Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.5. Những khó khăn và thách thức về phương diện pháp lý đặt ra cho Thương mại điện tử ở Việt Nam
a. Khung pháp luật thương mại thống nhất cho Thương mại điện tử:
Khung pháp luật được hiểu là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật ( pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng ) kể cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia ký kết.
Một trong những khó khăn, thách thức cần phải được giải quyết ngay là xây dựng được một khung pháp luật cho các hoạt động thương mại tiến hành thông qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là các giao dịch Internet.
Khung pháp luật thương mại cần có tính thống nhất để có thể điều chỉnh cả các hoạt động thương mại nói chung và các giao dịch thương mại điện tử nói riêng, không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh, không phụ thuộc
vào công nghệ được sử dụng cho giao dịch. Mặt khác, tính thống nhất của khung pháp luật về thương mại điện tử còn phải thể hiện được sự thống nhất cả ở trong nước lẫn phạm vi toàn cầu, tạo thuận lợi và giúp thực hiện các giao dịch điện tử toàn cầu để khuyến khích thương mại điện tử phát triển.
b. Bảo vệ sở hữu trí tuệ:
Thương mại trên Internet thường liên quan tới việc bán hay cấp phép quyền sở hữu trí tuệ. Để thúc đẩy hình thức thương mại này, những người bán phải biết rằng quyền sở hữu trí tuệ của họ sẽ không bị đánh cắp, còn người mua phải biết rằng quyền sở hữu trí tụê của họ đang được mua các sản phẩm hợp pháp.
Các hiệp định quốc tế bảo vệ rõ ràng và hiệu quả quyền tác giả, giấy phép sản xuất, vì thế , rất cần thiết để chống lại sự đánh cắp hay vi phạm bản quyền tác giả. Mặc dù công nghệ có thể giúp chống lại việc đánh cắp, nhưng vẫn cần có khuôn khổ pháp lý đầy đủ và hiệu quả để ngăn chặn sự gian lận và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và vận dụng các chế tài pháp lý hiệu quả để xử lý các vi phạm.
Các vấn đề cần được quan tâm bảo vệ là: Bản quyền, Bảo hộ các cơ sở dữ liệu, Bằng sáng chế, Thương hiệu và Tên miền.
c) Bảo vệ bí mật cá nhân:
Do các phương tiện điện tử tạo thuận lợi cho việc thu thập, nhân bản, tái sử dụng và chuyển tải thông tin, nên nếu không được quản lý cẩn thận, đễ dẫn tới vi phạm bí mật cá nhân. Vì thế, cần phải bảo vệ bí mật cá nhân trong môi trường mạng thông tin để mọi người đều cảm thấy an toàn, thoải mái khi gia nhập các giao dịch bằng phương tiện điện tử.
Những lo ngại về xâm phạm bí mật cá nhân đang nảy sinh ở nhiều nước trên thế giới. Bởi vậy, một số nước đã ban hành luật để quy định về vấn đề này hoặc một số nước khác thực hiện sự tự điêù chỉnh trong giới công nghệ, hoặc áp dụng các giải pháp hành chính để bảo vệ bí mật cá nhân của công dân nước mình. Những chính sách riêng như thế có thể cản trở việc việc truyền tải thông tin giữa các nước.
d) An ninh:
Các giao dịch thương mại thực hiện thông qua các phương tiện điện tử ở dạng số hoá trên mạng. Do đó, việc xâm nhập thay đổi thông tin, lừa gạt là nguy cơ ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi phải có hệ thống bảo mật an toàn và kỹ thuật mã hoá hiện đại, đồng thời có một cơ chế an ninh hữu hiệu để tránh sự xâm nhập của các “hacker”. Nếu người sử dụng Internet nghĩ rằng những liên lạc và dữ liệu của họ bị truy cập hay thay đổi bất hợp pháp thì chắc chắn họ sẽ không sử dụng Internet theo cơ sở thông thường vì mục đích thương mại.
đ) Bảo vệ người tiêu dùng:
Thương mại điện tử đưa ra cơ hội lớn cho người tiêu dùng và người bán. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử đồng nghĩa với những cơ hội lớn hơn đối với các sản phẩm, dịch vụ và nguồn cung cấp hàng hoá. Đối với người kinh doanh, thương mại điện tử có nghĩa là những thị trường mới. Tiềm năng của thương mại điện tử chỉ có thể được sử dụng nếu người tiêu dùng tin chắc rằng họ đưọc bảo vệ trước những hoạt động kinh doanh phi đạo đức.
Trong giao dịch thương mại điện tử, người mua hàng có nguy cơ gặp rủi ro rất cao do các thông tin về quy cách, phẩm chất hàng hoá và các thông tin về chất lượng hàng hoá đều được lưu giữ dưới dạng số hóa, chưa phải hàng hoá thực
tế. Bởi vậy, cần phải có cơ chế trung gian để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
e) Tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử
Vấn đề phòng ngừa, xử lý kịp thời những hành vi phạm tội trong lĩnh vực thương mại điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hình thức thương mại này tại Việt Nam. Việc xử lý tội phạm trong lĩnh vực này được yêu cầu là đúng tội danh. Tuy nhiên trong môi trường mạng Internet rộng lớn thì các hình thức phạm tội rất đa dạng và việc xác định chủ thể phạm tội cũng rất khó khăn do những trở ngại về mặt công nghệ tin học và địa lý tạo nên. Hơn nữa việc xác định một cách chính xác về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, để trên cơ sở đó áp dụng khung hình phạt thích hợp cũng là vấn đề nan giải.
Chương II