Năng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 81)

Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện

3.2. Một số giải pháp về đào tạo nguồn lực thuyền viên của ngành hàng hải ở Việt Nam

3.2.3. Năng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên thực hành, gắn kết dạy - học, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất là vấn đề cốt lõi với mỗi nhà giáo trong trường Hàng hải, là yêu cầu khách quan và trở lên cấp thiết của hoạt động giáo dục, đào tạo của các trường. Bởi vì, đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của trường. Bác Hồ từng nói:

“nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [39, tr.104]. Giảng viên là một trong hai yếu tố cơ bản, trung tâm của hoạt động dạy và học, có nhiệm vụ “dạy chữ”, “dạy người”, “dạy nghề”. Phẩm chất và năng lực của giảng viên có tác động rất lớn đến quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học của sinh viên, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vai trò của người giảng viên càng giữ vị trí quan trọng trong việc định hướng, phát triển tri thức khoa học, ý thức chính trị của sinh viên. Giảng viên không chỉ là người góp phần làm giàu vốn tri thức khoa học cho các thế hệ sinh viên, mà thông qua hoạt động dạy học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, người giảng viên đã góp phần hình thành ở sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, có những hoài bão, ước mơ lý tưởng say mê nhiệt tình sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học, yêu nghề và ý chí vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Trong lĩnh vực giáo dục, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Do vậy đòi hỏi người giảng viên phải là người có trách nhiệm, có nhân cách, lý tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất trong sáng, có trình độ chuyên môn và phương pháp truyền đạt khoa học.

Muốn có một đội ngũ cán bộ giỏi, đa năng chúng ta nhất thiết phải đào tạo đội

ngũ giáo viên vừa có tay nghề (có các chức danh Thuyền trưởng hay Máy trưởng) và cũng phải có trình độ học thức cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ, GS, PGS).

Muốn có sản phẩm của quá trình đào tạo tốt chúng ta cần xây dựng một môi trường làm việc tốt. Môi trường đào tạo của chúng ta là một môi trường hết sức đặc biệt, nó khác với các môi trường khác, mọi cá nhân đều được đánh giá, so sánh với nhau thông qua một đối tượng cụ thể, đó là học viên (sinh viên).

Không thể có một cán bộ tốt khi trên 75% học viên (sinh viên) phản ánh họ giảng dạy không nhiệt tình, bài giảng không có tính cập nhật, phương pháp giảng dạy thuyết trình một chiều... Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đề cao những người tài, có những ưu đãi công khai...

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, một mặt là đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới và nâng cao tính khoa học đối với phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo công nghệ dạy học, tạo tính độc lập chủ động lĩnh hội tri thức khoa học của sinh viên, đáp ứng được với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Do đó, những giảng viên có chuyên môn vững vàng, tay nghề giỏi, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có khả năng phát triển, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo để phát triển họ thành những chuyên gia nòng cốt của môn học, ngành học đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đồng thời có biện pháp sàng lọc đội ngũ giảng viên về mọi mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, phấm chất đạo đức, lối sống, kiên quyết “Không bố trí người kém phẩm chất, đạo đức làm giáo viên, kể cả giáo viên hợp đồng” (Nghị Quyết Hội nghị Trung ương VII). Còn những giảng viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ mà không có khả năng phát triển hoặc yếu về năng lực sư phạm, sức khoẻ… cần có biện pháp giải quyết hợp

tình, hợp lý, tạo điều kiện cho họ được đào tạo lại, bồi dưỡng lại để họ tiếp tục làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc thuyên chuyển công việc khác trong nhà trường.

Xây dựng và đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo những nội dung cơ bản sau:

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2)

+ Cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề, thực tế nghề nghiệp.

+ Các kiến thức hỗ trợ khác.

Bảng 3.2.1. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng đào tạo, huấn luyện Hàng hải của các trường Hàng hải. Để có được đội ngũ giáo viên giỏi, nhà trường cần tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi vừa tốt nghiệp các trường đại học Hàng hải ở trong nước và nước ngoài, có năng lực sư phạm tốt để bổ sung cho đội ngũ giáo viên của các trường.

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

CÁC KIẾN THỨC HỖ TRỢ

Công nghệ dạy học hiện

đại Kỹ năng nghề nghip

Kiến thức chuyên môn về công nghệ

Kinh nghiệm thực tế Ngoại ngữ

Sư phạm bậc 2 Tin học Hiểu biết chung Nghiên cứu khoa học

NĂNG LỰC SƯ PHẠM

Sư phạm bậc 1

Có chiến lược tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tiếng Anh, tin học cho đội ngũ giảng viên. Yêu cầu tất cả các giảng viên nếu mới tốt nghiệp đại học phải đi tàu trong nước hoặc nước ngoài liên tục từ 4 - 5 năm, sau 7 năm tốt nghiệp phải có trình độ sĩ quan vận hành và trình độ thạc sĩ. Sau khi có bằng thạc sĩ và sĩ quan vận hành, các giáo viên của trường cần có kế hoạch đào tạo để có khả năng truyền đạt nội dung bài giảng bằng tiếng Anh cho sinh viên và học viên. Trong quá trình giảng dạy, hàng năm, mọi giảng viên của trường Hàng hải phải có thời gian đi tàu ít nhất từ 2 - 3 tháng. Các giảng viên trong trường Hàng hải phải được luân phiên tiếp xúc với thực tế ngành nghề bằng việc đi làm trên các tàu, các công ty nước ngoài để học tập phong cách làm việc công nghiệp, cách quản lý… thì mới có thể truyền đạt cho sinh viên những yêu cầu mà thực tế sản xuất đòi hỏi trong thời đại hiện nay. Đối với cán bộ quản lý ngoài kiến thức chuyên môn, tin học, tiếng Anh, còn phải có kỹ năng quản lý đào tạo, huấn luyện Hàng hải. Những cán bộ này phải được đào tạo về kiến thức quản lý tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.

Trong xu thế phát triển của ngành Hàng hải thế giới hiện nay, muốn hội nhập có hiệu quả vào hệ thống đào tạo, huấn luyện Hàng hải của khu vực và thế giới, các trường cần mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, huấn luyện Hàng hải. Thông qua con đường hợp tác, đội ngũ cán bộ, giảng viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, tiếng Anh, tin học; có điều kiện cập nhật kiến thức mới, chuyên ngành; học hỏi được những kinh nghiệm giảng dạy tích cực, hiệu quả của các chuyên gia đào tạo, huấn luyện nước ngoài; nhà trường có điều kiện xây dựng được những phòng mô phỏng, thực hành hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho đào tạo, huấn luyện Hàng hải. Mặt khác, thông qua con đường hợp tác đào tạo, huấn luyện Hàng hải sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh việc trao đổi đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên, sinh viên của mình với

các trường Hàng hải nổi tiếng của khu vực và thế giới. Thông qua đó, các trường Hàng hải có thể nhập khẩu được các chương trình đào tạo, huấn luyện Hàng hải tiên tiến của các cường quốc Hàng hải trên thế giới; cũng thông qua con đường hợp tác quốc tế, đội ngũ giáo viên của nhà trường được làm việc trên các con tàu hiện đại của các hãng tàu nổi tiếng trên thế giới, chính điều này sẽ giúp cho các giảng viên của các trường có điều kiện nâng cao được trình độ thực hành về chuyên môn, tiếng Anh, tin học, tiếp cận được với những thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trên các con tàu vận tải biển hiện đại và kỹ thuật quản lý tàu biển hiện đại của nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)