Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam
2.1.1. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam
Hiện nay, đội ngũ sĩ quan, thuyền viên của nước ta được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau ngoài hệ thống đào tạo huấn luyện chính thống trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải,cụ thể như:
Hình 2.1.1. Hệ thống cơ sở cung cấp sĩ quan, thuyền viên hiện tại ở Việt Nam
Qua sơ đồ này ta thấy: có nhiều bộ, ngành tham gia cung cấp thuyền viên cho ngành Hàng hải Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng từ 5-10% số sĩ quan và từ 10-15% số thủy thủ, thợ máy đang làm việc trên các
Bộ Thủy sản
Cục Hàng
hải Việt Nam
Chính phủ
Bộ Giao thông Vận tải
Bộ Quốc phòng
Đào tạo nước ngoài
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Trường Đại học GTVT TP. HCM Trường
Đại học Nha Trang
Các trường TH, CNKT TS TW và
ĐF
Hệ thống
Nhà nước
Liên kết đào
tạo Quân
chủng Hải quân
Trường Cao đẳng Hàng hải I
Trường CĐ Nghề Hàng hải II
Học viện Hải quân
Các trường TH Hải
quân Trường
CĐ nghề Bách nghệ
HP Bộ LĐ TB&XH
tàu thuộc các công ty vận tải biển Việt Nam được đào tạo ngoài các cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông - Vận tải.
Thực tiễn cho thấy, ngoài việc đào tạo thuyền viên phục vụ cho đội tàu mang tính đặc thù của ngành, các ngành còn có những đội tàu tham gia vận chuyển hàng hoá, hành khách… làm đa dạng, phong phú ngành Hàng hải, song cũng đưa lại sự phức tạp, thiếu đồng bộ trên lĩnh vực này. Hiện nay, Bộ Giao thông - Vận tải đã và đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp để từng bước củng cố, tăng cường công tác quản lý, áp dụng rộng rãi, thống nhất đồng bộ trong cả nước về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực Hàng hải.
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên phục vụ cho đội tàu thương mại quốc gia và nhu cầu xuất khẩu thuyền viên.
Các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Việt Nam gồm có:
- Phía Bắc: Trường Đại học Hàng hải, Trường Cao đẳng Hàng hải I và Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng.
- Phía Nam: Trường Đại học Giao thông - Vận tải (Tp.HCM) và Trường Cao đẳng Nghề Hàng hải II;
- Trong các trường Đại học và Cao đẳng trên đều có các Trung tâm huấn luyện Hàng hải với các chức năng huấn luyện An toàn cơ bản, huấn luyện nghiệp vụ Hàng hải và huấn luyện đặc biệt...
Đối với tất cả các cơ sở đào tạo Hàng hải hiện nay, tuy chịu sự quản lý của Bộ Giao thông - Vận tải, nhưng về đề cương, chương trình đào tạo đều chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy nên, đặc điểm nổi bật về đảm bảo chất lượng chuyên môn của các cơ sở đào tạo như sau:
- Tổ chức tuyển sinh đầu vào theo quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thí sinh đầu vào đều có trình độ phổ thông trung học; thời gian đào tạo: Đại học 4 - 4,5 năm; Cao đẳng 3 năm; Trung cấp 2 năm.
- Sau khi tốt nghiệp học viên được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và một số chứng chỉ huấn luyện Hàng hải.
- Nội dung, chương trình đào tạo bao gồm: các môn cơ bản, các môn cơ sở chuyên ngành, các môn chuyên môn, tiếng Anh và thời gian thực tập tại xưởng, tại tàu.
Hình 2.1.2. Mô hình đào tạo Hàng hải trình độ “Đại học”
Mạng lưới cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Việt Nam thể hiện trên hình vẽ sau:
Hình 2.1.3. Sơ đồ hệ thống đào tạo và huấn luyện hàng hải tại
Việt Nam
Hình 2.1.4. Các Trường đào tạo và huấn luyện hàng hải
tại Việt Nam Bộ Giao thông
Vận tải
Bộ Giáo dục &
Đào tạo
Cục Hàng hải Việt
Nam
Trường ĐH Hàng hải
Trường ĐH GTVT TP
HCM
Trường CĐ Hàng hải I
Trường CĐ Nghề Hàng
hải II
Cao đẳng Hàng hải TW
I
Trường Đại học Hàng hải
Cao đẳng Nghề
Hàng hải II ĐH GTVT Tp HCM CĐ Nghề
Bách nghệ HP
CĐ Nghề Bách nghệ Hải
Phòng
Học sinh tốt nghiệp Trung
học Phổ thông
Thi quốc gia (Toán, Lý,
Hóa)
Đào tạo Đại học- thời gian 4,5 năm
Bằng TN Đại học
Các môn cơ bản
1,5 năm Các môn cơ sở 1,5 năm
Chuyên ngành Thựctập
Như vậy, trên thực tế thấy rằng ở Miền Trung mặc dù là nơi có nhiều cảng biển, nhiều khu công nghiệp tầm cỡ quốc gia đồng thời có nhiều tiềm năng rất tốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, song hiện nay chưa có bất kỳ một cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải nào. Bên cạnh đó, là một trong những vùng có nền kinh tế chậm phát triển của cả nước, nguồn nhân lực trẻ của miền Trung chưa có điều kiện để theo học các cơ sở tại Hải Phòng hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển công nghiệp Hàng hải tại miền Trung.
Hệ thống đào tạo, huấn luyện Hàng hải hiện tại là tương đối phù hợp với yêu cầu thực tế, tuy nhiên chưa thực hiện được đào tạo liên thông, chưa có sự gắn kết một cách chặt chẽ về chuyên môn, nghiệp vụ, huấn luyện.
Việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở, điều chỉnh lại hệ thống đào tạo, huấn luyện Hàng hải là vấn đề rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thuyền viên thế giới.