Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.2. Giao kết hợp đồng điện tử
2.2.4. Năng lực pháp lý của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử
phức tạp vì xuất phát từ bản chất của giao dịch thương mại điện tử là các giao dịch được số hóa. Theo quy định của pháp luật Việt Nam để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi khi tham gia vào hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại. Đối với hợp đồng điện tử, tư cách chủ thể rất khó xác định do không biết chủ thể chính xác là ai?
Luật Giao dịch điện tử quy định các bên tham gia giao dịch điện tử là người khởi tạo thông điệp dữ liệu và người nhận thông điệp dữ liệu: "Người khởi tạo thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu" [35, Điều 16]; "người nhận thông điệp dữ liệu là người được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu đó" [35, Điều 18]. .
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, một giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại do người không có năng lực hành vi dân sự tiến hành thì sẽ bị coi là vô hiệu. Đối với pháp nhân, năng lực hành vi được xác định bởi tư cách pháp nhân của tổ chức đó và những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà tổ chức đó được phép hoạt động như đã được ghi tại giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với cá nhân, năng lực hành vi được xác định là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ chỉ có ở những người thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự.
Việc xác định năng lực ký kết hợp đồng điện tử của các bên trong giao dịch chủ yếu căn cứ vào các điều kiện thực tế sau:
+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp: bằng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đó, bằng việc xác thực của các cơ quan có uy tín như Bộ Thương mại, nhà cung cấp dịch vụ Internet, cơ quan quản lý sàn giao dịch điện tử, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử...
+ Đối với cá nhân: thẻ tín dụng, số chứng minh thư, số hộ chiếu, địa chỉ, vân tay, giọng nói…
Việc xác định các bên tham gia đó thực sự có đủ tư cách chủ thể và năng lực hành vi để ký kết hợp đồng hay không là rất khó khăn và khó kiểm chứng, đặc biệt khi có các tranh chấp xảy ra liên quan đến chủ thể ký kết các giao dịch. Liên quan tới năng lực giao kết hợp đồng của một doanh nghiệp hay thương nhân, pháp luật Việt Nam có một cách nhìn nhận tương đối khác so với pháp luật của các nước theo hệ thống luật chung Anh Mỹ, trong đó một công ty có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà không trái với pháp luật và điều lệ cũng như các quy định của công ty đó. Còn một doanh nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân chỉ có năng lực tham gia vào các hoạt động theo đúng các lĩnh vực ngành nghề đã cấp phép và ghi nhận tại giấy đăng ký kinh doanh. Các quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại hiện nay có đặt ra một số giới hạn về mặt năng lực giao kết hợp đồng, như về tư cách pháp nhân, về phạm vi kinh doanh, chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp hay của các thương nhân. Các lĩnh vực hoạt động mà một doanh nghiệp được thực hiện nêu rõ trong các văn bản thành lập doanh nghiệp của một doanh nghiệp cũng như trong điều lệ và đặc biệt là được ghi nhận tại giấy đăng ký kinh doanh do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đây được coi như là một bằng chứng về sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Giấy đăng ký kinh doanh nêu rõ phạm vi, chức năng sản xuất kinh doanh
nhân có đăng ký kinh doanh chào bán trên mạng các sản phẩm, dịch vụ ngoài phạm vi kinh doanh được cấp phép thì hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Theo quy định của Luật Thương mại, thương nhân Việt Nam chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do pháp luật quy định sau khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các thương nhân Việt Nam khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài. Để hợp đồng có hiệu lực thì các chủ thể của hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý được xác định theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Đồng thời các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa theo ngành đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Do vậy, khi mà hệ thống pháp luật Việt nam chưa quy định mới về vấn đề năng lực giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thông qua mạng điện tử thì các nguyên tắc này cũng sẽ được áp dụng.
Tuy nhiên, việc xác định chủ thể giao kết có năng lực pháp lý đề ký kết một hợp đồng điện tử trên môi trường Internet hay không thì rất khó vì các giao dịch qua Internet không có nhận dạng. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định về vấn đề năng lực giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thông qua mạng và khi nào một thông tin trên Internet được xem là những thương lượng thông thường hoặc được coi là đã tạo nên một hợp đồng với các ràng buộc pháp lý. Đây còn là một vấn đề đòi hỏi pháp luật Việt Nam điều chỉnh.