Đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 39)

Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam

2.1.3. Đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên

Chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục đào tạo. Một đội ngũ có tâm, có tầm sẽ góp phần cùng đội ngũ quản lý biến cái không thể thành cái có thể, tạo ra sự đột phá cho từng khâu và cho cả quá trình, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo.

Phần lớn đội ngũ giáo vỉên ở các trường đào tạo thuyền viên ở Việt Nam đều có trình độ đại học, qua nhiều năm đi biển, giàu kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn, nhiều giảng viên có bằng Thuyền trưởng, Máy trưởng hạng I, bằng sĩ quan quản lý, song, nghiệp vụ sư phạm còn yếu kém. Thực ra, để đứng trên bục giảng, các giảng viên được bồi dưỡng để có chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2 do các trường sư phạm kỹ thuật cấp, nhưng rõ ràng là khó đạt chuẩn.

Về tuổi đời, đội ngũ giảng viên tương đối trẻ; số có trình độ tiến sĩ có tuổi đời bình quân là 42,6; số thạc sĩ có tuổi đời là 34,8; số thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất có tuổi đời khoảng 40.

Bảng 2.1.7. Thống kê đội ngũ giáo viên của các cơ sở đào tạo Hàng hải Việt Nam

Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc TT

Tiêu chí

Đơn vị

Tổng số lao động trong biên chế

Tổng số lao động hợp đồng

Số lượng GS, PGS

Số lượng Tiến sĩ

Số lượng Thạc sĩ

Số lượng Kỹ sư

Có trình độ khác

Số lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

Số

lượng Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

1 Đại học Hàng

hải 737 39.5 199 38.6 9 49.1 50 39.0 244 32.4 376 36.7 266 39.0

2 Đại học GTVT

TP HCM 172 39.8 204 32 5 58 27 47 103 35 194 34 52 39

3 Cao đẳng

Hàng hải I 156 35 112 32 0 - 0

-

68 40 181 36 21 45

4 CĐ Nghề

Hàng hải II 131 33 51 33 0 - 0

-

13 38 141 35 27 41

5 Đại học Hải sản Nha Trang

523 38.0 65 35 9 58 43 44 131 38 274 29 75 40

Bảng 2.1.8. Thống kê đội ngũ giáo viên xếp theo học vị

STT Năm Tiến sĩ Thạc sĩ Kỹ sư Trình độ khác

Số lượng Tuổi Số lượng Tuổi Số lượng Tuổi Số lượng Tuổi

1 2008 120.0 42.6 559.0 34.8 1166.0 34.1 441.0 39.7

Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc Biểu đồ 2.1.1. Biểu đồ tính theo % tổng số đội ngũ giáo viên có học vị

Thạc sỹ 23%

Tiến sỹ 5%

Trình độ khác 20%

Kỹ sư

5 2 %

Bảng 2.1.9. Thống kê đội ngũ giáo viên có bằng chuyên môn tại các cơ sở đào tạo Hàng hải

TT

Tiêu chí

Đơn vị

Thuyền trưởng hạng 1

Thuyền trưởng hạng 2

Máy trưởng hạng 1

Máy trưởng

hạng 2 Điện trưởng Số

lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung

bình

Số lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

Số lượng

Tuổi trung bình

1 Đại học Hàng hải 25 37.0 26 33.0 20 36.7 10 35.0 27 34

2 Đại học GTVT TP HCM 10 40 25 34 6 38 27 33 4 38

3 Cao đẳng Hàng hải I 35 42 10 43 33 43 12 43 - -

4 CĐ Nghề Hàng hải II 19 38.1 27 32.0 21 35.5 11 34.0 28 33

5 Đại học Hải sản Nha Trang 27 42 6 41 21 42 9 42 - -

Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc.

Bảng 2.1.10. Thống kê số lượng sĩ quan Hàng hải tham gia đào tạo, huấn luyện tại các cơ sở đào tạo huấn luyện Hàng hải

STT Năm Sĩ quan quản lý Sĩ quan vận hành Các loại khác Số

lượng Tuổi Số

lượng Tuổi Số

lượng Tuổi

1 2008 189 39.5 154 37.0 59 34

Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc

Biểu đồ 2.1.2.

Bảng 2.1.11. Thống kê giáo viên có trình độ ngoại ngữ (%) Tốt

(có khả năng giao tiếp, làm việc)

Khá

(có khả năng giao tiếp đơn giản, dịch

thuật)

Trung bình (có thể đọc hiểu tài

liệu)

Yếu

(không có các khả năng trên)

10,0 45,4 34,8 9.8

Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc

Về số lượng giáo viên chưa đáp ứng theo tỷ lệ qui định của Nhà nước là 1/25 và tiến tới năm 2010 thì tỷ lệ này phải đạt <1/20. Tỷ lệ giáo viên làm công tác huấn luyện còn bất cập hơn, khi có những lớp huấn luyện với số học viên lên đến 60-80 (tại Trung Quốc tỷ lệ này là 1:8,4 từ năm 1997).

Mức độ vận hành 38%

Mức độ quản lý 47%

Các loại khác 15%

Về trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đạt theo yêu cầu là ít nhất 10% số giáo viên có trình độ tiến sĩ đối với các trường đại học, hiện tại Trường Đại học Hàng hải đạt tỷ lệ ~10%, còn Trường Đại học Giao thông - Vận tải TP. HCM là 6%. Số giáo viên có trình độ ngoại ngữ thấp, chỉ có 10% tổng số giáo viên có khả năng giao tiếp; còn lại là có khả năng giao tiếp hạn chế hoặc không có khả năng giao tiếp.

