phía Bắc và Tây Bắc. Mặc dù xã Đại Kim hiện đã thành phường song phần lớn người dân trong xã vẫn sống bằng nghề nông. Sau khi bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp, người dân mong muốn được giao đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Theo Điều 4, Nghị định 17/2006/NĐ-CP thì: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi 30% diện tích đất trở lên mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì được Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định. Trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng mà không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư....

Theo Quyết định 18/QĐ-UB ngày 29/9/2008 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, các hộ dân được bồi thường bằng cách được mua nhà chung cư

với giá từ 8-10 triệu đồng/m2 [15]. Khó khăn lớn của người dân là lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để mua nhà và nếu mua được nhà thì biết lấy gì để sinh sống?

ở Long An, những nơi đất nông nghiệp bị thu hồi, nông dân thất nghiệp ngày càng đông do không còn đất sản xuất và số tiền bồi thường đã tiêu xài hết. Với 13 dự án sân golf và 12 dự án khu đô thị sinh thái đã ngốn hết của nông dân trên 13.000 hecta đất trồng lúa, đẩy hàng ngàn người ra khỏi ruộng đồng. Theo báo Người lao động ra ngày 29/4/2008, tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc đã có trên 1000 hecta đất nông nghiệp được quy hoạch chuyển giao xây dựng hạ tầng công nghiệp, sân golf và các khu đô thị sinh thái. Hàng ngàn nông dân giờ không còn kiếm sống được bằng nghề trồng lúa, nuôi tôm cá... ngay trên mảnh đất của cha ông để lại. Tại Long An, huyện Cần Giuộc được xem là điển hình của việc đất hẹp, người đông, dự án nhiều... Mật độ dân số của huyện 788 người/km2, cao gấp 2,5 lần so với mật độ bình quân của tỉnh, gấp 3 lần so với cả nước. Nhưng huyện này lại có nhiều dự án nhất ở tỉnh Long An. Theo kế hoạch đến năm 2010, tại huyện sẽ triển khai cùng một lúc 50 dự án với tổng diện tích trên 6000 ha và đang tiếp tục lập các dự án đề nghị phê duyệt để thực hiện những dự án đô thị nhằm mục đích đến năm 2020 huyện Cần Giuộc sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, đô thị lớn.

Nhưng vấn đề đặt ra là khi tốc độ đô thị hoá càng tăng, dự án thu hồi đất nông nghiệp càng nhiều thì kéo theo hàng ngàn nông dân phải sống ra sao khi mà không còn đất trong tay để cày cấy?

3.2.2. Về những dự án đã thu hồi đất nhưng không được triển khai thực hiện

Vấn đề cần phải đề cập là các dự án “treo”, đã thu hồi đất nhưng ruộng bị bỏ hoang hoá không xây dựng, trong khi nông dân không biết làm gì là một thực trạng hiện nay gây ra nhiều bức xúc cho người nông dân. Người dân

thường gọi dự án quy hoạch treo là những dự án đã tiến hành thu hồi đất hoặc đã hợp đồng thu hồi đất đang trong giai đoạn chờ đợi các nhà đầu tư. Các dự án này thường gây lãng phí tài nguyên đất vì phải bỏ hoang để chờ đợi nhà đầu tư và không rõ đến khi nào đất mới được nhà đầu tư sử dụng.

Tình trạng những dự án quá 12 tháng chưa được đưa vào sử dụng hoặc sử dụng đất chậm tiến độ đang là một vấn đề phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhất là các dự án sân golf hiện nay đã thu hồi đất nhưng vẫn chỉ là dự án “treo”, bỏ hoang hoá đất nông nghiệp nhiều năm nay trong khi nhân dân không có đất làm ruộng khiến nhân dân rất bất bình.

ở huyện Đông Anh, nhân dân đang kiến nghị Thành phố thu hồi 1.628m2 đất do Công ty Công trình giao thông I bỏ hoang không sử dụng tại thôn Nghĩa Lại, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh [15].

Theo báo cáo về việc kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất đai của ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, ngày 13/12/2002, ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã thực hiện 05 quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp cưỡng chế giải phóng mặt bằng 05 hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp tại khu vực dự án theo Quyết định số 4055/QĐ- UB ngày 15/8/2000 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 4.885m2 đất tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh cho Cụm cảng hàng không miền Bắc (Cụm hàng không dân dụng Việt Nam) để đầu tư xây dựng nhà ở cho 60 cán bộ công nhân viên. Ngày 17/12/2002, ủy ban nhân dân huyện đã giao cho Cụm cảng hàng không miền Bắc quản lý, sử dụng nhưng đến nay, qua kiểm tra hiện trạng Cụm cảng hàng không mới chỉ đổ cát, san lấp mặt bằng sơ bộ, xây tường gạch bao quanh khu đất, chưa đầu tư xây dựng công trình, gây bức xúc trong nhân dân địa phương [40].