Giáo viên có bằng cấp chuyên môn làm công tác đào tạo huấn luyện đạt tương đối cao, nhiều giảng viên có bằng Thuyền trưởng, Máy trưởng hạng I, bằng sĩ quan quản lý. Đặc biệt tại Trường Đại học Hàng hải có khoảng 30 thuyền trưởng, máy trưởng đã và đang làm việc trên các tàu siêu lớn (cape-size) hoặc tàu cỡ Panamax và thường xuyên tham gia giảng dạy, huấn luyện.

Tuy nhiên, Qua tìm hiểu và tham khảo các ý kiến đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau, về đội ngũ giáo viên còn có những hạn chế sau:

- Kiến thức truyền đạt và phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới.

Hiện tại, phần lớn các giáo viên vẫn truyền đạt kiến thức theo phương pháp truyền khẩu, “thầy nói trò nghe” thụ động, như vậy học sinh chỉ cần thuộc và làm đúng những điều thầy dạy là đạt kết quả tối ưu. Với phương pháp này, thầy giáo đóng vai trò trung tâm, cung cấp tri thức cho học sinh. Học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức, lệ thuộc hoàn toàn vào thầy dạy, không phát huy được tính sáng tạo. Do đó, các hiện tượng tiêu cực trong học tập thường nảy sinh như:

lười suy nghĩ, thiếu sáng tạo trong học tập, trung bình chủ nghĩa, gian lận trong thi cử… Với phương pháp này, người thầy cũng không cần thiết phải trau dồi thêm kiến thức mới, vì thầy bao giờ cũng cung cấp cho học sinh những kiến thức tuy không mới đối với thầy nhưng luôn luôn mới đối với trò.

- Đại đa số các giáo viên chỉ thích dạy lý thuyết (kể cả thực hành cũng mô tả bằng lý thuyết), đây là vấn đề cần phải đổi mới thật sự từ mỗi giáo viên.

- Hiện tại, tỷ lệ các giáo viên học tại trường và ở lại dạy tại trường rất cao, đặc biệt là các trường đào tạo ở trình độ đại học. Chính hiện tượng này sẽ làm cho việc đào tạo huấn luyện theo đường mòn lạc hậu, thiếu thực tiễn không những đối với giảng viên mà tai hại đối với sinh viên.

- Ở một số cơ sở đào tạo huấn luyện Hàng hải còn có hiện tượng các giáo viên đầu ngành làm việc cho các công ty bên ngoài, họ không tập trung toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ đào tạo huấn luyện của trường, nên chất lượng giảng dạy và quản lý rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh viên ra trường kể cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Đại đa số các giáo viên còn có thu nhập thấp nên chưa thật sự tâm huyết với nghề vì vậy việc cập nhật kiến thức mới còn rất hạn chế, hơn nữa, các nhà trường chưa có qui định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ và thưởng phạt đối với giáo viên, nên tinh thần tự giác chưa cao.

Thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên như trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân khách quan

- Quy trình tuyển dụng chưa khoa học, thiếu các tiêu chí cụ thể. Kết quả đánh giá khi tuyển dụng chưa sát năng lực thực tế. Trong tuyển dụng các tiêu chí về độ tuổi đảm bảo cho sự chuyển tiếp mềm các thế hệ và giới tính chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường hợp tiếp nhận không dựa trên nhu cầu lao động cần có

- Chế độ, chính sách đối với giảng viên chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện cho đội ngũ tận tâm cống hiến vì sự nghiệp.

- Nguồn lực dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giảng viên chưa phân rõ đối tượng, chưa chuyên sâu, giảm hiệu quả sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng, gây lãng phí.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên không được tiến hành thường xuyên, trên cơ sở chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thường được tiến hành theo mùa vụ (kiểu phong trào), hình thức đào tạo bồi dưỡng cứng nhắc.

- Cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giảng viên chưa được quan tâm đúng mức cả về số lượng, đội ngũ, mục tiêu chương trình, cơ sở vật chất ngang tầm với vai trò và ý nghĩa của nó.

* Nguyên nhân chủ quan

- Chưa xây dựng chiến lược phát triển lâu dài nên việc xác định mục tiêu phát triển dài hạn chưa rõ ràng, chưa có tính hệ thống trong việc xây dựng các kế hoạch của các đơn vị thuộc trường trên cơ sở chiến lược phát triển chung.

- Một số quy chế làm cơ sở điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển chậm được ban hành. Số quy chế đã có thì việc xem xét rà soát bổ xung còn chậm nên chưa tạo được hành lang pháp lý đồng bộ cho quản lý và tạo động lực cho phát triển.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa chi tiết, chưa cụ thể đến từng cá nhân, đảm bảo đào tạo đúng đối tượng và nâng cao hiệu quả sử dụng sau đào tạo

- Công tác đào tạo bồi dưỡng còn thụ động, chưa có cách tiếp cận khoa học mang tính hệ thống đối với công tác phát triển đội ngũ để có sự ưu tiên khi phân bổ ngân sách.

- Việc rà soát, đánh giá, phân loại hàng năm còn mang tính hình thức, chưa phân loại thực chất để có giải pháp khắc phục thích hợp. Chưa có các chế tài cụ thể đối với các đối tượng không đáp ứng nhu cầu.

- Việc phân nhiệm cho cán bộ quản lý các cấp về phát triển đội ngũ chưa rõ ràng, còn chung chung nên hiệu quả công tác phát triển đội ngũ mang tính lâu dài thấp, thiếu tính khoa học và thường để lại hệ lụy về sau.

- Một bộ phận giảng viên chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực sự tích cực phấn đấu vươn lên, đặc biệt là số giảng viên có tuổi trên 50.

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)