Theo kết quả rà soát của các liên ngành thành phố Hà Nội cho thấy, số dự án chậm triển khai (dự án “treo”) trên địa bàn còn tới 306 dự án. Trong

đó, phần lớn (286 dự án) thuộc diện chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng [28].

3.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về mức giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Giá đất để đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất cũng đang là một trong những vấn đề khiến người dân bất hợp tác trong quá trình thực hiện việc nhận tiền bồi thường để giao đất bị thu hồi. Theo báo cáo ngày 12/5/2009 của ủy ban nhân dân huyện Đông Anh về kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên đầu cầu trên địa bàn huyện Đông Anh (phía bờ Bắc), đây là dự án có diện tích thu hồi đất lớn, khi dự án được đầu tư đi vào hoạt động sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông của Thành phố, rút ngắn khoảng cách địa lý từ nội đô thành phố đến huyện Đông Anh và cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố xứng tầm một thủ đô hoà bình và phát triển, chào mừng Hà Nội 1000 năm tuổi, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá trên địa bàn huyện. Kết quả thực hiện hầu như đã tổ chức chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ - giải phóng mặt bằng 35.514,5 m2 đất nông nghiệp tại thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với số tiền 6.490.573.670 đồng cho 110 hộ dân [40].

Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn không nhận tiền bồi thường với lý do giá bồi thường quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường.

Theo báo cáo số 35/BC- MBMU-VP ngày 11/03/2009 của Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị huyện Đông Anh báo cáo về các vướng mắc tồn tại giải phóng mặt bằng của dự án Bắc Thăng Long- Vân Trì cho thấy tại xã Hải Bối còn 13 hộ dân đã thực hiện bàn giao đất nông nghiệp nhưng đều có đơn kiến nghị về mức giá áp dụng bồi thường.

Theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 108/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án sẽ được bồi thường, hỗ trợ gấp 5 lần so với quy định của Nghị định trước đó. Điều này gây mâu thuẫn, bức xúc cho nhiều người đã được bồi thường trước đó vì những người chây ì, chậm trễ lại được hưởng lợi cao.

Tại Hướng dẫn số 115/HD-HĐ BTHTr-GPMB ngày 01/10/2009 của UBND huyện Đông Anh hướng dẫn về một số chính sách cơ bản trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên đầu cầu (phía bờ bắc) trên địa bàn huyện Đông Anh thì giá đất bồi thường đất nông nghiệp xác định theo Nghị định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội là: 135.000 đồng/m2; tiền hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất thực hiện theo Điều 39 của Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND Thành phố Hà Nội; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo Điều 40 của Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội và tiền bồi thường hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo điều 36 của Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND. Như vậy, tổng tiền bồi thường hỗ trợ đối với đất nông nghiệp tính theo 1m2 là tổng của 4 khoản:

1- Tiền bồi thường về đất: 135.000đ/m2

2- Tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Tuỳ theo số nhân khẩu và số % diện tích đất đã thu hồi.

3- Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm: 5*135.000đ/m2 = 675.000đ/m2.

4- Tiền bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu trên đất.

Cụ thể: Tổng tiền bồi thường hỗ trợ đối với đất nông nghiệp tính theo 1m2 = 135.000đ/m2 + tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (đ/m2) + 675.000đ/m2 + Tiền bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu trên đất (đ/m2) = 810.000 đ/m2 + (tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (đ/m2) + tiền bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu trên đất (đ/m2).

( = 291.600.000 đồng/1sào + (tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất + tiền bồi thường cây trồng, hoa màu (đ/sào)

Mặc dù, giá áp dụng được hướng dẫn khá rõ ràng nhưng trên thực tế vẫn xảy ra những vấn đề khiếu nại về việc bồi thường diện tích đất do trên thực tế, người nông dân sử dụng diện tích lớn hơn so với diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chỉ được bồi thường hỗ trợ đối với diện tích đất theo như giấy chứng nhận và phần đất không có trong giấy chứng nhận nếu có trồng cây cối hoa màu thì chỉ được bồi thường đối với số cây cối hoa màu trên đất. Đây cũng là một trong những vấn đề gây bức xúc, khiếu nại của người dân khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp bị thu hồi.

Việc thu hồi đất nông nghiệp thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở Ngô Thì Nhậm tại phường La Khê, quận Hà Đông đến nay còn một số hộ chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do họ bức xúc vì giá đất đền bù không hợp lý. Ngày 13/9/2006, tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1565/QĐ-UB thu hồi 132.143,9m2 đất thuộc phường Hà Cầu và xã Văn Khê, giao Ban quản lý đầu tư xây dựng thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông) bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng khu nhà ở Ngô Thì Nhậm (giai đoạn 1). Trong dự án này, diện tích đất nông nghiệp của phường La Khê (tách địa giới hành chính từ xã Văn Khê năm 2008) bị thu hồi hơn 4 ha. Có đến 8 hộ hiện nay chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với lý do được bồi thường quá thấp với mức giá 270.000đồng/m2, khi nhận tiền xong rồi thì hết đất, thất nghiệp. Khi

thu hồi đất nông nghiệp tại đây, tỉnh (Hà Tây cũ) đã áp dụng khung giá theo Quyết định 2224/QĐ-UB ngày 18/12/2006, quy định về giá các loại đất trên địa bàn năm 2007 với mức giá đất nông nghiệp hạng 1 được đền bù 54.000đồng/m2, song do là đô thị loại 3 nên Hà Đông đã đề nghị được áp dụng cơ chế hỗ trợ đặc biệt đối với đất nông nghiệp khi bị nhà nước thu hồi nên mức giá bồi thường đất nông nghiệp tại xã Văn Khê đã lên 250.000 đ/m2 (theo báo Hà Nội mới, số 14668 ngày 17/12/2009, trang 6). Nhưng mức giá như vậy với người dân có đất bị thu hồi vẫn thấp, không thể đảm bảo được cuộc sống của họ khi không còn đất để sản xuất. Đây cũng là một trong những khó khăn dẫn đến việc khó giải phóng mặt bằng dẫn đến việc phải cưỡng chế thu hồi đất.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2007, theo thống kê của cả nước có 183 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 44 nghìn ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố của cả nước. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt tổng doanh thu hơn 22 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 11 tỉ USD, chiếm 22% giá trị xuất khẩu của cả nước. Khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp (bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút 72 lao động), nộp ngân sách năm 2007 khoảng 1,1 tỉ USD, đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung.

Tuy nhiên, để phục vụ cho các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi, trong 5 năm từ 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370.000 ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi thu hồi đất nhiều nhất, trong đó có những địa phương đứng đầu là:

Tiền Giang (20,3 nghìn ha), Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dương (16,6 nghìn ha), Hà Nội (7,7 nghìn ha), Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha)... Điều đó tác động

tới đời sống của khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân.

Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi héc ta đất thu hồi sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67%

số nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có nhưng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn. (Theo bài "Việc thu hồi đất phát triển công nghiệp và bảo đảm phát triển nông nghiệp cải thiện đời sống nông dân" - Website tapchicongsan.ogr.vn cập nhật ngày 23/6/2008)..

Thực tế cho thấy hầu hết nông dân có đất trong các dự án khu công nghiệp khi bị giải toả thu hồi đất chỉ nhận được một cọc tiền rồi thôi. Trong khi đó, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp là một trong những yêu cầu hàng đầu và bắt buộc theo quy định khi tiến hành đầu tư xây dựng các dự án có thu hồi đất của dân, đặc biệt là nông dân.

Thông thường, cuộc sống của người nông dân chỉ bám với ruộng đồng, những hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng gắn với cánh đồng. Sau khi được bồi thường một khoản tiền từ việc bị thu hồi đất, nhiều người nhận được một số tiền khá lớn, họ được “quẳng” cho một “con cá” to. Tuy nhiên bên cạnh đó, “cần câu” của họ cũng không còn - đất đai canh tác đã mất, hoặc còn nhưng không đủ, hoặc chẳng thể làm được gì. Có rất nhiều trường hợp với số tiền từ “trên trời rơi xuống”, nông dân không biết làm gì cả, ngoại trừ việc mua xe, xây nhà, kể cả cờ bạc, tiêu xài vô tư. Những lao động chính ở nông thôn sau thời gian thụ hưởng hết số tiền đền bù, không còn cần câu, không câu được cá, cũng không tham gia được những “cuộc chơi công nghiệp” trên mảnh đất của mình nên buộc lòng phải ly hương. Điểm đến của họ là các đô thị lớn với sức hút lao động tự do ghê gớm. Với mặt bằng dân trí không cao,

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)